Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Nhân hóa là gì?

b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:

"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác"

 

doc 17 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Nhân hóa là gì? 
b) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn sau:
	"Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt thác"
 (Vượt Thác - Võ Quảng)
Câu 2 (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên vàng.
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Văn bản ấy thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
c) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật?
Câu 3 (5,0 điểm)
Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1

a. HS nêu chính xác khái niệm nhân hóa
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
- Làm cho thế giới loài vật
 cây cối , đồ vật ...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.


0,25
0,25
b. Phép nhân hóa trong đoạn văn: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Tác dụng: Tác giả đã dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất của cây cối làm cho cây cối bên bờ sông trở nên sinh động gần gũi với con người.
0,5
0,5

Câu 2

a) Đoạn thơ trên trích trong văn "Lượm" 
Tác giả là Tố Hữu. 
b) Văn bản ấy thuộc thể thơ bốn chữ. 
Nêu hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Tố Hữu sáng tác năm 1949 (0,25 điểm) Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. (0,25 điểm)
c. Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh (Nếu HS chỉ nêu được 2 từ hoặc 3 từ thì được 0,25 điểm)
Tác dụng góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm - một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu 
(HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa.)

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Câu 3

* Yêu cầu về hình thức: (1,0 điểm)
- Làm đúng kiểu bài: Miêu tả
- Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài 
- Trình tự tả hợp lí, liên kết chặt chẽ, biết vận dụng phép so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
- Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, diễn đạt trôi chảy.

1,0

* Yêu cầu về nội dung: (4,0 điểm)
- HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:
Mở bài:
- Giới thiệu chung về phiên chợ quê em. (0,5 điểm)
- Địa điểm họp chợ? Thời gian họp chợ?
- Quang cảnh họp chợ như thế nào?
b) Thân bài: (3,0 điểm) 
Tả cảnh phiên chợ quê theo một thứ tự nhất định.
- Miêu tả bao quát: (1,0 điểm) 
+ Ồn ào, đông đúc.
+ Nhiều màu sắc.
- Miêu tả cụ thể (2,0 điểm) (Chú ý đến những đặc sản của chợ quê em)
+ Các dãy hàng bán trong chợ: Các mặt hàng, màu sắc, hình dáng của các loại hàng, các mùi vị đặc biệt của chợ.
+ Cảnh mua bán trong chợ: Tả một vài hàng tiêu biểu.
+ Các hoạt động khác ngoài hoạt động mua bán: Ăn uống, trò chuyện, 
c) Kết bài: (0,5 điểm) 
- Cảm nghĩ, tâm trạng của em mỗi lần đến chợ.
- Tình cảm của em với chợ quê, với quê mình. 
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng một số biện pháp tu từ đã học khi miêu tả, có sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp.
- Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý: - HS có thể miêu tả theo nhiều cách khác nhau, nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa. 
- Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết có những sáng tạo mới mẻ.


ĐỀ SỐ 2
PHÒNG GD & ĐT QUÂN HÀ ĐÔNG
THCS VĂN KHÊ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 60 phút
Câu 1: (4,0 điểm) Cho câu thơ sau:
“Chú bé loắt choắt ”
a. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học?
b. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
c. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ trên?
Câu 2: (6,0 điểm) 
Viết bài văn ngắn miêu tả cảnh mùa xuân (trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và gạch chân câu trần thuật đơn có từ là ấy)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
a. Chép hoàn chỉnh 2 khổ thơ, đúng dấu câu, đúng chính tả.
b. Trích trong bài thơ “Lượm” của Tố Hữu. 
c. - Các từ láy: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh. 
- Biện pháp tu từ: Phép so sánh “như con chim chích ”
- Tác dụng của việc sử dụng các từ láy và biện pháp so sánh trong việc thể hiện nội dung 2 khổ thơ là: 
+ Bằng những từ ngữ, hình ảnh gợi hình gợi cảm cao, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, lạc quan, vui tươi, yêu đời một cách chân thực sống động.
+ Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ.
1,0
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5

2
- Nội dung:
1. Mở bài: 
- Giới thiệu được về mùa xuân.
- Tình cảm với mùa xuân.
2. Thân bài: Miêu tả cụ thể về mùa xuân.
- Tả khái quát về mùa xuân: không khí mùa xuân, không gian đất trời, ánh sáng, cây cối, hoa cỏ, con người, tươi đẹp tràn đầy nhựa sống.
- Tả cụ thể từng dấu hiệu, từng nét đặc trưng riêng của mùa xuân:
+ Bầu trời: Sáng hơn, không khí ấm áp, có mưa xuân lất phất bay 
+ Cây cối đâm trồi nảy lộc xanh tươi, mầm non cựa mình nhú lên những búp lá xanh ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy.
+ Không khí thơm mát hương hoa mật ngọt.
+ Hoa đào, hoa mai nử rực rỡ.
+ Chim hót líu lo, én bay đầy trời, ong bướm nô nức bên các nàng hoa.
+ Dòng sông, cánh đồng êm ả xanh mươn mướt.
+ Con người vui tươi rạng rỡ, yêu đời không khí gia đình sum vầy ấm áp.
+ Những hoạt động của con người vào mùa xuân: trẩy hội, vui chơi, 
3. Kết bài: Tình cảm với mùa xuân: Yêu mùa xuân.
- Hình thức:
+ Bài văn rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt tốt. 
+ Có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là có gạch chân.
* Lưu ý: Trừ điểm lỗi chính tả, lỗi trình bày, có cộng điểm cho sự sáng tạo của học sinh cho phù hợp với học sinh.

0,5
1,0
3,0
0,5 
1,0

ĐỀ SỐ 3
PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2020-2021
Môn: Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 1,0 điểm): Xác định các phó từ có trong đoạn văn sau:
“Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.”
(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài )
Câu 2 (4,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...’’
a, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả bài thơ? 
b, Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật tu từ nào? Chép lại những dòng thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy và nêu tác dụng.
c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3 (5,0 điểm )
Hãy tả lại cảnh quê hương em vào một buổi sáng đẹp trời.
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2020-2021 
Môn: Ngữ văn 6
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Câu 2
* Yêu cầu học sinh tìm được các phó từ sau, tìm được mỗi từ cho 0,25 điểm: “Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.”
-> Các phó từ: Được, rất, ra , rất
* Yêu cầu học sinh làm được như sau:
a, Đoạn thơ trích trong bài thơ “Lượm”. Tác giả bài thơ là Tố Hữu.
b,
- Trong đoạn thơ, tác giả đó sử dụng thành công nghệ thuật so sánh
- Những dòng thơ trực tiếp có hình ảnh so sánh: ‘‘Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích’’
- Tác dụng: Tác giả so sánh chú bé liên lạc với con chim chích nhỏ bé, nhanh nhẹn, hữu ích khiến người đọc hình dung cụ thể và rất ấn tượng về hình ảnh một chú bé Lượm nhỏ nhắn, hoạt bát mà đáng yêu.
c. Cảm nhận: HS cần trình bày các ý sau:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và hình ảnh Lượm trong đoạn trích
- Cảm nhận hình ảnh đặc sắc nhất: Xuyên suốt hai khổ thơ là hình ảnh Lượm - một chú bé liên lạc thật xinh xắn, hồn nhiên và đáng yêu:
+ Ngoại hình: Lượm xuất hiện với dáng hình nhỏ nhắn, đáng yêu, thể hiện qua từ láy tượng hình " loắt choắt".
+ Trang phục: Gọn gàng, giản dị, xinh xắn, phù hợp với dáng người, công việc của chú bé "Cái xắc xinh xinh/Ca lô đội lệch". 
+ Cử chỉ, hoạt động, tính cách: Chú bé rất nhanh nhẹn, thể hiện qua từ láy gợi hình" thoăn thoắt". Sự hồn nhiên của chú bé bộc lộ rõ hơn khi tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: "Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích ". Qua đó, hình ảnh Lượm tự tin, hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc của mình.
-> Với nhịp thơ 2/2, kết hợp các từ láy tượng hình cùng nghệ thuật so sánh, nhà thơ đã khắc hoạ chân dung chú bé liên lạc thật sống động khiến người đọc vô cùng yêu mến, cảm phục Lượm - một thiếu niên tuổi còn trẻ nhưng rất anh dũng, không sợ nguy hiểm, bom đạn của kẻ thù.
- Ý nghĩa hình ảnh Lượm:
+ Hình ảnh Lượm làm ta nhớ tới biết bao tấm gương những anh hùng không ngại gian khổ, hiểm nguy, không quản hi sinh thân mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp để góp phần bảo vệ Tổ quốc.
+ Lượm là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau noi theo.
- Khái quát lại suy nghĩ, tình cảm về hình ảnh Lượm qua đoạn trích.
* Lưu ý:
- Về hình thức: HS có thể trình bày bố cục là một bài văn cảm nhận dạng ngắn (Mở bài, thân bài, kết bài), hoặc là một đoạn văn, giám khảo vẫn cho điểm .
- Về nội dung: HS cần trình bày đủ các ý chính ở trên, thiếu mỗi ý trừ theo điểm.
- Về diễn đạt: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc; bài viết thể hiện rõ được tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với đối tượng cảm nhận -> cho điểm tối đa.
- Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo trình tự khác, song vẫn đảm bảo đủ các ý và lời văn giàu cảm xúc, giáo viên vẫn cho điểm tối đa.
- Tuỳ theo chất lượng bài làm của HS, giám khảo cho điểm hợp lý.
1,0
4,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0, 25
0,25
0,25
0, 25
0,25
Câu 3
* Yêu cầu HS viết bài theo bố cục sau:
1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về một buổi sáng đẹp trời trên quê hương em. 
2. Thân bài: Kết hợp tả theo trình tự thời gian và không gian
* Cảnh quê hương lúc trời vừa hửng sáng:
- Cảnh bao quát: Trời chưa sáng hẳn, không gian còn khoác trên mình màn sương mỏng...
- Cảnh chi tiết:
+ Bầu trời: Cao và thoáng đãng, phía chân trời, mây, gió 
+ Làng xóm, quê hương: Từ trên cao trông những ngôi nhà mọc san sát như những cây nấm đủ màu sắc ...
+ Vài tiếng gà gáy sáng báo hiệu một ngày mới bắt đầu...
=> Cảnh đẹp thơ mộng, yên bình.
* Cảnh quê hương khi ông mặt trời bắt đầu lên:
- Cảnh bao quát: quê hương như bừng tỉnh sau một giấc ngủ say. Nắng vàng trải lên khắp mọi nơi...
- Cảnh chi tiết:
+ Trên các ngả đường: từng tốp học sinh ; mấy bác nông dân ra đồng xe cộ đi lại nườm nượp, tiếng người, tiếng xe ... 
+ Những hàng cây bên đường , vài chú chim hót líu lo vang trời 
=> Cảnh đẹp với không khí sôi động, náo nhiệt.
* Cảnh quê hương khi nắng đã lên cao:
- Cảnh bao quát: nắng lấp lánh những ánh bạc phủ lên vạn vật...
- Cảnh chi tiết, tiêu biểu:
+ Cánh đồng lúa: Dòng sông: ... 
+ Khu chợ: Ồn ào, tấp nập...
=> Cảnh đẹp trù phú, đầm ấm, yên vui.
3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, tình cảm của em khi được ngắm quê hương vào buổi sáng đẹp trời.
* Lưu ý: 
- Hành văn lưu loát, đủ ý, biết miêu tả bằng những hình ảnh so sánh, nhân hoá; biết kết hợp miêu tả với cảm nhận của bản thân. Bố cục rõ, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa các ý 
- Học sinh có thể trình bày bố cục thân bài theo trình tự khác hợp lí, sáng tạo vẫn cho điểm.
- Điểm trừ:
+ Sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt: Trừ 0,25 điểm
+ Sai trên 5 lỗi trừ 0,5 điểm.
5,0
0,5
1,25
1,5
1,25
0,5

ĐỀ SỐ 4
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
Cho đoạn văn:
 “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh ”
1. Đoạn văn trên trích ở tác phẩm nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả? (2,0 điểm)
2. Đoạn trên tả cảnh gì? Cho biết tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu để miêu tả cảnh ấy. (1,5 điểm)
3. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm)
4. Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chính nào? Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của tác giả? (1,5 điểm)
5. Viết đoạn văn (7-9 câu) với câu chủ đề: “Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ và tráng lệ.”.Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ. (4,5 điểm)
PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 60 phút (không kể phát đề)
1. Đoạn văn trên trích ở tác phẩm “Cô Tô” (0,5 đ)
- Tác giả: Nguyễn Tuân (0,5 đ)
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn có tài năng lớn, sở trường của ông là viết tùy bút và kí. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Tuân luôn bộc lộ phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt về đời sống, về thiên nhiên đất nước và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. (1,0 đ)
2. Đoạn trên tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. (0,75 đ)
- Tác giả đã chọn điểm nhìn ở đầu mũi đảo Cô Tô. (0,75 đ)
3. Biện pháp tu từ nổi bật là so sánh (0,5 đ)
4. Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chủ ngữ. (0,5 đ)
- Cách viết này cũng thể hiện sự độc đáo trong cách dùng câu chữ của Nguyễn Tuân. Dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhấn mạnh hình dáng (sự tròn trĩnh phúc hậu) vẻ đẹp của mặt trời(1,0 đ)
5. Viết đoạn văn (7 - 9 câu) với câu chủ đề: “Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô thật rực rỡ và tráng lệ”. Chỉ ra một từ láy và một cụm danh từ. (4,5 đ)
- Hình thức: 7 - 9 câu (0,5 đ)
- Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đọan.
- Tiếng Việt: 1 từ láy và 1 cụm danh từ (1,0 đ)
- Nội dung: làm nổi bật cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô thật đẹp, rực rỡ, tráng lệ. (3,0 đ)
Có thể: 
+ Không gian: rộng lớn trong trẻo, tinh khôi (chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi)
+ Sắc màu: rực rỡ, tươi sáng: đỏ hồng hào của mặt trời, sắc ngọc trai, màu sáng dần lên (mâm bạc) của nước biển
+ Mặt trời: tròn trĩnh, phúc hậu, hồng hào: vẻ đẹp toàn bích, đầy sức sống. Báo hiệu một ngày đẹp trời, tươi sáng 
+ Khung cảnh huy hoàng: như mâm lễ 
- Qua đó ta thấy tác giả là người có khả năng quan sát tinh tế, dung ngôn ngữ điêu luyện và đặc biệt có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên.
ĐỀ SỐ 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG THCS TAM HƯNG
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020- 2021 
Môn: Ngữ Văn 6
Thời gian: 90 phút
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất hùng dũng".
 (Ngữ Văn 6 - Tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt của đoạn văn? (1,0 điểm) 
b. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
c. Đoạn văn trên ai là người đứng ra kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)	
Câu 2: (7,0 điểm) 
Em hãy miêu tả lại một người thân trong gia đình của em? (ông, bà, cha, mẹ ).
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2020-2021
Câu 1 (3,0 điểm): Học sinh trả lời các ý sau: 
- Đoạn văn trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" (0,75 điểm)
Phương thức biểu đạt: Tự sự, Miêu tả (0,75 điểm) 
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: so sánh, nhân hóa (0,75 điểm) 
- Đoạn văn trên do Dế Mèn tự kể và kể từ ngôi thứ nhất: "tôi" (0,75 điểm)
Câu 2: (7,0 điểm) 
Yêu cầu:
* Về hình thức (1,0 điểm): Làm đúng bài văn miêu tả (tả người) có bố cục rõ ràng, khộng sai quá 3 lỗi, văn viết có cảm xúc.
* Về nội dung: Bài viết cần đạt các ý sau:
MB: (1,0 điểm):
- Giới thiệu người thân của em. 
- Tình cảm của em với người thân. 
TB: (4,0 điểm):
- Miêu tả ngoại hình (hình dáng của thân). Khuôn mặt, đôi mắt, miệng, mái tóc, tuổi tác, đôi tay, nước da, dáng đi...
- Miêu tả tính tình, công việc, sở thích của người thân. 
+ Trong gia đình:
+ Với những người xung quanh 
+ Tình cảm của em đối với người thân 
+ Những ấn tượng người thân để lại trong tâm hồn em. 
KB: (1,0 điểm) 
- Cảm nghĩ của em đối với người thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_de_thi_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc