Bộ đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Lý Tưởng

Bộ đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Lý Tưởng

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày

Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"

Chiều qua bố đón tình cờ

Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy".

Cả nhà đi học, vui thay!

Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà

Hèn chi mười điểm hôm qua

Nhà mình như thể được. ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn )

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện

ra điều gì ?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu

thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi

học của cả nhà như thế nào?

 

pdf 38 trang haiyen789 88392
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề giao lưu học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Nguyễn Lý Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 1 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
ĐỀ 01 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi 
Cả nhà đi học 
Đưa con đến lớp mỗi ngày 
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô" 
Chiều qua bố đón tình cờ 
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"... 
Cả nhà đi học, vui thay! 
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà 
Hèn chi mười điểm hôm qua 
Nhà mình như thể được... ba điểm mười. 
( Cao Xuân Sơn ) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện 
ra điều gì ? 
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu 
thơ đầu bài thơ. 
Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi 
học của cả nhà như thế nào? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt. 
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: 
Đàn chim se sẻ 
Hót trên cánh đồng 
Bạn ơi biết không 
Hè về rồi đó 
Chiều nay bạn gió 
Mang nồm về đây 
Ôi mới đẹp thay! 
Phượng hồng mở mắt 
Dòng sông trong vắt 
Trườn lên bãi xa 
Một chuyến đò qua 
Mang theo lũ bướm 
Cánh diều bay lượn 
Thênh thang lúa đồng 
Bạn ơi thích không? 
Hè về rồi đó! 
( Nguyễn Lãm Thắng, Hè về ) 
 Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, 
em hãy viết thành một bài văn miêu tả. 
(Hết) 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 2 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 6,0 
1 Thể thơ : Lục bát 1,0 
2 - Mỗi lần gặp thầy, gặp cô giáo của con, bố, mẹ đều “chào cô, 
thưa thầy” thành tâm, kính trọng. 
( Nét đẹp đã trở thành bình thường đó, nhưng lại được đẩy lên 
thành chuyện "bất thường", hơn thế, trở thành một “vấn đề”, vấn 
đề quan trọng, qua con mắt nhìn trẻ thơ của bé! Nên em reo lên 
1,0 
3 -Biện pháp so sánh: Như con, mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô” 
- Tác dụng: 
+ Diễn tả sự thành tâm, kính trọng của bố mẹ mỗi lần gặp thầy, 
gặp cô giáo của con. 
+ Đó cũng là thắc mắc âm thầm thú vị của em bé cho thấy cái nhìn 
tinh tế, tình yêu mến của tác giả đối với tuổi thơ. 
0,5 
1,5 
4 - Niềm vui đi học của cả nhà được diễn tả qua khổ thơ thứ hai thật 
hồn nhiên và đáng yêu. Khi cả nhà đều đi học, đều là học trò của 
các thầy giáo, cô giáo thì ai cũng được chia sẽ niềm vui, nỗi buồn 
trong học tập. 
- Khi có "điểm xấu" thì "buồn lây cả nhà". Khi được "điểm mười" 
thì niềm vui cũng được nhân lên. Kết quả học tập tốt đã thật sự 
làm cho cả nhà sung sướng và hạnh phúc... 
1,0 
1,0 
II 
TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 
1 
(4,0đ) 
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh mẹ / bố khi em 
làm được điểm tốt. 
0,5 
c. Nội dung: 
- Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em được một 
điểm tốt. 
- Khái quát chung về hoàn cảnh được tả: Em được điểm tốt khi nào 
(thời gian)? 
- Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó: 
+ Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng 
+ Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu 
mến 
+ Miệng cười tươi rạng rỡ 
+Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng 
+ Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan 
tâm chăm sóc 
- Cảm nghĩ của em về cha / mẹ: Cảm động trước tình yêu thương 
của cha / mẹ Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui 
0,25 
0,25 
1,0 
0,5 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 3 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
lòng 
- (HS có thể miêu tả bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm) 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 
về vấn đề của câu trả lời. 
0,5 
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
2 
(10,0đ) 
a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 
bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, 
gợi âm thanh và có sức biểu cảm... 
1,0 
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết 
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: 
b.1. Mở bài: 
 - Giới thiệu về mùa hè. 
b.2. Thân bài: 
 (Dựa vào nội dung bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả 
cảnh hè về trên quê hương em). 
* Tả bao quát mùa hè về. 
- Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 
- Phượng nở báo hiệu mùa hè đến “Ôi mới đẹp thay!/Phượng hồng 
mở mắt” 
- Ve ve kêu 
- Nắng chói chang, oi bức 
* Tả chi tiết màu hè về 
- Con người: 
+ Học sinh nghỉ hè 
+ Người lớn vẫn đi làm bình thường 
+ Chuẩn bị bắt đầu một kì nghỉ dài cho học sinh 
- Tả cảnh buổi sáng mùa hè 
• + Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm 
• + Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ 
• + Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi 
• + Những chú chim hót ríu rít “Đàn chim se sẻ/Hót trên cánh đồng” 
• + Những chú ve kêu râm rang 
- Tả cảnh buổi trưa mùa hè 
• +Trời nắng gắt hơn lúc sáng 
• + Những tia nắng rất chói chang và bức bối 
• +Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng 
• + Những chú ve vẫn kêu 
• + Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít. 
- Tả cảnh buổi chiều mùa hè 
• + Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần 
1,0 
6,0 
1,25 
1,0 
1,25 
1,25 
1,25 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 4 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
• + Thời tiết bắt đầu dịu lại 
• + Mọi người tụ tập hóng gió “Chiều nay bạn gió/Mang nồm về 
đây” 
• + Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ “Cánh diều 
bay lượn/ Thênh thang lúa đồng” 
b.3. Kết bài 
- Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè 
- Mùa hè mang lại sức sống mới và giải trí cho những ngày học 
mệt mỏi. 
1,0 
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 
yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. 
0,5 
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
ĐỀ 02 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi 
“ Dù giáp mặt cùng biển rộng 
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn 
Lá xanh mỗi lần trôi xuống 
Bỗng nhớ một vùng núi non ” 
(Cửa sông - Quang Huy) 
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào? 
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên 
Câu 4 (2,0 điểm):Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào? 
Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) kể vể những biểu hiện của lòng biết ơn của bản thân em đối với 
ông bà cha mẹ thầy cô. 
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau 
BUỔI SÁNG 
Biển giấu mặt trời 
Sáng ra mới thả 
Quả cầu bằng lửa 
Bay trên sóng xanh. 
Trời như lồng bàn 
Úp lên đồng lúa 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 5 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
Nhốt cả bầy chim 
Đang còn mê ngủ. 
Cỏ non sương đêm 
Trổ đầy lưỡi mác 
Nắng như sợi mềm 
Xâu từng chuỗi ngọc. 
Đất vươn vai thở 
Thành khói lan a đà 
Trời hừng bếp lửa 
Xóm làng hiện ra. 
 ( Lam Giang) 
Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của 
mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả. 
QUÝ THẦY CÔ CẦN ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ 
XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI 
0986.217.081 
 0912.217.081 
ĐỀ 03 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
 “Rễ siêng không ngại đất nghèo 
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù 
 Vươn mình trong gió tre đu 
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành 
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm ” 
` Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy 
 Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ cần cù” trong câu thơ “ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” 
thuộc từ loại gì? 
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong 
những dòng thơ trên ? 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 6 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre 
tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý. 
Theo em đó là những phẩm chất cao quý nào? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) để làm rõ câu chủ đề: “Tre là biểu tượng cho phẩm chất,cốt cách con 
người Việt Nam” 
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: 
 Trưa hè 
 Trưa hè gió thổi 
 Hoa phương lung lay 
 Cánh hoa rụng bay 
 Như bầy bướm lượn. 
Tiếng ve ca rộn. 
 Nghe như tiếng đàn. 
 Trưa hè liên hoan: 
Hoa bay, ve hát. 
 Trần Đăng Khoa 
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình em hãy miêu tả bức 
tranh thiên nhiên buổi trưa hè ở làng quê Việt Nam từ những rung cảm riêng của tâm 
hồn em. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 6,0 
1 Thể thơ : Lục bát 1,0 
2 Cần cù : Tính từ 1,0 
3 - Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ 
trên: Nhân hóa, Ẩn dụ, So sánh 
- Phân tích tác dụng của một trong ba biện pháp sau: 
+ Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ 
miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại 
khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết 
yêu biết ghét, làm cho hình ảnh cây tre, gần gũi thân thuộc với cuộc 
sống con người. 
+ So sánh: “ bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”: rễ tre với đức tính 
siêng năng, cần mẫn. Đó là hình ảnh những cây tre siêng năng 
,chăm chỉ cần cù. Đất đá kia bạc màu,không dưỡng chất nhưng tre 
vẫn luôn xanh tươi vì rễ kia luôn chăm chỉ, cần cù tìm nguồn dinh 
0,5 
1,5 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 7 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
dưỡng. Đất có nghèo nhưng tre vẫn xanh mãi một màu. Hình ảnh 
những cây tre thật dũng cảm, không nản chí, ỉ lại trước khó khăn 
gian khổ. 
+ Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt 
Nam với bao đức tính luôn cần cù, chăm chỉ, lạc quan, yêu đơi và 
có tính kiên cường, hiên ngang. 
4 Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân 
hóa, so sánh, ẩn dụ nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây 
tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm 
chất vô cùng cao quý: 
- Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù 
 “Rễ siêng không ngại đất nghèo 
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù” 
- Tinh thần lạc quan, yêu đời 
 “Vươn mình trong gió tre đu 
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” 
- Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang 
 “Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh 
 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm” 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 
1 
(4,0đ) 
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Tre phản ánh cốt cách con 
người Việt Nam. 
0,5 
c. Nội dung: Sau đây là định hướng: 
- Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con 
người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Tre 
"ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau 
chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê 
đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", 
giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí 
khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm". 
- Giống như cộng đồng người Việt, tre là lũy thép trước xâm lăng 
và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong, 
bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành 
lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi... 
- Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô 
hạn nên xứng đáng là biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất 
đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam ta. 
- (HS có thể trả lời bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm) 
1,0 
0,5 
0,5 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 
vấn đề của câu trả lời. 
0,5 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 8 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
2 
(10,0đ) 
a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 
bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, 
gợi âm thanh và có sức biểu cảm... 
1,0 
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết 
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: 
b.1. Mở bài: 
- Giới thiệu về bức tranh buổi trưa hè : ở đâu ? có điểm gì đặc sắc ? 
- Ấn tượng ban đầu của em về bức tranh : đó là một bức tranh đẹp , 
thanh bình ... 
b.2. Thân bài: 
(Dựa vào ý bài thơ để tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi 
trưa hè ở làng quê Việt Nam ). 
* Tả khái quát : Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè, bầu trời xanh , 
dải mây trắng, ánh nắng vàng, hoa lựu đỏ, vài chú bướm bay 
lượn....... 
* Tả chi tiết : (Có thể miêu tả theo trình tự không gian : Từ cao 
xuống thấp, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể) 
- Bầu trời cao vời vợi, trong xanh, một màu xanh biếc ánh lên vẻ 
tươi sáng trong trẻo. 
- Những dải mây trắng đang nhẹ lướt trên nền trời xanh cao bao la 
- Ánh nắng trưa hè chói chang gay gắt, nắng như đổ lửa rải khắp 
không gian . 
- Trong cái nắng đổ lửa ấy, từng cơn gió nồm nam xuất hiện mang 
theo cái mát mơn man của gió biển làm dịu đi cái nắng trưa hè. 
- Từng rặng tre đầu làng đu đưa theo gió vài cánh diều bay cao , 
tiếng sáo diều vi vu, khoan nhặt, phá vỡ cái yên tĩnh của buổi trưa 
hè nhìn cánh diều chao nghiêng trong nắng thấy vui mắt. 
- Trong vườn, hoa trái bước vào độ chín, mùi thơm thoang thoảng 
bay khắp không gian ( tả một vài loài cây tiêu biểu) 
- Đẹp nhất vẫn là chùm hoa phượng màu hoa đỏ như những đốm 
lửa hồng cháy rực cả một góc vườn. 
- Tô điểm cho khu vườn thêm sống động là lũ bướm vàng đang mải 
mê bay đi tìm hoa hút mật. Tất cả làm cho khu vườn bừng lên sức 
sống. 
-> Cảnh làng quê vào buổi trưa hè thật đẹp độc đáo với những hình 
ảnh bình dị, quen thuộc, gắn bó với mỗi người dân, tạo nên cái hồn 
riêng của quê hương. 
b.3. Kết bài 
Tình cảm, suy nghĩ của em về cảnh làng quê vào buổi trưa hè :Yêu 
1,0 
6,0 
1,0 
4,0 
1,0 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 9 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
quý, gắn bó, để lại bao cảm xúc khó quên.... 
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 
yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. 
0,5 
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
ĐỀ 04 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới. 
 Cha lại dắt con đi trên cát mịn 
 Ánh nắng chảy đầy vai, 
 Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời. 
 Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ: 
 “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, 
 Để con đi ...” 
 (Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. 
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ 
 Cha lại dắt con đi trên cát mịn 
 Ánh nắng chảy đầy vai, 
Câu 4 (2,0 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với 
cha trong đoạn thơ trên? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ ? 
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau: 
 Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa 
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang 
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn 
Từng nhành lá mướt non màu áo mới 
Em có nghe xuân về vui phơi phới 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 10 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi 
Khắp không gian rộn rã như gọi mời 
Phố náo nức dòng người như trẩy hội 
 ( Nguyễn Hưng,Tiếng xuân về ) 
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành 
một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân. 
(Hết) 
ĐỀ 05 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Bông cúc là nắng làm hoa 
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng 
Lúa chín là nắng của đồng 
Trái thị, trái hồng là nắng của cây. 
 (Lê Hồng Thiện) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác đinh thể thơ của đoạn thơ trên 
Câu 2 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên là gì ? 
Câu 3 (2,0 điểm): Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có 
gì độc đáo? 
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ trên em có nhận xét gì về tài năng gì của tác giả và tình 
cảm tác giả dành cho thiên nhiên? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) tả nắng trong cảm nhận của em. 
Câu 2 (10,0 điểm): 
 Đọc bài thơ sau : 
Tháng giêng của bé 
Đồng làng vương chút heo may 
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim. 
Hạt mưa mải miết trốn tìm 
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. 
Quất gom từng hạt nắng rơi 
Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ. 
Tháng giêng đến tự bao giờ? 
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào. 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 11 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
 Đỗ Quang Huỳnh 
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành 
một bài văn miêu tả vẻ đẹp của thôn làng em trong buổi sáng đầu xuân. 
(Hết) 
ĐỀ 06 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích 
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào 
Đưa con đi cùng đất nước 
Chòng chành nhịp võng ca dao 
Con gặp trong lời mẹ hát 
Cánh cò trắng, dải đồng xanh 
Con yêu màu vàng hoa mướp 
“ Con gà cục tác lá chanh” 
 Thời gian chạy qua tóc mẹ 
Một màu trắng đến nôn nao 
Lưng mẹ cứ còng dần xuống 
Cho con ngày một thêm cao 
Mẹ ơi trong lời mẹ hát 
Có cả cuộc đời hiện ra 
Lời ru chắp con đôi cánh 
Lớn rồi con sẽ bay xa” 
( “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương) 
Câu 1 (1,0 điểm):Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ 
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy xác định biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và phân tích 
tác dụng biện pháp tu từ đó trong khổ thơ sau 
 Thời gian chạy qua tóc mẹ 
Một màu trắng đến nôn nao 
Lưng mẹ cứ còng dần xuống 
Cho con ngày một thêm cao 
Câu 4 (2,0 điểm): Em ấn tượng với khổ thơ nào nhất ? Lí giải vì sao ?(trình bày từ 5-7 
dòng) 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì đối với em? 
Câu 2 (10,0 điểm): 
Cho đoạn thơ sau: 
“Đồng lặng lẽ sương mù buông bát ngát, 
Ao âm thầm mây tối ngập mênh mang. 
Gió im vắng, tự từng không man mác, 
Mây bay, trăng nhè nhẹ dệt tơ vàng. 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 12 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
Và nhè nhẹ trong tơ trăng phơ phất, 
Khóm tre xanh lướt gió uốn cung đàn. 
Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát, 
Những hương đào, hương lý dậy miên man.”... 
(Anh Thơ, Đêm trăng xuân) 
Dựa vào ý đoạn thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, 
em hãy viết thành một bài văn miêu tả. 
ĐỀ 08 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi 
Em nghe thầy đọc bao ngày 
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà 
Mái chèo nghiêng mặt sông xa 
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa 
Nghe trăng thở động tàu dừa 
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời... 
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn 
hoá dân tộc, 1999) 
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên ? 
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “đọc” trong câu thơ “Em nghe thầy đọc bao ngày” được hiểu theo 
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. 
Câu 3 (2,0 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ 
“Nghe trăng thở động tàu dừa” 
Câu 4 (2,0 điểm): Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được gì về tài năng và tâm hồn của 
nhà thơ. 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) nêu cái hay cái đẹp về những hình ảnh đẹp đẽ được gợi ra qua 
giọng thơ của thầy. 
Câu 2 (10,0 điểm): 
Đọc bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện: 
Trăng của mỗi người 
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm 
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui 
Bà nhìn như hạt cau phơi 
 Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn 
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn 
 Trăng như cánh võng chập chờn trong mây. 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 13 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
 ( Thơ với tuổi học trò – Tập I, NXB Lao Động- Hà Nội, 1993) 
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành 
một bài văn miêu tả cảnh đêm trăng trong cảm nhận của em. 
(Hết) 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 6,0 
1 Phương thức: Biểu cảm 1,0 
2 Từ “ đọc” trong câu thơ “Em nghe thầy đọc bao ngày” được hiểu 
theo nghĩa gốc. 
1,0 
3 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa “ Trăng thở” 
- Tác dụng: 
+ Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng 
tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng 
đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ 
khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp 
ta cảm nhận được sự sống đang chuhyển mmình trong vạn vật hữu 
linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế trong tâm hồn của 
cậu học trò nhỏ Trần Đăng Khoa. 
0,5 
1,5 
4 - Qua đoạn thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có 
tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng 
ngôn ngữ phong phú, linh hoạt. 
- Có tình yêu quê hương đất nước thiết tha. 
1,0 
1,0 
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0 
1 
(4,0đ) 
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5 
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Cái hay cái đẹp của những 
hình ảnh được gợi ra từ giọng thơ của thầy 
0,5 
c. Nội dung: 
- Giọng thơ của thầy giáo hẳn phải diễn cảm lắm! Giọng đọc ấy lúc 
trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản 
nhạc vậy. (đỏ nắng – xanh cây, vọng, êm êm, rào rào ). 
- Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân 
thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống. 
 + Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như 
đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm 
lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng 
bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa, 
tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn. 
+ Nghe thầy đọc thơ, tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy 
0,25 
0,25 
0,75 
0,75 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 14 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
trước mắt. Trên con sông quê, những con thuyền khua mái chèo 
khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ 
thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về 
người bà thân yêu ùa về. Ôi nhớ xiết bao giọng nói êm êm của bà! 
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 
vấn đề của câu trả lời. 
0,5 
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
2 
(10,0đ) 
a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 
bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi 
âm thanh và có sức biểu cảm... 
1,0 
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết 
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản: 
b.1. Mở bài: 
- Giới thiệu cảnh đêm trăng 
b.2. Thân bài: 
* Khi trời xẩm tối 
- Ánh nắng cuối ngày cứ lan ra dần trên những ngọn cây, nhạt dần đi 
và rồi tắt hẳn 
- Nền trời xanh thẫm, in lên trên đó là một vầng trăng mờ mờ. 
- Trăng lên rất nhanh, càng lên cao càng sáng 
- Gió nhẹ hiu hiu trêu đùa cây cỏ 
- Từ những căn nhà vang lên tiếng trò chuyện đầm ấm của bữa cơm 
chiều đoàn tụ đông vui sau một ngày dài 
* Khi trời đã tối hẳn 
- Bầu trời không còn là một màu xanh trong như khi còn sớm nữa mà 
bây giờ đã khoác lên mình tấm áo nhung màu xanh đen 
- Trăng bây giờ tựa như: lưỡi liềm, tựa con thuyền cong mui, hạt cau 
phơi, quả chuối vàng tươi ngoài vườn, cánh võng chập chờn trong 
mây hay như (sự vật gì trong cảm nhận của em) và sáng lung linh 
tuyệt đẹp . 
- Sao lấp lánh như những hạt ngọc long lanh mà đôi bàn tay khéo léo 
nào đã đính lên tấm áo nhung để tạo điểm nhấn. 
- Ánh trăng như chảy tràn, như tưới lên vạn vật, những mái nhà, 
những vòm cây cao, những con đường dưới ánh trăng như được dát 
một lớp bạc óng ánh 
- Ánh trăng xuyên qua những tán cây, kẽ lá, như đang thêu những 
bông hoa lên mặt đất 
- Những cơn gió mát rượi thoảng qua, mang theo trong không gian 
hương hoa quỳnh không biết xuất phát từ nơi nào 
- Cây cối xì xào trong gió như đang trò chuyện 
1,0 
6,0 
2,0 
4,0 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 15 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
- Trẻ em đang ríu rít tụ tập ở sân nhà chơi những trò chơi rất thú vị 
khiến cho không gian tràn ngập tiếng cười 
- Người người nhà nhà kéo nhau ra ngoài đi chơi, gặp nhau nói 
chuyện rôm rả, tận hưởng không khí trong lành thoáng mát của buổi 
đêm 
- Bà ngồi ngoài sân, kể cho lũ trẻ con chúng em đang ngồi vây quanh 
nghe những câu chuyện cổ tích 
 b.3. Kết bài 
-Nêu cảm nhận của em về đêm trăng 
1,0 
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu 
cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật. 
0,5 
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt. 
0,5 
ĐỀ 09 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới 
về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu 
đây. 
Chưa có sương mù chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mơ, mỏng như 
chiêm bao. Mặt trời nhạt vừa khuất mây, thì khối chiếc lá biếc hơi nhòa; mặt trời vừa ló 
lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới 
nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi? 
Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất 
khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quí, 
mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi 
mắt êm như trời xanh buổi chiều. 
(Trích Trường ca - Xuân Diệu) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu “Trời bớt nóng và thêm mát” 
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 
câu văn: Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất 
khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng.. 
Câu 4 (2,0 điểm): Khoảnh khắc thu sang được Xuân Diệu phác họa bằng hàng loạt các 
hình ảnh, chi tiết nào? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn trích phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) miêu tả để trả lời câu hỏi: Mùa thu trong cảm nhận của em như thế 
nào? 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 16 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
Câu 2 (10,0 điểm): 
 Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển 
sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa 
sống. 
 Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất 
Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên. 
ĐỀ 10 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới 
... “Đi qua thời ấu thơ 
Bao điều bay đi mất 
Chỉ còn trong đời thật 
Tiếng người nói với con 
Hạnh phúc khó khăn hơn 
Mọi điều con đã thấy 
Nhưng là con giành lấy 
Từ hai bàn tay con.” 
 ( “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh ) 
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. 
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc 
hay nghĩa chuyển? 
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong 
đoạn thơ mà em thích nhất. 
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và 
từ giã thời thơ ấu? 
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) 
Câu 1 (4,0 điểm): 
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha 
dặn dò mình như thế? 
Câu 2 (10,0 điểm): 
Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân 
về . 
(Hết) 
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI 
 Trang 17 Gv: Nguyễn Lý Tưởng 
ĐỀ 11 
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) 
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 
Cô ơi ! 
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy 
con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết 
mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. 
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách 
rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_giao_luu_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nguyen_ly_tuo.pdf