Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát)

- Tình mẫu tử cao đẹp được thể hiện qua 2 văn bản đọc.

- Kiến thức chung về thơ lục bát: yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, )

- Dấu hiệu nhận biết và tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Cách làm thơ lục bát.

- Cách kể về một trải nghiệm đáng nhớ.

 

docx 35 trang Mạnh Quân 24/06/2023 5293
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2: Thơ (Thơ lục bát)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2 - THƠ (THƠ LỤC BÁT)
Môn học: NGỮ VĂN; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Tình mẫu tử cao đẹp được thể hiện qua 2 văn bản đọc.
- Kiến thức chung về thơ lục bát: yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ, ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa, )
- Dấu hiệu nhận biết và tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Cách làm thơ lục bát.
- Cách kể về một trải nghiệm đáng nhớ.
2. Năng lực và phẩm chất
- HS hiểu được tình cảm người mẹ dành cho đứa con, đó cũng là hình tượng người phụ nữ Việt Nam điển hình: vất vả, tần tảo, chắt chiu, luôn yêu thương và hi sinh cho con.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa ) của bài thơ lục bát.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Biết cách làm, viết một bài thơ lục bát
- Kể được trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.
- Yêu thương những người thân, trân trọng tình cảm gia đình.
- Luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức để người thân vui lòng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, các bài thơ lục bát sáng tác của HS.
- Chuẩn bị phiếu học tập, Rubric đánh giá và dự kiến các nhóm học tập.
2. Học sinh:
- SGK, SGV, sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6.
- Video clips, tranh ảnh, bài thơ, bài hát,... liên quan đến chủ đề 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A: DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU 
* Hoạt động Khởi động chung phần Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung: GV sử dụng PP dạy học hợp tác và KTDH tổ chức trò chơi huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm của HS có liên quan đến các bài thơ, bài hát về tình cảm gia đình.
c. Sản phẩm: đáp án đúng của các đội, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: GV hướng dẫn HS chơi trò Nhanh như chớp
+ Yêu cầu: kể tên những bài hát, bài thơ nói về tình cảm gia đình.
+ Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều đáp án đúng lên bảng nhất sẽ thắng cuộc.
- Bước 2: HS chia thành 3 đội, thực hiện trò chơi
- Bước 3: GV cùng HS đánh giá kết quả các đội
- Bước 4: GV nhận xét, khen ngợi và dẫn dắt vào bài học mới
* Hoạt động Tìm hiểu Kiến thức Ngữ Văn : Tìm hiểu chung về đặc điểm của bài thơ và thể thơ lục bát
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố hình thức của bài thơ và thể thơ lục bát.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH đàm thoại, PP nêu và giải quyết vấn đề và KT động não để HS vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về đặc điểm hình thức bài thơ và thơ lục bát.
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về đặc điểm hình thức bài thơ và thơ lục bát.
d. Tổ chức thực hiện:
 HĐ của GV và HS
 Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 36, 37 để nêu những hiểu biết về thể loại thơ trữ tình:
+ Nêu một số yếu tố về hình thức của một bài thơ nói chung?
+ Nêu đặc điểm của thể thơ lục bát?
- HS đọc Kiến thức Ngữ Văn trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. 
 - HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
1. Kiến thức ngữ văn: Đặc điểm thơ lục bát
- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.
- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) phần vần của âm tiết. Vân có vị trí ở cuối dòng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.
- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dòng thơ. Ngắt nhịp tạo ra sự hài hoà, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.
- Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
- Số câu, số chữ mỗi dòng: Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát).
- Gieo vần: 
+ Gieo vần chân và vần lưng. 
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo
+ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng)
Văn bản 1 : “À ƠI TAY MẸ” (BÌNH NGUYÊN)
(Tiết 1,2)
2. TRONG GIỜ HỌC:
2.1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên).
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi, KT tia chớp để khai thác KT trải nghiệm của HS.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
 - B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi: Ai cũng có những năm tháng được nghe lời ru của bà, của mẹ. Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy?
- B2: chia sẻ cảm nhận
- B3: cùng HS cảm nhân và dẫn dắt vào bài thơ
2.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của bài thơ. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH theo nhóm, DH hợp tác và KT chia nhóm, động não, mảnh ghép, đặt câu hỏi để hướng dẫn làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
- GV kiểm tra việc HS hoàn thành Phiếu chuẩn bị bài ở nhà (GV đã phát trong tiết học trước)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: 
1. Hãy giới thiệu khái quát về tác giả bài thơ?
2. Xác định thể thơ cho bài À ơi tay mẹ? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Người đó bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm gì?
3. Bài thơ gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng?
4. Sử dụng dấu gạch chéo (/) để xác định nhịp ngắt của các dòng thơ trong 3 khổ đầu của bài thơ?
5. Dựa vào đặc điểm của thơ lục bát trong mục Kiến thức ngữ văn, em hãy đánh dấu vào các tiếng được gieo vần trong 3 khổ thơ cuối bài?
- GV cho HS 02 phút để HS xem lại phần trả lời Phiếu học tập của bản thân, trao đổi phiếu Học tập theo cặp. 
- HS lên trình bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và văn bản:
- GV dựa trên phần HS báo cáo và thảo luận ở trên, GV tổng hợp ý kiến, cung cấp thêm kiến thức về tác giả Bình Nguyên và chốt kiến thức.
 Tác giả Bình Nguyên
*GV hướng dẫn cách đọc: Đọc giọng nhẹ nhàng, thiết tha..
- GV đọc mẫu
- HS đọc
- Nhận xét cách đọc của HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Em hãy chia sẻ ấn tượng ban đầu của em sau khi đọc bài thơ?
- Có hình ảnh hoặc từ ngữ nào trong bài thơ mà em chưa hiểu rõ không? 
- Xác định hoàn cảnh sáng tác, thể thơ và bố cục của BT
- Nêu đề tài và chủ đề của bài thơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Chú ý: GV giải thích rõ các từ ngữ khó, các hình ảnh mà HS chưa hiểu trong bài thơ.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959. 
- Quê quán xã Ninh Phúc, Tp Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. 
- Ông vừa là nhà thơ vừa là Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. 
- Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình. 
- Sự nghiệp: đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên báo Văn Nghệ. 
2. Văn bản:
* Hoàn cảnh sáng tác : 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo Văn Nghệ
*Thể thơ và bố cục văn bản: Bài thơ viết theo thể thơ lục bát, được chia làm 6 khổ
- Khổ 1: 2 dòng
- Khổ 2,3,4: 4 dòng
- Khổ 5: 2 dòng
- Khổ 6: 4 dòng
* Đề tài và chủ đề: 
Bài thơ viết về mẹ và viết về sự hi sinh của mẹ cho con
*Nhiệm vụ 2: II. Đọc- hiểu văn bản:
 PHIẾU HỌC TẬP 02: Tìm hiểu văn bản À ơi tay mẹ
1. Tìm các hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ.
2. Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
3. Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng để khắc hoạ hình ảnh bàn tay mẹ.
4. Lời ru của mẹ hướng đến những ai, chứa đựng những mong muốn gì?
5. Nêu biện pháp nghệ thuật chính khắc hoạ lời ru của mẹ.Qua đó, em thấy người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp nào?
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Chia nhóm HĐ và thực hiện NV
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc lại cả bài thơ
+ Cá nhân làm việc độc lập trong 1 phút.
+ Thảo luận theo đơn vị nhóm bàn (5p), thống nhất câu trả lời chung của cả nhóm -> hoàn thiện các câu hỏi theo phân công ở Phiếu học tập
+ GV quan sát, trợ giúp và khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV chiếu phiếu học tập của 1 nhóm bất kì -> tổ chức trình bày những nội dung đã thảo luận
+ Cùng HS nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, kết luận: 
GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. 
1. Vẻ đẹp của hình ảnh đôi tay mẹ
- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời
+ "chắn mưa sa".
+ "chặn bão qua mùa màng".
→ Mẹ mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn, chông gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con được hạnh phúc, bình yên.
→ Sức mạnh phi thường, bản năng của người làm mẹ.
- Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con
+ "bàn tay mẹ dịu dàng".
+ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, cái Mặt Trời bé con.
→ Trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ luôn dịu dàng, yêu thương con.
- Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con
+ "thức một đời".
+ "mai sau bể cạn non mòn" vẫn còn hát ru.
+ "chắt chiu từ những dãi dầu".
→ Người mẹ vất vả, chắt chiu...nuôi nấng con. Mẹ nuôi con suốt một đời dù cho bất cứ điều gì xảy ra.
- Nghệ thuật
+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Bàn tay mẹ", "À ơi này cái".
+ Ẩn dụ:
Bàn tay mẹ - người mẹ.
Cái trăng, cái Mặt Trời - người con.
+ Lối thơ, nhịp thơ như lời hát ru.
→ Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện tình cảm của mẹ đối với đứa con nhỏ của mình.
2. Ý nghĩa lời ru của mẹ
- Mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người
+ Nghĩ cho đứa con yếu ớt, nhớ nhung mẹ:
"mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → xua tan đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết. → Sự ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.
"cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → thương cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi phải xa mẹ.
+ Nghĩ cho mẹ, cho bà: "sóng lặng bãi bồi", "mưa không dột chỗ bà ngồi khâu".
+ Nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau".
- Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình "À ơi...Mẹ chẳng một câu ru mình".
→ Đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người mẹ. 
- Nghệ thuật
+ Điệp cấu trúc: "Ru cho".
+ Cụm từ "à ơi" được lặp lại nhiều lần.
àGiúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.
+ Ẩn dụ "cái khuyết tròn đầy".
+ Nhân hóa "đời nín cái đau".
+ Nhịp thơ như lời hát, uyển chuyển, sâu lắng.
→ Tác dụng
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Thể hiện sự hi sinh cao cả của mẹ không chỉ với con mà là với người thân, với cả cộng đồng.
* Nhiệm vụ 3: III. Tổng kết:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
Rút ra kĩ năng đọc hiểu một bài thơ lục bát: Khi đọc hiểu một bài thơ lục bát, ta đáp ứng những yêu cầu nào?
- Cần hiểu được bài thơ là lời của ai, nói về ai, về điều gì?
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
- Chú ý về các yếu tố hình thức của bài thơ lục bát: nhan đề, dòng thơ, số khổ thơ, vần và nhịp, các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ, để thể hiện nội dung một cách độc đáo, đáng nhớ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS suy nghĩ trả lời
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
1. Giá trị nội dung:
-> Bài thơ bày tỏ tình cảm của người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình. 
-> Người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng liêng, bồi đắp cho HS về ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử trong cuộc sống.
2. Giá trị hình thức
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.
3. Cách đọc văn bản:
- Đọc thơ lục bát cần chú ý đến từ ngữ, dấu câu, ngắt nhịp, 
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
2. 3: Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bài thơ À ơi tay mẹ được viết theo thể thơ nào?
A. Tự do.
B. Lục bát.
C, 5 chữ.
D. Song thất lục bát.
Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Hoán dụ.
D. Điệp từ.
Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
b. Lòng yêu thương con.
C. Sự hi sinh quên mình.
C. Lòng yêu thương xóm làng.
Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Từ láy.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
2.4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: 
1. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về tình cảm người mẹ dành cho con trong bài bài thơ.
GV hướng dẫn HS viết một cách chân thực, xúc động, phù hợp với cảm xúc người viết 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức..
3. SAU GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS đọc thêm:
	- Các bài thơ lục bát chủ đề về mẹ và các chủ đề khác. 
 - Sưu tầm thêm thơ lục bát của Bình Nguyên
Văn bản 2: “VỀ THĂM MẸ” (Đinh Nam Khương)
(Tiết 3,4)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS thực hiện phần chuẩn bị bài học, cụ thể: 
	- Đọc phần Chuẩn bị để nắm được cách đọc hiểu văn bản thơ lục bát; 
	- Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Đinh Nam Khương và ghi lại thông tin cần chú ý về tác giả này.
	- Đọc văn bản, thực hiện các chỉ dẫn trong khi đọc (ô bên phải tương ứng với các đoạn).
2. TRONG GIỜ HỌC
2.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối-tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về văn bản đọc hiểu “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương).
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH đàm thoại, KT đặt câu hỏi, để HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt ra tình huống:
 ? Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào?
Em hãy chia sẻ với các bạn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời tình huống mà GV đưa ra.. 
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
 HS chia sẻ suy nghĩ cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
 GV nhận xét và dẫn vào bài học
2.2. Hình thành kiến thức: 
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của bài thơ. Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, DH nêu và giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, đặt câu hỏi, tổ chức trò chơi để h/d HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu 01 HS nhắc nhanh lại cách đọc hiểu một bài thơ lục bát đã rút ra sau khi tìm hiểu bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên).
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS qua việc Hoàn thành Phiếu học tập mà GV đã phát tiết học trước. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Nêu những hiểu biết về tác giả Đinh Nam Khương.
2. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: 
a) - Bài thơ gồm bao nhiêu khổ? Mỗi khổ có bao nhiêu dòng?
- Sử dụng dấu gạch chéo (/) để xác định nhịp ngắt của các dòng thơ trong khổ 1 và khổ 2 của bài thơ.
b) - Dựa vào đặc điểm của thơ lục bát trong mục Kiến thức ngữ văn, em hãy đánh dấu vào các tiếng được gieo vần trong các khổ thơ. 
- Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong các dòng thơ sau của khổ 2: 
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
c) Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Nội dung cảm xúc hướng đến ai, đến điều gì?
d) Bài thơ Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương) được viết theo thể thơ gì? Có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- GV cho HS 02 phút để HS xem lại phần trả lời Phiếu học tập của bản thân.
- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức đồng đội” để báo cáo sản phẩm: GV gọi 01 HS trả lời câu hỏi đầu tiên. HS đó trả lời và được tuỳ ý mời HS tiếp theo trả lời câu hỏi kế tiếp. Cứ như vậy cho đến hết các câu hỏi.
Lưu ý: Ở những đáp án HS chưa trả lời chính xác, GV có thể HS đó mời bạn tiếp theo trả lời cùng câu hỏi đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS xem lại Phiếu Học tập đã chuẩn bị ở nhà. Tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
- HS trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập GV giao.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra đáp án khác nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
HĐ của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về tác giả, văn bản
- Qua phần báo cáo, thảo luận kết quả Phiếu học tập ở nhà, GV giúp HS chốt các đơn vị kiến thức tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
 Tác giả Đinh Nam Khương
*GV hướng dẫn cách đọc: Đọc giọng nhẹ nhàng, ngắt đúng nhịp.
- HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Em hãy chia sẻ ấn tượng ban đầu của em sau khi đọc bài thơ?
- Có hình ảnh hoặc từ ngữ nào trong bài thơ mà em chưa hiểu rõ không? 
- Xác định xuất xứ, thể thơ và bố cục của văn bản.
- Nêu đề tài và chủ để của bài thơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ, dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Chú ý: GV giải thích rõ các từ ngữ khó, các hình ảnh mà HS chưa hiểu trong bài thơ.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả 
- Đinh Nam Khương (1949 - 2018)
- Quê quán: Thôn Đục Khuê, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
- Chức danh: Từng là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Giải thưởng:
+ Giải A cuộc thi thơ 1981 - 1982 - Báo Văn nghệ.
+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội.
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003.
2. Văn bản: 
* Xuất xứ: Trích Mẹ (Tuyển thơ) - 2002.
* Thể thơ và bố cục văn bản: Bài thơ viết theo thể thơ lục bát, được chia làm 4 khổ.
+ Khổ 1: 4 câu đầu.
+ Khổ 2: 4 câu tiếp.
+ Khổ 3: 4 câu tiếp.
+ Khổ 4: 2 câu cuối.
* Chủ đề
Bài thơ là tâm sự của người con xa ngày về thăm mẹ.
* Nhiệm vụ 2: II- Đọc hiểu văn bản
PHIẾU HỌC TẬP 04: Tìm hiểu văn bản Về thăm mẹ
Nhóm 1 + 2:
Vẻ đẹp hình ảnh người mẹ 
a) Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào?
b) Những sự vật đó có đặc điểm chung nào? Gợi lên cuộc sống của mẹ và vẻ đẹp gì trong tâm hồn người mẹ?
c) Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng để khắc hoạ hình ảnh bàn tay mẹ.
Nhóm 3 + 4: 
Tình cảm của người con đối với mẹ
a) Tìm những từ ngữ miêu tả dáng hình, cảm xúc của người con khi về thăm mẹ? 
b) Qua những từ ngữ đó, em thấy tình cảm của người con dành cho mẹ như thế nào?
c) Nêu các biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tình cảm, cảm xúc của người con.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: THẢO LUẬN NHÓM
+ Đọc lại cả bài thơ.
+ Thảo luận theo nhóm - thời gian 3 phút: Hoàn thành phiếu HT 04:
- Tìm hiểu vẻ đẹp của hinh ảnh người mẹ.
- Tìm hiểu tình cảm của con dành cho mẹ.
- Các biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài thơ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS thảo luận.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. 
Nhóm 1 thuyết trình.
Nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức.
Nhóm 3 thuyết trình.
Nhóm 4 nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức.
1. Hình ảnh người mẹ thương con
- Hình ảnh mẹ gắn liền với bếp lửa: "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". → Thể hiện sự tần tảo, đảm đang. → Mang những đặc điểm điển hình của người mẹ, người phụ nữ Việt Nam.
- Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi đời thường:
+ chum tương đã đậy.
+ áo tơi lủn củn.
+ nón mê ngồi dầm mưa.
+ đàn gà, cái nơm hỏng vành.
→ Tất cả các sự vật đều gần gũi, có vẻ cũ kĩ, xấu xí, không trọn vẹn. → Sự vất vả, tích cóp, tiết kiệm của người mẹ để nuôi con khôn lớn. → Tình yêu của mẹ đối với con trọn vẹn.
- Tình thương của mẹ kết lại bởi hình ảnh: "Trái na cuối vụ mẹ dành phần con." → Chỉ là một trái na nhưng thể hiện rõ nét nhất sự yêu thương của mẹ: trái na đã đến cuối vụ mà mẹ không nỡ hái, vẫn chờ con về để cho con. 
➩ Người mẹ tần tảo, vất vả, tiết kiệm, hi sinh để lo cho con ăn học trưởng thành mà quên bản thân mình. 
-Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ "nón mê", "áo tơi" → Hình ảnh người mẹ.
+ Liệt kê: chum tương, nón mê, áo tơi,...
+ Hình ảnh, từ ngữ giản dị, gần gũi, quen thuộc.
2. Tình cảm của người con với mẹ
- Hoàn cảnh: "Con về thăm mẹ chiều đông".
- Biểu hiện:
+ Dáng hình: "thơ thẩn vào ra" → Khi ở nhà một mình, ngắm nhìn những cảnh vật xung quanh, con ngờ ngợ một cảm giác bâng khuâng, tha thẩn, mang nét buồn, nét thương.
+ Cảm xúc:
Từ láy: "nghẹn ngào", "rưng rưng".
"nghẹn ngào" → cố kìm nén, cảm động không nói nên lời.
"rưng rưng" → không thể kìm nén, nước mắt chỉ trực chờ rơi.
-> Người con nghẹn ngào, rưng rưng vì:
++ Cảm nhận được tình yêu thương của mẹ và thấy thương mẹ nhiều hơn.
++ Thấy được sự tảo tần, vất vả của mẹ khi mọi thứ trong nhà đều do mẹ vun vén, khi nhìn thấy chiếc nón mê tàn, cái áo tơi lủn củn...
- Chi tiết "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" → Đây là một hình ảnh đa nghĩa: bên cạnh việc khắc họa khung cảnh thực thì còn có thể là cảm xúc nhân vật: òa khóc (trong lòng hoặc khóc thành tiếng). Trong trường hợp này thì "nghẹn ngào", "rưng rưng" có thể để chỉ tiếng nấc sau khi đã bình tâm trở lại.
- Dấu ba chấm cuối câu. → Thể hiện sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào không thành lời. Có rất nhiều điều muốn nói nhưng không thể nói ra. → Tạo khoảng lặng, dư âm trong lòng độc giả.
* Nhiệm vụ 3: III. Tổng kết 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN
Khi đọc hiểu bài thơ, em cần chú ý những phương diện gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS suy nghĩ trả lời
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Tổ chức trao đổi, trình bày.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
1. Giá trị nội dung:
- Thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình. Mặc dù mẹ không ở nhà nhưng hình ảnh mẹ hiễn hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh. Mỗi cảnh, mỗi vật đều biểu hiện sự vất vả, sự tần tảo, hi sinh và đặc biệt là tình thương yêu của mẹ dành cho con. 
2. Giá trị hình thức
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, biểu cảm.
- Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê.
3. Cách đọc văn bản:
- Đọc thơ lục bát cần chú ý đến từ ngữ, dấu câu, ngắt nhịp, 
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm.
2.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập giáo viên giao.
b. Nội dung: GV sử dụng PP dạy học nêu và giải quyết vấn đề, KT động não giúp HS làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, tranh vẽ của học sinh.
d. Tổ chức hoạt động thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm cần đạt
 Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
- Bài tập 1: Sau khi học xong văn bản, em có rút ra bài học gì về cách ứng xử của con cái với cha mẹ?
 Bản thân em đã làm được những việc gì mỗi ngày để giúp đỡ cha mẹ?
- Bài tập 2: Chọn 1 trong 02 nhiệm vụ sau:
+ Vẽ tranh theo chủ đề:
Cảm nhận vẻ đẹp của người mẹ trong 1 trong 2 bài thơ thơ À ơi tay mẹ hoặc Về thăm mẹ và vẽ minh hoạ.
+ Diễn tả nội dung bài thơ bằng lời văn: Miêu tả cảnh người mẹ ru con (bài thơ À ơi tay mẹ) hoặc cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ (bài thơ Về thăm mẹ) bằng lời văn..
+ Viết bưu thiếp tặng mẹ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Bước 4: GV nhận xét; chuẩn kiến thức.
1. HS thực hiện nhiệm vụ 1.
- Con cái cần hiểu được công lao to lớn, sự hi sinh vất vả của cha mẹ.
- Con cái cần phải biết ngoan ngoãn, nghe lời, tích cực giúp đỡ cha mẹ từ những công việc nhỏ tuỳ theo khả năng của mình; cố gắng học tập chăm ngoan để cha mẹ vui lòng.
2. Nhiệm vụ 2 về nhà làm. 
Vẽ tranh theo chủ đề bài học
Diễn tả nội dung bài thơ bằng lời văn:
c. Viết bưu thiếp tặng mẹ
GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập tranh vẽ của HS:
 Mức độ
 Tiêu chí
 Mức 1
 Mức 2
 Mức 3
Vẽ tranh về hình ảnh người mẹ trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm
 Các nét vẽ không đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc.
(5- 7 điểm)
 Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú.
 (7- 9 điểm)
 Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn.
 (9 - 10 điểm)
3. SAU GIỜ HỌC: 
- Hướng dẫn HS đọc trước văn bản “Ca dao Việt Nam”
B. DẠY THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Tiết 5)
1. TRƯỚC GIỜ HỌC
	GV hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Xem lại kiến thức về từ ghép, từ láy ở Bài 1.
- Tìm hiểu kiến thức tiếng Việt về trong phần Kiến thức Ngữ văn.
2. TRONG GIỜ HỌC
2.1. Hoạt động khởi động:
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b)Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c)Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm cần đạt
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy tìm những từ láy miêu tả hình dáng, tính cách của con người. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
B2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và trả lời
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét, đánh giá , chốt.
- HS tìm ra một số từ láy: mũm mĩm, tròn trịa, gầy gò, nhanh nhẹn, dịu dàng, ..
2.2. Hình thành kiến thức mới 
a. Mục tiêu: HS biết thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt về từ láy, biện pháp tu từ ẩn dụ.
b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH dạy học hợp tác, đàm thoại và KT chia nhóm, động não để HD HS hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
 HĐ của GV và HS
 Sản phẩm cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:Thảo luận theo cặp trong bàn:
- Giáo viên yêu cầu HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn cho biết:
+ Thế nào là biện pháp tu từ?
+ Trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, em đã được làm quen với những biện pháp tu từ nào?
+ Nêu khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ trong SGK? Có thể lấy ví dụ minh hoạ.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trong bàn, suy nghĩ và trả lời miệng.
- Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả: GV nhận xét, chốt kiến thức.
1. Tìm hiểu về biện pháp tu từ ẩn dụ
1.1. Biện pháp tu từ: là việc sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt (về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, văn bản) làm cho lời văn hay hơn, đẹp hơn, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc.
Ví dụ: so sánh, nhân hoá, liệt kê, phép điệp, tương phản – đối lập, 
1.2. Biện pháp ẩn dụ:
- Là một biện pháp tu từ quen thuộc, thường được sử dụng.
- Khái niệm: Ẩn dụ (so sánh ngầm) là biện pháp tu từ, theo đó, sự vật, hiện tượng này được gọi bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
 Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
-> Ẩn dụ qua cụm từ “thắp lên lửa hồng” : chỉ hàng hoa râm bụt trước cửa nhà Bác ra hoa và nở hoa màu đỏ rất nhiều.
Hình ảnh ẩn dụ giúp cho 2 câu thơ thêm sinh động, gợi hình gợi cảm hơn.
2.3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: thảo luận theo 4 nhóm trong 03 phút:
Nhóm 1: Bài tập 1/Tr 41
Nhóm 2: Bài tập 2/Tr 41
Nhóm 3 + Nhóm 4: Bài tập 3/Tr 42
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
+ Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN:
Bài tập 4/Tr 42: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
 + GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
+ GV gọi 1 vài HS trình bày đoạn văn trước lớp bằng lời nói.
+ HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
1. BT1: Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.
a) Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đầy thôi.
(Bình Nguyên)
- Tác d

Tài liệu đính kèm:

  • docx_tinh_mau_tu_cao_dep_duoc_the_hien_qua_2_van_ban_doc_kien_th.docx