Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chương II: Hệ sinh thái - Năm học 2019-2020
Tỉ lệ giới tính:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
* Thành phần nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể.
- Nhóm tuổi sau sinh sản: không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 9 - Chương II: Hệ sinh thái - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ2019 - 2020CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO MÔN SINH HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH LỚP 10Chương II:HỆ SINH THÁIA. PHẦN LÍ THUYẾT: I - Mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng1. Kiến thức:- Nêu được định nghĩa quần thể.- Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.- Nêu được quần thể sinh vật người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số.- Nêu được định nghĩa quần xã.- Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học.- Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.2. Kĩ năng:- Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước. II- Nội dung lý thuyết cơ bản về hệ sinh thái: 1. Quần thể sinh vật:a) Khái niệm:Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một thời gian nhất định, vào một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản -> thế hệ mới.Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én. b) Những đặc trưng cơ bản của quần thể:* Tỉ lệ giới tính: - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. - Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.* Thành phần nhóm tuổi: - Nhóm tuổi trước sinh sản: có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. - Nhóm tuổi sinh sản: quyết định mức sinh sản của quần thể. - Nhóm tuổi sau sinh sản: không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. * Mật độ quần thể: - Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể phụ thuộc vào: + Chu kì sống của sinh vật + Nguồn thức ăn + Điều kiện môi trườngc) Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:Khi mật độ các thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng2. Quần thể người:a) Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác:b) Đặc điểm về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người:c) Tăng dân số và phát triển xã hội: 3. Quần xã sinh vật: a) Khái niệm: Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. b) Những dấu hiệu điển hình của một quần xã: - Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. + Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp. + Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng. c) Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã: 4. Hệ sinh thái: a) Khái niệm: b) Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn. Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.B. PHẦN CÂU HỎI, BÀI TẬP:I. Câu hỏi: Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật? Hãy nêu các mối quan hệ sinh thái trong một quần thể?Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. Trả lờia) Khái niệm về quần thể sinh vật:b) Các mối quan hệ sinh thái trong một quần thể và cho ví dụ về mối quan hệ* Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ cho nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, tự vệ, sinh sản .làm cho loài phát triển. Gặp điều kiện thuận lợi, các cá thể tập chung theo nhóm, bầy, đàn .làm tăng khả năng kiếm ăn tự vệ. - Ví dụ: + Một con linh cẩu không thể hạ nổi một con trâu rừng nhưng với một bầy nhiều con linh cẩu sẽ làm được việc này. + Khi ngủ đông những con dơi bám vào nhau thành một đám để chống rét + Những cây tre mọc thành từng đám, liền rễ với nhau giúp chống lại gió bão làm tăng khả năng giữ nước và hút khoáng. Trong một cá thể có 2 mối quan hệ chủ yếu là:* Quan hệ cạnh tranh: Gặp điều kiện bất lợi, thiếu thức ăn, chỗ ở, các cá thể trong một quần thể di cư, tách bầy để giảm nhẹ sự cạnh tranh, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn. - Ví dụ: Sụ tách bầy của ong, của chim. - Nhưng con sói tranh giành thức ăn với nhau sau khi hạ được con mồi. Cạnh tranh cùng loài giúp đào thải các cá thể yếu, làm loài phát triển bền vững hơn. Câu 2: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và các quần thể sinh vật khác. a. Giống nhau:- Đều là sinh vật sống thành quần thể- Đều có đặc trưng cơ bản của từng quần thể như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường - Đều bị biến động theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất - Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong. Trả lờib. Khác nhau: - Nhờ có tư duy trìu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như; văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân - Do luật kết hôn và dân số ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thể sinh vật khác.- Nhờ vào lao động tư duy con người cải tạo thiên nhiên ( ngăn sông, trồng rừng, ) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà quần thể sinh vật khác không làm được. Câu 3: Tháp tuổi ở người quần thể người được xây dựng trên cơ sở nào?Trả lời: - Dân số trong quần thể người được chia thành 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến tuổi 15 + Nhóm tuổi sinh sản lao dộng: Từ tuổi 15 đến tuổi 64 + Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng: từ tuổi 65 trở lên- Ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, nhóm tuổi trước sinh sản rất cao, nhóm tuổi hết khả nâng lao động rất thấp. Ở các nước phát triển thì ngược lại. Câu 4: Quần xã sinh vật là gì, Cho ví dụ? Có những loại quần xã sinh vật nào? Trả lời- Khái niệm về quần xã sinh vật: Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian xác định và chúng có mỗi quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Ví dụ: Quần xã ao cá nước ngọt gồm thực vật nổi, động vật nổi, thân mềm, cá lớn, cá bé, vi sinh Trả lời- Khái niệm về quần xã sinh vật: Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian xác định và chúng có mỗi quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.Ví dụ: Quần xã ao cá nước ngọt gồm thực vật nổi, động vật nổi, thân mềm, cá lớn, cá bé, vi sinh vật.- Các loại quần xã sinh vật:- Quần xã ổn định: Quần xã rừng tồn tại hàng vài trăm năm- Quần xã nhất thời: Quần xã trên xác 1 con thú hoặc 1 thân cây bị đổ chỉ tồn tại thời gian rất ngắn. Câu 5: So sánh quần thể sinh vật với quần xã sinh vật? Trả lời* Giống nhau: - Đều được hình thành trong một thời gian nhất định, có tính ổn định tương đối - Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh. - Đều xảy ra mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. * Khác nhau: Quần thể sinh vậtQuần xã sinh vật- Tập hợp nhiều cá thể cùng loài .- Không gian sống gọi là nơi sinh sống- Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ- Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã- Các đặc trưng cơ bảm gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.- Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.- Tập hợp nhiều quần thể khác loài.- Không gian sống gọi là sinh cảnh- Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ đôi địch.Thời gian nhình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể.- Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.- Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học. Câu 6: Lưới thức ăn là gì? Cho ví dụ về lưới thức ăn. Trả lời:Lưới thức ăn bao gồm nhiều chưỡi thức ăn có nhiều mắt xích chungVí dụ về một lưới thức ănCỏThỏChuộtCào càoRắnĐại bàngẾchVi sinh vậtII. Bài tập: 1. Cho các loài sinh vật: Rắn, cây cỏ, sâu ăn lá, vi khuẩn, cây gỗ. a) Hãy viết chuỗi thức ăn trên.b) Xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. a. Các chuỗi thức ăn:- Cây cỏ → Chuột → Rắn → Vi khuẩn.- Cây cỏ → Sâu ăn lá → Bọ ngựa → Rắn → Vi khuẩn- Cây gỗ → Sâu ăn lá → Bọ ngựa → Vi khuẩn. Trả lời:b. Các sinh vật trong thành phần của hệ sinh thái:- Sinh vật sản xuất: Cây gỗ, cây cỏ.- Sinh vật tiêu thụ : Sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, rắn.- Sinh vật phân giải: Vi khuẩn. 2. Hãy vẽ lưới thức ăn của một quần xã gồm các sinh vật: cỏ, bọ rùa, ếch, nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Trả lời: Một lưới thức ăn: Cây cỏBọ rùaChâu chấuNấmDêGàẾch nháiRắnDiều hâuCáoHổVi khuẩn
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_lop_9_chuong_ii_he_sinh_thai_nam_hoc_2019.ppt