Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Văn bản Thạch Sanh (Truyện cổ tích)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Văn bản Thạch Sanh (Truyện cổ tích)

Sự việc:

- Thạch Sanh ra đời và được dạy các phép thần thông.

- Thạch Sanh gặp Lí Thông, kết nghĩa anh em, nhận đi canh miếu thần thay Lí Thông.

- Thạch Sanh giết chằn tinh, bị Lí Thông cướp công.

- Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa.

- Thạch Sanh bị bỏ ngục, được giải oan, lấy công chúa.

- Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước chư hầu.

- Thạch Sanh nối ngôi vua.

Với các sự việc trên, em hãy kể tóm tắt 9- 10 câu?

ppt 40 trang haiyen789 4010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19+20: Văn bản Thạch Sanh (Truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Truyện cổ tích) ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNTuần 5 – Tiết 19,20THẠCH SANHI. Tìm hiểu chung: 1. Đọc, tóm tắt, kể:Giọng đọc gợi không khí cổ tích, chậm rãi, sâu lắng, phân biệt các giọng kể và giọng nhân vật, nhất là giọng Lý Thông. ? Truyện gồm có những sự việc chính nào? Em hãy nêu những sự việc ấy theo thứ tự? a. Đọc:b. Tóm tắt, kểSự việc: - Thạch Sanh ra đời và được dạy các phép thần thông.- Thạch Sanh gặp Lí Thông, kết nghĩa anh em, nhận đi canh miếu thần thay Lí Thông.- Thạch Sanh giết chằn tinh, bị Lí Thông cướp công.- Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa.- Thạch Sanh bị bỏ ngục, được giải oan, lấy công chúa.- Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước chư hầu.- Thạch Sanh nối ngôi vua.? Với các sự việc trên, em hãy kể tóm tắt 9- 10 câu?Sự việc: - Thạch Sanh ra đời và được dạy các phép thần thông.- Thạch Sanh gặp Lí Thông, kết nghĩa anh em, nhận đi canh miếu thần thay Lí Thông.- Thạch Sanh giết chằn tinh, bị Lí Thông cướp công.- Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa.- Thạch Sanh bị bỏ ngục, được giải oan, lấy công chúa.- Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước chư hầu.- Thạch Sanh nối ngôi vua.Cột ACột Bthiên thầnthái tửquận côngnước chư hầuThần trên trời (thiên: trời, ngược với địa” đất). Con trai vua, người được chọn sẵn để nối ngôi vua.Tước công (tước được nhà vua phong), bậc thứ hai sau Quốc côngNước bị phụ thuộc phải phục tùng nước khác (mạnh hơn)? Xét về nguồn gốc, các từ trên thuộc lớp từ nào?Từ Hán Việt c. Từ khó: 2. Chú thích: a. Tác giả: b. Tác phẩm:? Dựa vào chú thích (*)em hãy cho biết: Truyện cổ tích là gì ?* Truyện cổ tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : - Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có dạng xấu xí, ); - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng lạ ; - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch ; - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.Giống nhau : - Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.- Đều có sự ra đời thần kì và tài năng phi thường Khác nhau : Truyền thuyết 	Cổ tích Em hãy phân biệt giữa truyền thuyết và cổ tích ?- Kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định .– Thể hiện ước mơ, quan niệm của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác – Coi là câu chuyện không có thật. - Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử - Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. - Tin câu chuyện có thật* Bố cục:P1: (Ngày xưa thần thông): kể về sự ra đời của Thạch Sanh. P2: (Một hôm quận công): Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thờ và bị cướp công. P3: (Vua có bọ hung): Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa và giải oan cho mình. P4: (phần còn lại): Thạch Sanh chiến thắng quân sĩ 18 nước chư hầu và lên làm vua.4 phần:II. Phân tích:1. Nhân vật Thạch Sanh: a. Sự ra đời của Thạch Sanh? Tìm trong văn bản những chi tiết chỉ sự việc Thạch Sanh ra đời?Tìm hiểu sự ra đời của Thạch Sanh, em thấy:	 - Có gì bình thường ? Có gì khác thường ?Bình thường:	+ Là con của hai vợ chồng nông dân tốt bụng.	+ Sống nghèo khổ, cô đơn trong túp lều, sống bằng nghề kiếm củi.Khác thường:	+ Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. 	+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh Thạch Sanh.	+ Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông. ? Kể về sự ra đời vừa khác thường vừa bình thường đó của Thạch Sanh, nhân dân muốn thể hiện quan niệm gì về người anh hùng dũng sĩ ?	- Người dũng sĩ là người có tài phi thường khi mới được sinh ra, có thể diệt trừ được cái ác, lập được chiến công. ? Có ý kiến cho rằng: Thạch Sanh là người dũng sĩ rất gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân lao động. Theo em, ý kiến đúng hay sai? Vì sao? (hs thảo luận ) Ý kiến đó đúng.Vì Thạch Sanh là con của vợ chồng nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ cô đơn trong túp lều, hằng ngày kiếm củi sống qua ngày => Thạch Sanh gần gũi với nhân dân và trở thành người anh hùng của nhân dân.b. Chiến công của Thạch Sanh:(?) Thử thách đầu tiên đến với Thạch Sanh là gì?	- Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ có chằn tinh ăn thịt người.(?) Vì sao Thạch Sanh nhận lời đi canh miếu thờ?	- Tin lời Lí Thông , vâng lời mẹ nuôi.(?) Điều đó bộc lộ đức tính đáng quí nào của Thạch Sanh ?	- Thật thà, sống có tình có nghĩa.(?) Chiến công đầu tiên của Thạch Sanh đã diễn ra như thế nào? Dựa vào văn bản, em hãy kể lại.	 Chằn tinh giơ vuốt định vồ lấy chàng, Thạch Sanh dùng búa đánh lại. Chằn tinh thoắt biến, thoắt hiện, Thạch Sanh dùng nhiều võ thuật, dùng búa xả xác nó làm hai, chằn tinh chết để lại bên mình bộ cung tên vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên mang về.? Qua thử thách lần này Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất đáng quí nào?	Dũng cảm, mưu trí. => Trong thử thách đầu tiên, Thạch Sanh là người thật thà, sống có tình có nghĩa, dũng cảm, mưu trí lập được chiến công hiển hách, chém chằn tinh trừ hại cho dân lành.? Thử thách thứ hai đến với Thạch Sanh là gì?- Bị Lí Thông lừa xuống hang sâu, giết đại bàng cứu công chúa, rồi chặn cửa hang không cho lên .(?) Vì sao Thạch Sanh nhận lời xuống hang cứu công chúa?(?) Gỉa sử Thạch Sanh biết tâm địa của Lí Thông, chàng có xuống hang giết đại bàng cứu công chúa không?? Chiến công này tiếp tục khẳng định phẩm chất nào của Thạch Sanh? Thật thà, can đảm, thương người.Cứu con vua Thủy Tề được cây đàn thần.(?) Thử thách tiếp theo đến với Thạch Sanh là gì?Bị hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại phải ngồi tù.(?) Thạch Sanh đã giải thoát mình bằng cách nào?- Gảy đàn khiến công chúa khỏi bệnh, thật thà kể lại chuyện mình bị hại.(?)Theo em nhân dân muốn đặt niềm tin vào đạo đức hay tài năng của Thạch Sanh?	- Cả đạo đức và tài năng nhưng niềm tin vào giá trị đạo đức lớn hơn.(?) Thử thách cuối cùng đến với Thạch Sanh là gì ?	- Bị quân sĩ 18 nước chư hầu mang quân sang đánh .(?) Thạch Sanh đã lui giặc bằng cách nào ?	- Gảy đàn khiến quân sĩ 18 nước chư hầu bủn rủn chân tay không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau nữa, nấu cơm đãi kẻ thua trận .Bị Lý Thông lấp hangĐại bàng, chằn tinh báo thù, bị giam vào ngụcQuân 18 nước chư hầu kéo đến Đuổi được giặc,được nối ngôiĐược giải oan, vạch mặtLý thông, cưới công chúa- Diệt đại bàng, cứu công Chúa. Cứu thái tử, được tặng đàn thầnGiết chằn tinh, thu được bộ cung tên vàng Bị mẹ con Lý Thông lừa đi canh miếu thế mạng-> Kẻ thù càng nguy hiểm, thử thách càng to lớn, chiến công càng vẻ vang. - Vượt qua bốn thử thách và lập được nhiều chiến công.? Em có nhận xét gì về mức độ của các thử thách và chiến công đó?- Qua các thử thách Thạch Sanh là người:+ Thật thà, chất phác+ Dũng cảm, tài năng + Nhân đạo, yêu hòa bình Đây cũng là những phẩm chất tiêu biểu của nhân dânCâu hỏi thảo luận:	 Nguyên nhân nào dẫn đến những chiến thắng của Thạch Sanh ?.012345678Đáp án: Có sức khỏe, tài năng vô địch. Mục đích chiến đấu chính nghĩa: cứu người bị hại, cứu dân, bảo vệ đất nước...- Có phương tiện chiến đấu thần kì.Vậy trong số các vũ khí thần kì đó em thích vũ khí nào nhất?+ Tiếng đàn: Tượng trưng cho công lý, cái thiện, tinh thần yêu chuộng hòa bình, có sức cảm hóa kẻ thù.Nói lên sức mạnh vô địch của Thạch Sanh, nói lên tình cảm nhân đạo độ lượng của Thạch Sanh . Đó là tiếng đàn công lí, là tiếng lòng của Thạch Sanh, có sức mạnh cảm hóa kì diệu và thể hiện khát vọng hòa bình + Niêu cơm:Tình thương, lòng nhân ái, khát vọng đoàn kết, hòa bình giữa các dân tộc của nhân dân ta.Nói lên tình cảm nhân đạo độ lượng rộng lớn của Thạch Sanh.=> Niêu cơm Thạch Sanh tượng trưng cho sự cao cả của chủ nghĩa nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. 2. Nhân vật Lí Thông:- Kết nghĩa, mời Thạch Sanh về ở cùng lợi dụng, bóc lột sức lao động.- Lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thế mạng, cướp công.- Lừa Thạch Sanh đi diệt đại bàng cứu công chúa, tàn nhẫn lấp cửa hang sát hại cướp công, lừa dối nhà vua hòng cưới công chúa.(?) Trong truỵên Lí Thông đã 3 lần hãm hại Thạch Sanh, đó là những lần nào? Mục đích của những việc làm đó?Lừa lọc, phản bội, bất nhân, bất nghĩa Cái ác.(?) Những việc đó cho thấy Lí Thông là người như thế nào?Thạch SanhMẹ con Lí Thông- Thật thà.- Vị tha.- Dũng cảm.- Lao động.- Cao thượng.- Thiện. - Xảo trá, lừa lọc.- Ích kỷ.- Hèn nhát.- Bóc lột - Thấp hèn- Ác.? Hãy tìm sự đối lập về tính cách và sự đối lập về hành động của Thạch Sanh và Lí Thông?Lừa lọc, phản bội, bất nhân, bất nghĩa => Là kẻ xảo quyệt, tàn nhẫn đến mất hết lương tâm Bị trừng trị thích đáng.Em hãy nêu truyện kết thúc như thế nào?Kết thúc có hậu phổ biến trong truyện cổ tích như : Cây khế, Tấm Cám...- Niềm tin vào công lí xã hội.- Ước mơ về sự đổi đời. Kết thúc truyện thể hiện niềm tin, ước mơ gì của nhân dân?Mẹ con Lí Thông bị sét đánh hóa kiếp thành bọ hungThạch Sanh lên ngôi vua(?) Trong truyện cổ tích các nhân vật như Thạch Sanh tượng trưng cho điều gì, còn các nhân vật như Lí Thông tượng trưng cho điều gì?- Điều thiện và điều ác.(?) Kết cục này đã biểu hiện quan niệm nào của nhân dân về công lí xã hội ?- Cái ác nhất định bị trừng trị, chiến thắng cuối cùng thuộc về cái thịên. Đó là ước mơ, là niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng.III- Ghi nhớ:1. Nghệ thuật:?Truyện hấp dẫn người đọc bởi điều gì?- Xây dựng nhân vật đối lập, nhiều yếu tố thần kì hấp dẫn, giàu ý nghĩa, kết thúc có hậu.2. Nội dung? Truyện thể hiện ước mơ gì của nhân dân?- Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, chính nghĩa, công lí xã hội và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân . ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?3. Ý nghĩa truyện Kết thúc có hậu. Thể hiện niềm tin vào công lí xã hội.- Ước mơ về sự đổi đời.? Đặt tên cho các bức tranh:IV- Luyện tập:Ô chữ gồm 6 chữ cái.Nhân vật Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?- 109876543210DŨNGSĨTrò chơi ô chữĐây là từ Hán Việt có nghĩa là: “ Sinh ra từ đá” ? 109876543210 Ô chữ gồm 9 chữ cái.THẠCHSANHHOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG- Kể diễn cảm lại truyện bằng lời văn của em cho người thân nghe.- Em thích nhất chi tiết nào? Vẽ tranh minh hoạ? Giải thích vì sao thích?HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG- Tìm và kể lại câu chuyện khác về nhân vật dũng sĩ người cứu người bị hại.- Sưu tầm một số đoạn thơ, văn nói về Thạch Sanh.Hướng dẫn học bài Bài cũ: - Ghi nhớ các đơn vị kiến thức đã học.- Thực hiện bài tập ở HĐ4, HĐ5.Bài mới: - Soạn bài: “Chữa lỗi dùng từ”.+ Đọc kĩ ví dụ.+ Trả lời các câu hỏi phần gợi ý.+ Làm bài tập trong sgk.+ Sưu tầm những tư liệu liên quan đến bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_6_tiet_1920_van_ban_thach_sanh_tru.ppt