Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Hoán dụ qua cụm từ “áo chàm”: “Áo chàm” vốn là từ để chỉ màu áo đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc; Trong câu thơ này. cụm từ “áo chàm” được dùng để chỉ người dân Việt Bắc mộc mạc, chân thành, chất phác mà thủy chung son sắt, từ đó, nhấn mạnh tình cảm gần gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.

docx 6 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 6 SÁCH CÁNH DIỀU 2021-2022
A, PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Chủngữ
Khái niệm
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
Biểu hiện
Thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ.
Trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì?
Mở rộng chủ ngữ
Hoán dụ
Khái niệm
Là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Hoán dụ qua cụm từ “áo chàm”: “Áo chàm” vốn là từ để chỉ màu áo đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc; Trong câu thơ này. cụm từ “áo chàm” được dùng để chỉ người dân Việt Bắc mộc mạc, chân thành, chất phác mà thủy chung son sắt, từ đó, nhấn mạnh tình cảm gần gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
Mô hình
SƠ ĐỒ HOÁN DỤ
AB
 Quan hệ gần gũi
Các kiểu hoán dụ
Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:
Ngày Huế đổ máu 
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu
 Gặp nhau Hàng Bè.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
B, PHẦN ĐỌC HIỂU (3ĐIỂM)
Thể loại
Khái niệm
Đặc điểm
Một số văn bản
Truyện đồng thoại
Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hoá).
Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản. Ví dụ: Đề tài của truyện Sự tích Hồ Gươm là đánh giặc cứu nước.
Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. Ví dụ: Chủ đề của truyện Sự tích Hồ Gươm là tinh thần yêu nước và khát vọng hoà bình của nhân dân ta.
Bài học đường đời đầu tiên
Giọt sương đêm
Câu chuyện của hạt Dẻ Gai
Anh Cút Lủi
Thơ (có yếu
tố tự sự, miêu tả)
Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.
Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ )
Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống.
Đêm	nay	Bác không ngủ
Lượm
Chuyện cổ tích về loài người
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU 
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
 Dòng sông mới điệu làm sao
 Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
 Trưa về trời rộng bao la
 Áo xanh sông mặc khác nào mới may
 Chiều chiều thơ thẩn áng mây
 Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
 Đêm thêu trước ngực vầng trăng
 Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...
 (Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1.(0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2.(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. (1. điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng ? 
Câu 4. (1. điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
 1
- Thể thơ: lục bát.
2
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm.
 3
- Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó Nắng lên, Trưa về, Chiều chiều Đêm, trăng, sao).
- Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. 
 4
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy.
- Chỉ rõ từ ngữ thể hiện). Dòng sông - điệu, mặc áo.Mây- thơ thẩn. Đêm – thêu )Từ láy, thướt tha, chiều chiều, thơ thẩn, hây hây.
ĐỀ 2
I. Đọc - hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
(Trích Ngữ văn 6 - Tập 2)
Câu 1 Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2 Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)
Câu 3 Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó. (1 điểm)
Câu 4 Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích trên bằng 1 đoạn văn ngắn (Từ 3-5 câu) (1,0 điểm)
II. ĐÁP ÁN 
1. Đọc hiểu 
Câu 1: (0.5 điểm)
+ Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
+ Tên tác giả: Tô Hoài
Câu 2: (0.5 điểm)
- Tìm 02 từ mượn có trong đoạn trích: đình thần, lỗi lạc, công quán....(HS tìm được các từ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa).
Câu 3: (1,0 điểm)
- Các câu sử dụng tu từ so sánh là:
+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
Câu 4: (1,0 điểm)
Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn, từ đó có ý thức luyện tập thể dục thể tháo và ăn uống khoa học điều độ và trau dồi vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồ
ĐỀ 3
Phần I. Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu
 Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. [ ] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. 
 Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. 
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007) 
Câu 1 (0.5 điểm) : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2 (0.5 điểm) : Theo đoạn trích, hậu quả của việc con người không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ là gì?
Câu 3 (1.0 điểm) : Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì? 
Câu 4 (1.0 điểm) : Rút ra thông điệp ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích và lí giải.
C. Phần làm văn (7 ĐIỂM)
Đề 1 Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.
Dàn ý 
(A) Mở bài
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ ) để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn ).
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui, buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn ).
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt).
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại, buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông) 
(C) Kết bài
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.
Cách 2 
A. Mở bài
- Những hình ảnh, âm thanh báo hiệu chuyển mùa: lá cây chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng, tiết trời hanh khô, mát 
B. Thân bài
- Miêu tả cảnh vật: cây cối (chuyển màu lá, bắt đầu rụng đầy sân ), không khí (dễ chịu hơn, không còn cái oi bức, ), chim chóc, sự thay đổi của thời tiết..
- Con người: những hoạt động chỉ có ở mùa thu: học sinh (tựu trường ), những người bán cốm 
- Một kỉ niệm nhớ nhất về mùa thu, lí do yêu thích mùa này.
C. Kết bài
- Cảm nhận chung của bản thân về mùa thu.
 Đề 2 : Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
2. Thân bài
*Thiên nhiên là gì?
- Thiên nhiên (theo ngôn ngữ khoa học): Là khái niệm rộng chỉ tất cả những gì sẵn có hiện diện quanh chúng ta, từ những loại vật chất nhỏ bé đến những thực thể khổng lồ như mặt trời, mặt trăng, vì sao, vũ trụ,...
- Thiên nhiên (theo cách hiểu thông thường): Là tất cả những vật chất bao quanh con người, không do con người tạo ra mà tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy: Ao, hồ, sông, ngòi,...
* Vai trò của thiên nhiên trong đời sống của con người:
- Những nhu cầu cần thiết nhất của cuộc sống đều được khai thác từ thiên nhiên:
+ Đất để trồng trọt, chăn nuôi
+ Nước ở các dòng sông, con suối để tắm rửa, sinh hoạt
+ Rừng cho ta nguyên liệu để xây dựng nhà cửa, cho các vị thuốc quý để chữa bệnh; rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ; là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật tạo nên sự đa dạng sinh học...
+ Con người khai thác, đánh bắt thủy hải sản từ biển để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu 
- Thiên nhiên cung cấp cho con người những giá trị mỹ quan, làm phong phú thêm đời sống tinh thần:
+ Các khu du lịch nghiêng về các giá trị tự nhiên ngày càng được nhân rộng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, nhu cầu khám phá của con người
+ Sống trong một môi trường tràn ngập bóng mát cây xanh, muôn hoa đua nở, tâm hồn con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn
+ Thiên nhiên là niềm cảm hứng bất tận trong thơ ca, nhạc họa; là người bạn tâm giao của các nghệ sĩ...
=> "Thiên nhiên là người bạn tốt của con người"
 * Thực trạng hiện nay: Con người đang từng ngày tàn phá thiên nhiên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến "người bạn tốt" đó
- Ngang nhiên khai thác rừng bừa bãi, trái phép
- Mặc sức xả rác, nước thải sinh hoạt/ nước thải công nghiệp ra sông ngòi, biển cả gây ô nhiễm môi trường
* Hậu quả khi con người tàn phá thiên nhiên:
- Khí hậu biến đổi thất thường, khó lường
- Động vật không có nơi trú ẩn khi rừng bị tàn phá nghiêm trọng
- Sự cân bằng sinh học đang mất dần
* Con người cần làm gì để bảo vệ "người bạn tốt" đó?
- Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người bằng cách tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè, người thân chung tay bảo vệ môi trường
- Hành động thực tế bằng cách: Trồng cây gây rừng; vứt rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nguồn nước sạch; hạn chế xả rác ra môi trường; bảo vệ các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
3. Kết bài
- Nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
- Nêu suy nghĩ của bản thân. 
ĐỀ 3 Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể (những trải nghiệm vui, buồn, đáng nhớ như thế nào)
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
Điều gì đã xảy ra?
Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.
Kỉ niệm đó giúp em rút ra bài học gì cho mình: Giúp em trưởng thành hơn, thành một người học sinh được mọi người yêu quý,....

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_2_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022.docx