Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

A. Thánh Gióng C. Em bé thông minh

B. Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng

Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?

A. là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử

B. có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười

Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?

A. Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng

B. Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi

Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

A. tự sự C. biểu cảm

B. miêu tả D. nghị luận

Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?

A. kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam

B. ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ

 

doc 13 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì I môn Ngữ Văn Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề 1
Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút 
Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Văn bản nào sau đây cùng thể loại với truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
Thánh Gióng C. Em bé thông minh
Thạch Sanh D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 2: Dòng nào sau đây là đặc điểm riêng của thể loại truyền thuyết?
là loại truyện dân gian C. nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử 
có yếu tố tưởng tượng, kì ảo D. có yếu tố gây cười 
Câu 3: “Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian” là ý nghĩa của truyện nào sau đây?
Thạch Sanh C. Ếch ngồi đáy giếng
Em bé thông minh D. Thầy bói xem voi
Câu 4: “Cụ tổ bên ngoại của Trừng, người họ Phạm, huý là Bân, có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh để phụng sự Trần Anh Vương”. Câu văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
tự sự C. biểu cảm
miêu tả D. nghị luận
Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?
kĩ sư, giáo viên, bác sĩ C. phẩu thuật,ẩm thực, ki-lô-gam
ô tô, phi cơ, tivi D. cầu hôn, trẻ em, phụ nữ
Câu 6: Câu nào sau đây mắc phải lỗi dùng từ không đúng nghĩa?
Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam. 
Ngày mai lớp em đi thăm quan Vũng Tàu. 
Một số bạn còn bàng quang với lớp học.
Em không nên nói năng tự tiện.
Câu 7: Từ nào sau đây là danh từ chỉ khái niệm? 
học sinh C. xe đạp
lũ lụt D. chỉ từ
Câu 8: Câu thơ nào sau đây có từ viết chưa đúng quy tắc viết hoa? 
Ai đi Nam bộ C. Ai vô Phan Rang, Phan Thiết 
Ai về thăm bưng biền Đồng Tháp D. Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc
Câu 9: “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một nhà phú ông.” Câu văn trên có mấy cụm danh từ? 
1 C. 3
2 D. 4 
Câu 10: Từ nào sau đây là động từ tình thái?
buồn C. đau 
chạy D. định 
Câu 11: Đề bài nào sau đây yêu cầu kể chuyện tưởng tượng ?
Kể lại một truyện cố tích bằng lời văn của em. 
Kể về những đổi mới ở quê em. 
Kể chuyện hai mươi năm sau em trở về thăm trường. 
Kể về người bạn em quý mến nhất. 
Câu 12: Trong bài văn tự sự, người viết thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 
tự sự, miêu tả, biểu cảm C. thuyết minh, biểu cảm, nghị luận
miêu tả, biểu cảm, nghị luận D. nghị luận, miêu tả, thuyết minh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
Đề chính thức

Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)

Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám khảo 1

Lời phê
STT
Số tờ
Giám khảo 2
Số phách

II - PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 đ) - Thời gian làm bài 80 phút 
Câu 1: ( 3,0 đ) 
 Đọc đoạn văn sau trích truyền thuyết Thánh Gióng và thực hiện yêu cầu các câu a,b,c,d:
 Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo:“Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.
a. Trình bày khái niệm thể loại truyền thuyết.
b. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
c. Trong đoạn văn trên, ai là nhân vật chính? Vì sao?
d. Hãy khái quát nội dung đoạn văn trên bằng một câu hoàn chỉnh.
Câu 2: ( 4,0 đ) 
 Hãy viết bài văn tự sự kể tóm tắt một truyện truyền thuyết mà em biết. 
BÀI LÀM
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Kết quả













II - PHẦN TỰ LUẬN :
HƯỚNG DẪN CHẤM
Ðề kiểm tra HỌC KÌ I Môn NGỮ VĂN, Lớp 6
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 đ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Kết quả
A
C
B
A
A
D
D
A
C
D
C
A

II - PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 đ) 
Câu 1: ( 3,0 đ) 
a. Trình bày chính xác khái niệm thể loại truyền thuyết. (0,5 đ)
b. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả (0,5 đ); trả lời đúng một trong hai phương thức biểu đạt trên (0,25đ)
c. Trong đoạn văn trên, nhân vật chính là đứa bé. Vì đây là nhân vật đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn. (1,0đ)
d. Khái quát đúng nội dung đoạn văn bằng một câu đủ chủ ngữ và vị ngữ; đầu câu có viết hoa, kết thúc câu bằng dấu chấm (1,0đ). Chẳng hạn: 
 Đoạn văn kể lại sự việc đứa bé nhờ sứ giả yêu cầu vua cung cấp cho mình phương tiện, vũ khí, trang phục để đánh giặc Ân.
Câu 2: ( 4,0 đ) 
 Viết bài văn kể tóm tắt một câu chuyện truyền thuyết.
1. Yêu cầu:
a ) Hình thức: Học sinh viết được một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả ...
b ) Nội dung: Kể tóm tắt một câu chuyện truyền thuyết. 
2.Tiêu chuẩn cho điểm: 
A. Mở bài ( 0,5 đ ): Giới thiệu câu chuyện truyền thuyết.
B. Thân bài ( 3,0 đ ) Kể diễn biến câu chuyện.
- Câu chuyện mở đầu như thế nào? (0,5 đ)
- Các sự việc phát triển ra sao? (2,0 đ)
- Kể kết thúc câu chuyện. (0,5 đ)
C. Kết bài (0,5đ): Ý nghĩa của câu chuyện.
* Lưu ý: Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm; nên khuyến khích những bài làm sáng tạo.
- Hết -
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 
Môn : Ngữ văn , Lớp 6
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng

Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Đọc-hiểu văn bản
Nhận biết thể loại, đặc điểm, PTBĐ của VB
Thuộc khái niệm truyền thuyết
Hiểu ý nghĩa của VB
Xác định nhận vật chính và lí giải về vai trò của nhân vật 

Viết câu trình bày nội dung đoạn trích trong VB



Số câu:
Sốđiểm:
Tỉ lệ%:
3
0,75
7,5
1/4
0,5
5
1
0,25
2,5
1/4
1,0
10


1/4
1,0
10


4+3/4
1,0+ 2,5
35
Chủ đề 2
TiếngViệt
Nhận biết từ mượn, cụm danh từ, loại của danh từ, động từ tình thái

Hiểu nghĩa từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng 






Số câu:
Sốđiểm:
Tỉ lệ%:
4
1,0
10

2
0,5
5





6
1,5
15
Chủ đề 3
Tập làm văn

Nhận biết PTBT
Hiểu yêu cầu đề bài, PTBĐ sử dụng trong bài tự sự





Viết bài văn tự sự

Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:

1/4
0,5
5
2
0,5
5




1
4,0
40
2+1/4+1
0,5 +4,5
50
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ%:
7+2/4
1,75+1,0
27,5
5+1/4
1,25+1,0
22,5
1/4+1
1,0+4,0
50

12+2
3,0+7,0
100

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN LỚP 6
Đề 2
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
 Kể tên những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 (Học kì I)
Câu 2: (1 điểm) 
 Qua văn bản Treo biển, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 3: (2 điểm) 
 Cho hai danh từ sau: ngôi nhà, học sinh
a/ Hãy tạo thành cụm danh từ với mỗi danh từ trên. 
b/ Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành. 
II. LÀM VĂN: (6 điểm)
 Hãy kể lại một bữa cơm của gia đình em, mà em ấn tượng nhất.
______Hết______
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: Ngữ văn – Lớp 6
Câu
Nội dung
Thang điểm
I. 
Câu 1: 
 Câu 2: 
 Câu 3:
I. VĂN – TIẾNG VIỆT: 
 Những thể loại truyện dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 6
 + Truyện truyền thuyết
 + Truyện cổ tích
 + Truyện ngụ ngôn
 + Truyện cười

0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
0.25 điểm
 Bài học rút ra từ văn bản Treo biển (Học sinh nêu bài học của cá nhân, đảm bảo nội dung sau):
 + Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.
 + Phê phán những người hành động thiếu chủ kiến.

0.5 điểm
0.5 điểm
a/ Học sinh tạo thành cụm danh từ đúng (mỗi cụm danh từ đúng được: 0.5 điểm)
Ví dụ: ngôi nhà mới xây đó 
 những học sinh nữ đằng kia
b/ Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành (mỗi câu đúng được: 0.5 điểm)
Ví dụ: Ngôi nhà mới xây đó là nhà của tôi.
 Những học sinh nữ đằng kia là bạn của tôi.

0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
II.
Làm văn
Gợi ý dàn bài: 
Mở bài: 
- Giới thiệu về bữa cơm của gia đình em, mà em ấn tượng nhất. 
Thân bài: 
- Kể về sự chuẩn bị bữa cơm của các thành viên trong gia đình.
- Kể diễn biến bữa ăn:(Các món ăn; hoạt động: trò chuyện, hỏi thăm, động viên, giữa các thành viên trong gia đình, tâm trạng của mọi người )
- Sau bữa ăn: tâm trạng, hoạt động của các thành viên trong gia đình.
Kết bài:
- Suy nghĩ của em về bữa cơm gia đình. 
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
* Yêu cầu chung:
Đáp ứng đủ các yêu cầu của đề, bố cục đủ 3 phần, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, bài viết chân thật, xúc động.
Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu của đề, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên.
Đáp ứng được nửa các yêu cầu của đề.
Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
Hoàn toàn lạc đề

1 điểm
0.5 điểm
3 điểm
0.5 điểm
1 điểm
6 điểm
5 điểm
4 điểm
3 điểm
1- 2 điểm
0 điểm

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN LỚP 6
Đề 3
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách ghi vào tờ giấy thi chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có trong truyền thuyết? 
A. Khuyên nhủ, răn dạy bài học trong cuộc sống. C. Có cốt lõi sự thật lịch sử.
B. Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật. D. Có yếu tố gây cười.
Câu 2: Nhân vật nào sau đây không phải là nhân vật của truyện cổ tích?
A. Thạch Sanh. B. Mã Lương. C. Thánh Gióng. D. Em bé thông minh.
Câu 3:Ý nghĩa giáo huấn từ truyện “Con hổ có nghĩa” là gì?
A. Đề cao ân nghĩa, trọng đạo làm người. C. Dũng cảm.
B. Không tham lam. D. Giúp đỡ người khác.
Câu 4: Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu gọi là gì?
A. Tiếng. B. Từ. C. Ngữ. D. Câu.
Câu 5: Trong câu: “Dù ai nói ngả nói nghiêng,
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Từ “chân” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển.
Câu 6: Câu văn “Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngài cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị.” có mấy động từ?
A. Năm từ. B. Sáu từ. C. Bảy từ. D. Tám từ.
Câu 7: Chức năng chủ yếu của văn bản tự sự là gì?
A. Kể người, kể việc. C. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc về người và việc. 
B. Tả người và miêu tả sự việc. D. Đưa ra nhận xét, đánh giá về người và việc.
Câu 8: Phần Kết luận của bài văn tự sự có ý nghĩa gì?
A. Kể diễn biến sự việc. C. Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
B. Kể nguyên nhân sự việc. D. Kể kết cục sự việc và nêu ý nghĩa bài học.
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1(3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh – Theo Ngữ văn 6, tập một.)
a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
b) Ý nghĩa chính của đoạn văn trên là gì?
c) Viết từ 3 - 5 câu nêu nhận xét của em về hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn trên.
Câu 2 (5 điểm): Em hãy kể lại truyện cổ tích Em bé thông minh bằng lời văn của em.
----------------------------------------
Họ và tên thí sinh: SBD: ..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN 6

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
C
A
B
B
C
A
D
PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm).
a) Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự (1,0 điểm).
b) Ý nghĩa chính của đoạn văn: Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bão lụt của người Việt cổ. (1,0 điểm)
c) (1,0 điểm): Hs viết được 3 - 5 câu.
- Nội dung: Nêu nhận xét được về hành động của Sơn Tinh: Hành động dũng mãnh với sức mạnh phi thường nhằm ngăn chặn sự tàn phá của Thủy Tinh. Đó cũng là hành động thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bão lụt của người Việt cổ.
Câu 2: (5 điểm).
a) Yêu cầu chung: 
- Học sinh có kĩ năng làm một bài văn tự sự. (Kể lại một câu chuyện đã biết bằng lời kể của mình).
- Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, đủ ba phần của bài văn tự sự.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b) Yêu cầu cụ thể:
*Nội dung trình bày: 3,5 điểm: Học sinh phải đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. (0,25 điểm).
- Kể diễn biến câu chuyện:
+ Em bé giải câu đố của viên quan. (0,75 điểm).
+ Em bé giải câu đố lần thứ nhất của vua. (0,75 điểm).
+ Em bé giải câu đố lần thứ hai của vua (0,75 điểm).
+ Em bé giải câu đố của sứ thần nước ngoài. (0,75 điểm).
 - Em bé trở thành trạng nguyên. (0,25 điểm).
 * Hình thức trình bày: 1,0 điểm:
 - Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. (0,5 điểm).
 - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.(0,5 điểm).
 * Sáng tạo: (0,5 điểm):
 - Biết thay đổi lời kể phù hợp và hấp dẫn.
 - Có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. (viết câu, sử dụng từ ngữ, ).
 Lưu ý: Điểm cho trên phương diện toàn bài, chú ý trân trọng những bài viết có tính sáng tạo.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN LỚP 6
Đề 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 2,5 điểm
Đoạn kết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) như sau:	
“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.”
Em hãy đọc kỹ văn bản trên rồi trả lời các câu hỏi sau:
 1) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
 2) Kể tên các nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó như thế nào ?
 3) Giải nghĩa từ: nao núng ?
 4) Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những từ thuộc từ loại nào ? 
 5) Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 7,5 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Câu 2. (6,0 điểm)
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
	BÀI LÀM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GD & ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
Môn: NGỮ VĂN 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 2,5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam.

0,25
2
- Các nhân vật chính trong truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật: Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt hằng năm được hình tượng hóa; Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người Việt xưa được hình tượng hóa.

0,25
0,50
3
Giải nghĩa từ nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
0,25
4
Các từ: bốc, dời, dựng, đánh, kiệt, rút là những động từ
0,25
5
Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Là câu chuyện tưởng tượng, kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1,0
	 
II. PHẦN LÀM VĂN: 7.5 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu
1

Viết một đoạn văn ngắn (không quá 5 dòng Tờ giấy thi) nêu bài học của em rút ra sau khi học truyện Ếch ngồi đáy giếng (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
1,5
Yêu cầu: hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý sau:
- Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang
- Phải luôn học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của mình
- Khiêm tốn, không được chủ quan, kiêu ngạo
0,5
0,5
0,5

Câu
2
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
+ Yêu cầu chung: Văn kể chuyện
Đây là một đề bài mở, phạm vi kể chuyện rộng, học sinh có nhiều lựa chọn. Yêu cầu hs kể chuyện về một việc tốt mà em đã làm (chuyện có thực), yêu cầu học sinh biết vận dụng kiến thức Tập làm văn và những quan sát từ đời sống thực tế để làm bài.
6,0
Mở bài: 
 HS có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải giới thiệu (khái quát) được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nêu câu chuyện (một việc tốt mà em đã làm).

1,0

Thân bài: HS chọn ngôi thứ nhất để kể chuyện, khuyến khích sự sáng tạo của các em.
+ Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện 
+ Kể lại câu chuyện theo một trình tự nhất định (về thơi gian, không gian )
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh 
+ Kết hợp nêu cảm nghĩ của bản thân với câu chuyện vừa kể 
 
4,0
1,0
1,0
1,0
1,0
Kết bài:
Kết thúc câu chuyện, bài học được rút ra hoặc nêu cảm nghĩ từ câu chuyện vừa kể 

1,0

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - PHẦN LÀM VĂN
 Điểm 5 - 6: Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại chuyện lại một việc tốt mà em đã làm. Kể chuyện sinh động, có các tình tiết chính, phụ; có sáng tạo. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, đồng thời trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả 
 Điểm 3 - 4: Biết vận dụng văn kể chuyện để kể một việc tốt mà em đã làm, có các tình tiết nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể chuyện. Biết kết hợp kể chuyện với miêu tả người, miêu tả cảnh và nêu cảm nghĩ nhưng có thể chưa rõ. Bố cục tương đối rõ, trình bày tương đối đẹp.
 Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn kể chuyện, các tình tiết của câu chuyện còn lan man, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chữ viết và trình bày yếu.
 Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Lưu ý: 
 - Với học sinh lớp 6: Không yêu cầu cao trong việc vận dụng kiến thức Tập làm văn để kể một câu chuyện. Chỉ yêu cầu học sinh biết kể lại một câu chuyện, có các tính tiết câu chuyện theo yêu cầu đề ra, bước đầu biết kết hợp kể chuyện với miêu tả, nêu cảm nghĩ trân trọng những sáng tạo của học sinh.
 - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. 
* Điểm toàn bài: làm tròn tới 0,5 (4,0 ; 4,5 ; 5,0 ; 5,5 . . . 6,0).
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018-2019
Môn NGỮ VĂN LỚP 6
Đề 5
Câu 1 (1.5 điểm): 
a.Chi tiết “Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?
b.Trong truyện Thạch Sanh em ấn tượng nhất hình ảnh nào ? Vì sao ?
Câu 2 (1.5 điểm): 
a. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
b. Qua câu chuyện “ Ếch ngồi đáy giếng ” em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Câu 3 (1.5 điểm): 
a. Thế nào là cụm danh từ?
b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: Mưa, ngôi nhà.
c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành?
Câu 4 (1.5 điểm): 
Em hãy viết một đoạn văn (5-7) dòng với chủ đề về học tập trong đó có sử dụng số từ, lượng từ và chỉ từ (gạch chân dưới những từ loại đó) ? 
Câu 5 (4 điểm): 
Em hãy đóng vai là Mùa xuân để kể lại mùa xuân trên quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an_nam_hoc_2018.doc