30 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 6

30 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 6

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy

Câu 2:

- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết

- Khái niệm truyền thuyết: SGK/7

Câu 3:

Ptbđ: Tự sự kết hợp miêu tả.

Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ ghép

(hình thức láy nhưng khi tách ra cả hai tiếng đều có nghĩa)

Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm ra hai thứ bánh

 

doc 43 trang Hà Thu 56965
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "30 đề đọc hiểu môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 ĐỀ ĐỌC HIÊU NGỮ VĂN 6 (25 ĐỀ KÌ I + 5 ĐỀ KÌ 2)
ĐỀ 1:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn”
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? 
Câu 2: Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Trình bày khái niệm của thể loại đó.
Câu 3: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. 
Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo? 
Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu
 (Hoặc: Vì sao Lang Liêu được thần giúp đỡ/ Vì sao vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu?)
Câu 2: Hãy tả lại một cảnh đẹp quê hương em. (dòng sông, cánh đồng, đêm trăng,...)
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy
Câu 2: 
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
- Khái niệm truyền thuyết: SGK/7
Câu 3: 
Ptbđ: Tự sự kết hợp miêu tả. 
Câu 4: Từ ngẫm nghĩ trong đoạn văn trên thuộc kiểu từ ghép
(hình thức láy nhưng khi tách ra cả hai tiếng đều có nghĩa)
Câu 5: Đoạn văn trên kể về sự việc Lang Liêu sau khi nghe gợi ý của thần đã làm ra hai thứ bánh
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lang Liêu
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: 
Mở đoạn: Trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, Lang Liêu là nhân vật chính mang nhiều phẩm chất tốt đẹp.
Thân đoạn
- Là người có tâm (thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn)
 + Tuy là con vua nhưng lại sống cuộc sống của người dân thường, thiệt thòi nhất, lại chăm chỉ việc đồng áng, quý trọng hạt gạo. Biết lao động, gắn bó với nghề nông.
 + Lang Liêu chỉ lo làm thế nào để có lễ vật tươm tất, xứng đáng để lễ Tiên vương chứ không lo tranh ngôi báu. Lang Liêu dùng ngay những thứ mình làm ra để dâng lên Tiên Vương, thể hiện rõ thái độ biết ơn và kính trọng trời đất, tổ tiên.
 - Là người có tài (thể hiện khả năng sáng tạo)
 + Là người duy nhất hiểu được ý vua cha (mong muốn phát triển nghề nông, mang lại ấm no, thái bình cho dân).
 + Thông minh khi hiểu được ý thần. Chàng khéo léo, sáng tạo khi chỉ có một gợi ý nhỏ của thần mà biết lựa chọn sản vật phù hợp, chế biến ra hai thứ bánh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc.
Kết đoạn:Chính bởi mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế, hình tượng Lang Liêu luôn sống mãi trong lòng nhân dân
ĐỀ 2:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 “Đến ngày lễ Tiên vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương”
(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 11)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? 
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. 
Câu 3: Xác định các từ theo cấu tạo trong câu sau: “Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại”
Câu 4: Hai thứ bánh trong đoạn văn trên là loại bánh nào? Ý nghĩa của hai loại bánh ấy.
Câu 5: Qua văn bản chưa đoạn văn trên, em hiểu biết thêm gì về đất nước, dân tộc ta thời vua Hùng?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa chi tiết tưởng tượng kì ảo được sử dụng trong văn bản chứa đoạn văn trên.
Câu 2: Hãy tả lại người mẹ kính yêu của em
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bánh chưng bánh giầy
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
Câu 2: Ptbđ chính: Tự sự. 
Câu 3:
 “Lang Liêu/ đem/ giấc mộng/ gặp /thần/ ra/ kể/ lại”
Từ đơn: đem, gặp, thần, ra, kể, lại
Từ ghép: Còn lại
Câu 4: Hai thứ bánh đó là bánh chưng và bánh giầy
- Ý nghĩa:
+ ý nghĩa thực tế : Đề cao thành qủa của nghề nông.
+ ý nghĩa sâu xa: tượng trưng của Trời - Đất, muôn loài, tượng trưng cho ngụ ý đùm bọc nhau
Câu 5:
- Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Thời kì đất nước ta phát triển kinh tế, người dân tự làm ra lương thực để duy trì đời sống.
- Hiểu biết hơn về văn hóa dân tộc, biết ơn Trời đất, Tổ tiên qua việc tế lễ.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: 
- Xác định chi tiết : thần báo mộng cho Lang Liêu.
Mở đoạn: Trong tuyền thuyết Bánh chưng bánh giầy, chi tiết tưởng tượng kì ảo duy nhất được sử dụng chính là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng.
Thân đoạn:
- Ý nghĩa:
+ Chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luôn được thần tiên giúp đỡ.
+ Lang Liêu được tổ tiên, thần linh giúp đỡ, góp phần làm cho hình tượng nhân vật trở nên đẹp hơn. Thể hiện sự động tình của nhân dân với một hoàng tử có nhiều bất hạnh, chịu khó, gắn bó với nhân dân.
+ Thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng, thần thánh của mình.
+ Khiến câu chuyện hay hơn, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Kết đoạn:Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy
Đoạn văn tham khảo
Trong tác phẩm Bánh chưng bánh giầy, chi tiết kì tưởng tượng, kì ảo duy nhất được sử dụng là chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng, đây là chi tiết mang ý nghĩa sâu sắc.. Đây là chi tiết quen thuộc trong các truyện dân gian: người nghèo khổ, thiệt thòi luôn được thần tiên giúp đỡ. Ta thấy Lang Liêu xứng đáng được vì chàng là người yêu lao động và chăm chỉ, là người gần với cuộc sống nhân dân nhất. Chi tiết đã thể hiện sự đồng tình của nhân dân, họ đứng về phía Lang Liêu, người gần gũi và gắn bó với họ, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của nhân dân vào tổ tiên linh thiêng của mình. Nhìn ở một khía cạnh khác, chi tiết này làm cho hình tượng nhân vậttrở nên đẹp đẽ hơn để câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, chi tiết Lang Liêu được Thần báo mộng và lời báo mộng trở thành hiện thực là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.
ĐỀ 3:
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy 
 (SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 19)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.
Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”
Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?
Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Câu 2: Hãy tả về ngôi trường em đang học
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1: 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng
- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 2:
“Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”
Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng going, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức
Từ láy: chăm chỉ
Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là
Câu 3:
Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng
Câu 4: 
Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô, 
Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết GIÓNG vươn vai thành tráng sĩ
-Ý nghĩa: 
+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. 
+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.
+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân 
+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.
Đoạn văn tham khảo
Trong tác phẩm Thánh Gióng, chi tiết chàng vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ là chi tiết kì ảo mang ý nghĩa sâu sắc.Chi tiết thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công, đồng thời cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân. Mặt khác, chi tiết cũng góp phần làm tăng sức li kì, hấp dẫn cho câu chuyện.Có thể nói, chi tiết vươn vai của Thánh Gióng là một chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa làm nên thành công của truyền thuyết Thánh Gióng.
ĐỀ 4: 
I. Đọc – hiểu
 Đọc đoạn trích:
“Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.” 
 (Ngữ văn 6 - Tập 1, tr.20, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?
Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3.Tìm hai từ mượn có trong đoạn văn trên?
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?
Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộtrong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
II. Tập làm văn
Câu 1 
Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” 
Câu 2: Hãy tả lại người thân của em
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Thánh Gióng 
- Thể loại của văn bản: truyền thuyết. 
Câu 2	
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự
Câu 3	
- Từ mượn: tráng sĩ/ lẫm liệt/ sứ giả, 
(hoặc: trượng, oai phong) 
Câu 4	
- Hình ảnh so sánh “giặc chết như rạ” có nghĩa là giặc bị chết rất nhiều; (chết la liệt; chết ngả dài như dạ) 
Câu 5	
- Phẩm chất đáng quý của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn:dũng cảm, yêu nước. 
- Qua đó em thấy mình cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, nghe lời thầy cô, noi gương những bạn họctập tốt, tích cực lao động, giúp đỡ mọi người, bảo vệ môi trường, để xây dựng quê hương đất nước
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết GIÓNG nhổ tre bên đường quật vào giặc
Ý nghĩa: 
+ Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc. 
+ Đánh giặc bằng vũ khí thô sơ, bình thường nhất.
+ Thể hiện sự linh hoạt sáng tạo của Gióng - người anh hùng (hoặc của nhân dân ta) trong chiến đấu.
ĐỀ 5: 
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trăng đang lên, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”
(SGK Ngữ văn 6, tập 1, trang 18)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Tím biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3: Tìm các từ mượn được sử dụng trong đoạn văn.
Câu 4: Phân tích cấu tạo câu văn: “Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”? Cho biết đó là kiểu câu gì theo cấu tạo?
Câu 5: Xác định các từ láy trong đoạn văn trên?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về chi tiết Thánh Gióng sau khi đánh thắng giặc Ân xâm lược, cả người và ngựa bay về trời
Câu 2: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy bằng lời của em
Gợi ý 
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	- PTBĐ CHÍNH: Miêu tả
Câu 2	
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa (núi Trùm Cát : đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc, những con sóng nhỏ mơn man vỗ vào bờ cát)
- Tác dụng: Làm cảnh vật dưới trăng thêm lung linh, sống động, giàu sức sống, gần gũi với con người
Câu 3	
- Từ mượn: uy nghi, trầm mặc
Câu 4	
“Dưới ánh trăng(TN), /dòng sông(CN1)/ sáng rực lên(VN1), /những con sóng nhỏ(CN2)/lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bên bờ cát”(VN2) - Câu ghép
Câu 5	
- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man. 
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết Thánh Gióng sau khi đánh thắng giặc Ân xâm lược, cả người và ngựa bay về trời
Thắng giặc, Gióng cùng ngựa bay về trời. Tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời. 
-Ý nghĩa: 
+ Chi tiết này thể hiện sự ra đi phi thường , làm cho hình tượng người anh hùng trở lên đẹp đẽ rực rỡ hơn
+ Thể hiện rất rõ quan niệm của nhân dân ta về người anh hung: lập chiến công không màng danh lợi.
+ Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự bất tử của người anh hung, hóa thân vào trời đất, quê hương, xứ sở
+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.
ĐỀ 6
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“Hay đâu thần tiên đi lấy vợ
Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương
Không quản rừng cao, sông cách trở
Cùng đến Phong Châu xin Mị Nương
 Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì
 Một thần phi bạch hổ trên cạn
 Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”
(SGK Ngữ văn 6, trang 34)
Câu 1: Đoạn thơ cho em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Văn bản đó thuộc thể loại nào? Hãy trình bày các sự việc chính của văn bản đó. 
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa và cho biết nguồn gốc của các từ: Sơn Tinh, Thủy Tinh, bạch hổ
Câu 3: Từ “râu ria” trong câu “Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì” thuộc loại từ nào theo cấu tạo? Hãy giải thích lựa chọn của em
Câu 4: Xác định thành phần câu trong các câu sau:
Sơn Tinh, Thủy Tinh lòng tơ vương
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thủy Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Hãy viết tiếp một đoạn văn được mở đầu bằng câu chủ đề sau: “Trong truyền thuyết Thánh Gióng, chi tiết sự ra đời của GIÓNG là chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa.”
Câu 2: Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời của em
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết
- Các sự việc chính: 
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Câu 2	
- Sơn Tinh: thần núi. Thủy Tinh: thần nước. bạch hổ: hổ trắng
- Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán
Câu 3	
- Từ râu ria là từ ghép
- Dù hình thức, từ râu ria có sự lặp lại âm đầu r, nhưng khi tách ra, cả hai tiếng râu và ria đều có nghĩa nên râu ria là từ ghép
Câu 4	
Sơn Tinh, Thủy Tinh CN/lòng tơ vương VN
Sơn Tinh CN /có một mắt ở trán VN
Thủy Tinh CN /râu ria quăn xanh rì VN
Một thần CN / phi bạch hổ trên cạn VN
Một thần CN / cưỡi lưng rồng uy nghi VN
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý:Xác định chi tiết cần cảm nhận; chi tiết sự ra đời của Gióng
Khi người mẹ ra đồng, thấy một vết chân rất to, ướm thử thì về nhà có thai, mãi mười hai tháng sau mới sinh được một cậu con trai, mặt mũi khôi ngô. 
-Ý nghĩa: 
+ Nhấn mạnh sự ra đời kì lạ của Gióng.
+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.
+ Thể hiện quan niệm dân gian: người anh hùng luôn phi thường, kì diệu ngay cả sự ra đời.
+ Mong ước của nhân dân: nhân vật ra đời kì lạ sẽ lập những chiến công phi thường.
ĐỀ 7
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
 "Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán:
- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Câu 1: Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Thuộc thể loại gì? Nêu khái niệm về thể loại đó. 
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn văn trên là những ai? Tìm những chi tiết giới thiệu về các nhân vật đó?
Câu 3: Từ tay trong câu Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi được dung với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tìm thêm các hiện tượng chuyển nghĩa của từ tay
Câu 4: Giải thích nghĩa của từ "băn khoăn" ? Cho biết em giải thích nghĩa của từ bằng cách nào? 
Câu 5: Chỉ ra câu chủ đề trong đoạn văn trên.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Hãy viết đoạn văn trình bày ý nghĩa biểu tượngcủa những nhân vật chính em vừa tìm được trong phần I. Đọc – hiểu
Câu 2: Hãy tả lại cơn mưa rào mùa hạ
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết
- Khái niệm: 
+ Truyền thuyết (TT) là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể
Câu 2	
Biện pháp tu từ: Nhân hóa (núi Trùm Cát : đứng sừng sững, uy nghi, trầm mặc, những con sóng nhỏ mơn man vỗ vào bờ cát)
Tác dụng: Làm cảnh vật dưới trăng thêm lung linh, sống động, giàu sức sống, gần gũi với con người
Câu 3	
- Từ mượn: uy nghi, trầm mặc
Câu 4	
Từ băn khoăn: không yên lòng vì đang có điều phải suy nghĩ, cân nhắc.
Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị
Câu 5	
- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man. 
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định vấn đề: Ý nghĩa của nhân vật chính tức là ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
Câu mở đoạn: Trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
Thân đoạn: 
- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm, 
- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinh phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.
Kết đoạn:Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật hoang đường, không có thật, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân ta. Qua đó, ta có thể thấy vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân lao động, những quan niệm về con người, về thiên nhiên của cha ông ta từ cách đây hàng mấy nghìn năm.
ĐỀ 8
Phần I: Đọc – hiểu
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”.
(Ngữ Văn 6, tập 1, trang 32)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Hãy kể tên các văn bản thuộc thể loại đó mà em đã học. 
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là ai? Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó? 
Câu 3: Tìm các từ láy có trong đoạn văn? 
Câu 4: Đoạn văn trên là sự kết hợp hai phương thức biểu đạt. Đó là hai phương thức nào?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa xác định được trong Câu 1-Phần I: Đọc- hiểu
Câu 2: Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp, trong đó có dòng sông hiền hòa, em hãy tả lại dòng sông ấy.
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết
- Các văn bản thuộc thể loại đó: Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
Câu 2	
- Nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Thủy Tinh: chính là hiện tượng lũ lụt ghê gớm hằng năm, 
- Sơn Tinh chính là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là mơ ước chinh phục, chế ngự thiên tai của nhân dân ta.người
Câu 3	
- Từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh
Câu 4	: Hai phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định yêu cầu: Trình bày giá trị nội dung – nghệ thuật văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh
Câu mở đoạn:Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang giá trị nội dung, nghệ thuật sâu sắc
Thân đoạn: 
Về giá trị nội dung: Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, truyện tái hiện thành công cuộc kén rể của vua Hùng và cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, qua đó
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm xảy ra ở vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam thưở các vua Hùng dựng nước.
+ Truyện thể hiện khát vọng chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của cư dân Việt cổ ở đây.
+ Truyện cũng nhằm suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng trong công cuộc dựng nước đầy khó khăn, gian khổ.
Về giá trị nghệ thuật: Truyện sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảođể xây dựng nhân vật, khiến nhân vật có tầm vóc lớn lao, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tạo tình huống hấp dẫn và có nhiều chi tiết liên quan đến lịch sử thời quá khứ
Kết đoạn:Với giá trị sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ. 
ĐỀ 9
Phần I: Đọc- hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc dời từng quả đồi, dời từng quả núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? 
Câu 2: Phương thức biểu đạt trong văn bản là gì? Xác định ngôi kể của đoạn văn trên. 
Câu 3: Từnao núng thuộc kiểu từ nào theo cấu tạo và có ý nghĩa là gì? 
Câu 4: Từ nội dung đoạn trích trên, em cảm nhận Sơn Tinh là người như thế nào?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày ý nghĩa của văn bản em vừa xác định được trong Câu 1-Phần I: Đọc- hiểu
Câu 2: Kể lại văn bản trên bằng lời của em/
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Sơn Tinh Thủy Tinh
- Thể loại: Truyền thuyết
Câu 2	
- PTBĐ chính: Tự sự kết hợp miêu tả
- Ngôi kể: ngôi thứ ba
Câu 3	
- Từ nao núng thuộc từ láy
- Nao núng: bắt đầu thấy lung lay, không còn vững vàng tinh thần nữa
Câu 4	
Qua đoạn trích, Sơn Tinh là người có ý chí, sức mạnh, tinh thần quyết tâm ngăn lũ, bảo vệ muôn vật muôn loài, chàng là người nhân hậu, vững vàng, bền bỉ 
Câu 5	
- Từ láy: lấp loáng, sừng sững, mơn man. 
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định yêu cầu: Ý nghĩa văn bản STTT
Câu mở đoạn: Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết mang ý nghĩa sâu sắc
Thân đoạn: 
- Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo giải thích hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. 
- Qua hình tượng hai vị thần và cuộc giao tranh ác liệt của họ, tác giả dân gian đã thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ. 
- Truyện cũng thể hiện thái độ của nhân dân với các vua Hùng, đó là thái độ đề cao, ca ngợi và suy tôn.
Kết đoạn: Với ý nghĩa sâu sắc ấy, STTT là truyền thuyết hấp dẫn nhiều thế hệ. 
ĐỀ 10: 
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc, bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến con vật kia hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.”
 ”
 (Ngữ văn 6- tập 1, trang 100)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Trình bày ý nghĩa của hình tượng ”giếng” và ”bầu trời” có trong đoạn văn trên.
Câu 3: Tìm cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.
Câu 4: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?
Phần II: Tập làm văn
 Câu 1 Hãy viết một đoạn văn trình ý nghĩa của văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc- hiểu.
 Câu 2 :=Kể về những đổi mới ở quê em (có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...)
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- PTBĐ chính: Tự sự 
- Hai tác phẩm: Thầy bói xem voi, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 2:
- Nhân vật chính: Con ếch:
- Ý nghĩa hình tượng giếng và bầu trời: 
Hình tượng “giếng”
Là môi trường sống của ếch
Là nơi có không gian hẹp, khó đi lại, khó có mối liên hệ với môi trường rộng lớn bên ngoài
Ếch sống ở đáy giếng, một nơi càng hạn hẹp, không thay đổi hơn nữa=> giếng tượng trưng cho môi trường 
Hình tượng giếng tượng trưng cho cuộc sống hạn hẹp, đơn giản và trì trệ, cũng tượng trưng cho tầm hiểu biết bị hạn chế, những kẻ sống trong môi trường hạn hẹp, ở đáy giếng như con ếch dễ chủ quan, ảo tưởng về mình.
Hình tượng bầu trời 
Là môi trường sống mà ếch được nhìn thấy và trải qua sau khi nó bị trận mưa đưa ra khỏi giếng
Là nơi có không gian rộng lớn, từ giếng ra đến bầu trời, không gian đã được mở rộng, không gian đó chứa đựng những điều lớn lao hơn
Bầu trời tượng trưng cho cuộc sống rộng lớn, luôn vận động và thay đổi, đó là nơi mà con người phải mở rộng tầm hiểu biết của mình mới có thể thích nghi.
Câu 3: 
Cụm danh từ: một con ếch ; một giếng nọ; vài con nhái, cua, ốc, bé nhỏ; cả giếng; con vật kia ; bầu trời trên đầu; chiếc vung ; một vị chúa tể
Câu 4	
- Bài học về tinh thần học hỏi: 
+ Dù môi trường, hoàn cảnh sống có hạn hẹp, khó khăn, vẫn phải cố gắng mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau.
+ Phải biết những hạn chế của mình và phải biết nhìn xa trông rộng.
=> Có học hỏi, con người mới thích nghi được với sự thay đổi của hoàn cảnh
- Bài học về thái độ sống, về tính cách: 
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: 
HS trình bày hình thức đoạn văn, có câu chủ đề
Gợi ý: Xác định yêu cầu: Ý nghĩa văn bản 
- Thông qua câu chuyện về con ếch vì kiêu ngạo mà phài chịu kết cục bị trêu “giẫm bẹp”, câu chuyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, thông qua đó, khuyên nhủ con người:
+ Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.
+ Có ý thức học hỏi để thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh.
ĐỀ 11: 
Phần I: Đọc – hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
 	“Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thây thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.”
 (Ngữ văn 6- tập 1, trang 101, 102)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy thuộc thể loại nào của truyện dân gian, nêu khái niệm về thể loại đó? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? Hãy kể tên hai tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với văn bản đó?
Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Giữa họ có những điểm chung gì?
Câu 3: Cách xem voi của họ có gì đặc biệt?
Câu 4: Tìm 2 cụm danh từ trong đoạn văn trên và sắp xếp vào mô hình cụm danh từ.
Câu 5: Văn bản em vừa tìm được đem đến bài học gì cho bản thân em?
Phần II: Tập làm văn
 Câu 1 (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc- hiểu.
 Câu 2 (5 điểm): Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp thiếu niên vượt khó, gặp bạn mới, gặp cô/thầy giáo mới...)
Phần I: Đọc – hiểu
Câu 1	
-Văn bản: Thầy bói xem voi
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn
- Khái niệm: Truyện ngụ ngôn: 
+ Là loại truyện dân gian kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Nhân vật: Mượn chuyện về loài vật, con vật hay chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Ý nghĩa: Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
- PTBĐ chính: Tự sự
- Hai tác phẩm: Ếch ngồi đáy giếng , Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Câu 2:
- Nhân vật chính: 5 ông thầy bói
- Điểm chung: đều bị mù và chưa biết hình thù con voi 
Câu 3: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc30_de_doc_hieu_mon_ngu_van_lop_6.doc