Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 22: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An-dát)
4. Phân tích:
a. Nhân vật Phrăng:
* Lúc đầu:
* Trong buổi học cuối cùng:
- Mọi sự đều bình lặng như buổi sáng chủ nhật.
-> Không khí lớp học yên tĩnh, trang nghiêm.
- Phrăng đỏ mặt, tía tai và sợ -> hơi hoàn hồn ->
ngạc nhiên -> choáng váng -> tự giận mình ->
chăm chú nghe giảng -> nhớ mãi buổi học cuối cùng này.
-> Sự thay đổi về thái độ, tình cảm và ý nghĩ của Phrăng: biết yêu quý và ham thích học tiếng Pháp.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 22: Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An-dát)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Ngữ văn lớp 6(Chuyện của một em bé người An-dát) -An-phông-xơ-Đơ-đê-Buổi học cuối cùngKiểm tra bài cũ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật trong văn bản “ Vượt thác” của Võ Quảng ? Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Nghệ thuật tả cảnh, tả người từ đểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897) nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. 2. Tác phẩm: Viết vào thế kỉ XIX về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.Trích trong tập truyện “ Chuyện kể ngày thứ hai” ( 1873).- Là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. - Ông sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình phải dời đến thành phố Li-ông. Từ nhỏ Đô - đê đã là một cậu học sinh thông minh, ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết. Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, Đô-đê đã phải vất vả kiếm sống; nhưng nhờ sự giúp đỡ của người thân ông đã được lên Pa-ri học tập và sinh sống. Từ đó Đô-đê bước vào thế giới văn chương và đã trở thành nhà văn lỗi lạc trên thi đàn văn học nước Pháp.- Ông viết kịch, tiểu thuyết nhưng thành tựu nổi bật nhất là truyện ngắn: “ Những bức thư từ cối xay gió” (1869) và “Chuyện kể ngày thứ hai” ( 1873).- Truyện của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca, nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu đồng quê, tình yêu đất nước quê hương.II. Đọc - hiểu văn bản:1. Đọc, tìm hiểu chú thích: Tóm tắt: Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM ”. I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. Tác phẩm:II. Đọc - hiểu văn bản:1. Đọc, tìm hiểu chú thích:2. Tóm tắt truyện: Bố cục: 3 phần- Phần 1: Từ đầu -> “ mà vắng mặt con”: Quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường qua quan sát của Phrăng.- Phần 2: Tiếp đó -> “ Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến buổi học cuối cùng.- Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. Tác phẩm:II. Đọc - hiểu văn bản:1. Đọc, tìm hiểu chú thích:2. Tóm tắt truyện:3. Bố cục: 3 phần I. Giới thiệu chung:1. Tác giả:2. Tác phẩm:II. Đọc - hiểu văn bản:1. Đọc, tìm hiểu chú thích:2. Tóm tắt truyện:3. Bố cục: 3 phần 4. Phân tích: a. Nhân vật Phrăng: * Lúc đầu:- Đi học trễ,- Muốn trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.-> Lười học, ham chơi.4. Phân tích: a. Nhân vật Phrăng: * Lúc đầu:* Trong buổi học cuối cùng:- Mọi sự đều bình lặng như buổi sáng chủ nhật.-> Không khí lớp học yên tĩnh, trang nghiêm.- Phrăng đỏ mặt, tía tai và sợ -> hơi hoàn hồn -> ngạc nhiên -> choáng váng -> tự giận mình -> chăm chú nghe giảng -> nhớ mãi buổi học cuối cùng này.-> Sự thay đổi về thái độ, tình cảm và ý nghĩ của Phrăng: biết yêu quý và ham thích học tiếng Pháp.? Giải thích vì sao Phrăng lại có tâm trạng xấu hổ, ân hận, tự trách mình trong buổi học cuối cùng đó? Được chứng kiến những hình ảnh cảm động của các cụ già đến dự buổi học cuối cùng, nghe và hiểu được các lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc. Cậu đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau dồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa. Thảo luận nhóm Nỗi đau mất nước, mất tự do, không được nói tiếng dân tộc là nỗi đau buồn, uất ức, tủi nhục không có gì sánh nổi. Tư tưởng ấy càng trở nên gần gũi, thấm thía hơn vì nó được thể hiện qua diễn biến tâm trạng, thái độ và nhận thức của một chú bé thiếu nhi - học trò ngây thơ.Qua nhân vật Phrăng An-phông-xơ Đô-đê muốn bộc lộ một khía cạnh nào của chủ đề tư tưởng?Một số hình ảnh về nhà văn An-phông-xơ Đô-đêLỚP HỌC THỜI NIÊN THIẾU CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊBÌA MỘT CUỐN SÁCH CỦA AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ- ĐÊTƯỢNG CỦA NHÀ VĂN AN-PHÔNG-XƠ ĐÔ-ĐÊHướng dẫn về nhà Đọc kĩ văn bản, hoàn thành phần tóm tắt.Tìm các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng.Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong văn bản.Làm các bài tập trong sách giáo khoa trang 56 phần luyện tập.Chuẩn bị các nội dung cho tiết học tiếp theo.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_6_bai_22_buoi_hoc_cuoi_cung_chuyen_cua.ppt