Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Bùi Thị Hạnh

MỤC TIÊU TIẾT HỌC
- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện - qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
Nhận thức được tình cảm của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản
Chủ đề bài học: quê hương
- Tình yêu quê hương là thứ tình cảm ấm áp, chân thành, bền lâu của con người
- Tình yêu quê hương đã đi vào văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4: Quê hương yêu dấu - Tiết 43: Chùm ca dao về quê hương đất nước - Bùi Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH! KHỞI ĐỘNG TRÒ CHƠI: NHÌN HÌNH ĐOÁN ĐỊA DANH LUẬT CHƠI Học sinh nhìn hình ảnh, đoán tên tỉnh thành. Khi dẫn chương trình đọc xong câu hỏi mới được rung chuông, nếu rung chuông trước khi đọc xong câu hỏi sẽ phạm luật. Đội nào ấn chuông nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời. Đội nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng HÀ NỘI HỒ GƯƠM - THÁP RÙA ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? CỐ CUNG CẦU TRÀNG TIỀN – SÔNG HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? NAM ĐỊNH TƯỢNG ĐÀI TRẦN HƯNG ĐẠO PHỦ DẦY ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? TRÀNG AN NINH BÌNH ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? VỊNH HẠ LONG CHÙA ĐỒNG – YÊN TỬ QUẢNG NINH ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? TP. HỒ CHÍ MINH BẾN NHÀ RỒNG ĐÂY LÀ TỈNH, THÀNH NÀO? CHÚC MỪNG NHÓM CHIẾN THẮNG! Bài 4: QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU TIẾT 43: CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC MỤC TIÊU TIẾT HỌC Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát; bước đầu nhận xét được nét độc đáo của một bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Nhận thức được tình cảm của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản GIỚI THIỆU BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN (2 phút) Dựa vào phần G iới thiệu bài học/ tr.88/sgk , Chủ đề của bài học là gì? Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? 3 . Tình yêu quê hương là tình cảm như thế nào? 4 . Theo em, tình yêu quê hương thường được gửi gắm thông qua những loại hình nghệ thuật nào? Chủ đề bài học: quê hương Tình yêu quê hương là thứ tình cảm ấm áp, chân thành, bền lâu của con người Tình yêu quê hương đã đi vào văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh.... Tác phẩm «Trên cánh đồng Giao» của họa sĩ Tạ Thúc Bình Bài hát «Quê hương» Bộ phim «Thương nhớ đồng quê» TRI THỨC NGỮ VĂN Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn/ tr.89/sgk, hoàn thành nội dung: tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát qua ví dụ sau: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. HOẠT ĐỘNG NHÓM – THỜI GIAN 10 PHÚT HOÀN THÀNH NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM BÁO CÁO Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Võ canh gà T họ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ 6 tiếng 8 tiếng đà gà Xương sương gương T T T B B B B B B T ĐẶC ĐIỂM THỂ THƠ BÀI CA DAO SỐ 1 Từ việc tìm hiểu ví dụ trên kết hợp với phần tri thức Ngữ văn trong sách giáo khoa, em hãy rút ra đặc điểm của thơ lục bát? *Lục bát biến thể: Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp, Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra CHÙM CA DAO VỀ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CÁCH ĐỌC: g iọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nhịp chẵn, thể hiện được tình cảm tự hào của tác giả dân gian về vẻ đẹp quê hương. Đọc chú thích (1) đến chú thích (6) trang 90/sgk Bài ca dao số 1 Đền Trấn Võ (đền Quán Thánh – Hà Nội) LÀNG YÊN THÁI XƯA VÀ NAY HỒ TÂY (HÀ NỘI) THẢO LUẬN NHÓM Thời gian: 5 phút BÀI CA DAO SỐ 1 NỘI DUNG THẢO LUẬN: Hoàn thành phiếu học tập số 2: Tìm hiểu nội dung bài ca dao PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - Địa danh: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ - Hình ảnh: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ - Âm thanh: Tiếng chuông, tiếng gà gáy, tiếng chày Từ láy: la đà, mịt mù Biện pháp tu từ ẩn dụ «mặt gương Tây Hồ»: mặt hồ phẳng lặng như mặt gương gợi ra vẻ đẹp nên thơ, mờ ảo → Tình cảm, cảm xúc: ngợi ca, tự hào về vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của con người. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Đề bài: V iết một đoạn văn ngắn (3 - 5câu ) nêu những việc em cần làm để thể hiện tình yêu với quê hương đất nước VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC Yêu cầu: - Nội dung: nêu những việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước - Hình thức: đoạn văn 3 - 5 câu.
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_6_bai_4_que_huong_yeu_dau_tiet_43_chum.pptx