Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6

1. Khái niệm.

- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ; thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để có sức khỏe tốt. Tích cực phòng và chữa bệnh

2. Ý nghĩa

- Sức khỏe là vốn quý của con người. Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động và có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc

VD: Bàn tay ta làm nên tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

3. Cách rèn luyện

- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng (chú ý an toàn thực phẩm).

- Tập TDTT vào mỗi buổi sáng.

- Phòng bệnh: rửa tay trước khi ăn, nhà cửa sạch sẽ

- Khi mắc bệnh tích cực chữa triệt để.

- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác .

 

doc 6 trang haiyen789 2890
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG MÔN GDCD 6 HK I
Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
1. Khái niệm.
- Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể là biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ; thường xuyên luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để có sức khỏe tốt. Tích cực phòng và chữa bệnh
2. Ý nghĩa
- Sức khỏe là vốn quý của con người. Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động học tập, lao động và có cuộc sống lạc quan, vui tươi hạnh phúc
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
3. Cách rèn luyện
- Ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng (chú ý an toàn thực phẩm).
- Tập TDTT vào mỗi buổi sáng.
- Phòng bệnh: rửa tay trước khi ăn, nhà cửa sạch sẽ 
- Khi mắc bệnh tích cực chữa triệt để.
- Không hút thuốc lá và dùng các chất kích thích khác .
Bài 2: Siêng năng, kiên trì
1. Khái niệm. 
- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
- VD: Buổi lao động nhiều việc tưởng không làm hết, nhưng các Bạn HS lớp 6A chăm chỉ làm và đã hoàn thành công việc.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.
- VD: Gặp bài văn khó, Hoa suy nghĩ và làm xong mới thôi.
2. Biểu hiện 
- Trong học tập: cần cù, tự giác, chăm chỉ học tập.
- Trong lao động: Tự giác, chịu khó, miệt mài làm việc thường xuyên, không ngại khó, ngại khổ.
- Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
=> Giữa chúng có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau để dẫn đến thành công .
+ Trái với siêng năng là lười biếng, sống dựa dẫm, ỉ lại, ăn bám...
- VD: Nam thường xuyên không thuộc bài.
+ Trái với kiên trì là: nản lòng, chóng chán, bỏ bê công việc...
- VD: Gặp bài toán khó, Chung không làm.
3. Ý nghĩa. 
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
- Ví dụ: - “ Mưa dầm thấm lâu”
 - “ Khổ luyện thành tài, miệt mài tất giỏi”
 - “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
4. Cách rèn luyện:
- Phải cần cù tự giác làm việc không ngại khó ngại khổ, cụ thể:
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..
+ Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.
+ Trong các hoạt động khác: kiên trì luyện tập TDTT, đấu tranh phòng chốngTNXH, bảo vệ môi trường...
Bài 3: Tiết kiệm
1. Khái niệm. 
- Tiết kiệm là sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Biểu hiện:
- Không đòi hỏi quá mức kinh tế gia đình.
- Sắp xếp thời gian hợp lý.
- Sử dụng tiền của nhà nước đúng mục đích và tiết kiệm.
- Không tham ô tài sản công cộng.
3. Ý nghĩa:
- Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.
- Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.
- Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
- Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa 
4. Cách rèn luyện (Hoc sinh cần phải làm gì ...)
- Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.
- Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
Bài 4: Lễ độ
1. Khái niệm.
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2. Biểu hiện.
- Lễ độ: Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Trái với lễ độ: thiếu lễ độ, vô lễ, hổn láo, cư xử thiếu văn hóa...
3. Ý nghĩa:
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
4. Cách rèn luyện: 
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
Bài 5: Lịch sự tế nhị
1. Khái niệm.
- Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hoá.
2. Biểu hiện.
- Qua lời nói, hành vi.
- Hiểu biết phép tắc, quy định chung của xã hội.
- Tôn trọng người giao tiếp, mọi người xung quanh
3. Ý nghĩa.
- Thể hiện trình độ văn/h, đạo đức của mỗi người.
- Được mọi người tôn trọng, yêu quý.
4. Cách rèn luyện.
- Biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử.
- Điều chỉnh việc làm, suy nghĩ của mình phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Bài 6: Tôn trọng kỉ luật
1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Ý nghĩa:
- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp XH tiến bộ.
- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.
3. Cách rèn luyện:
- HS phải đi học đúng giờ
- Tuân thủ những quy định chung.
- Thực hiện nghiêm túc trật tự an toàn giao thông.
Bài 7: Biết ơn
1. Thế nào là biết ơn
- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
2. Chúng ta phải biết ơn những ai? Vì sao?
- Biết ơn với cha me, tổ tiên ông bà đã nuôi dưỡng và sinh thành chúng ta.
- Biết ơn thầy cô giáo - những người đã cho ta tri thức để ta bước vào đời.
- Biết ơn những người đã giúp đỡ ta những lúc khó khăn, hoạn nạn- những người đã mang lại cho những điều tốt lành.
- Biết ơn những anh hùng, liệt sĩ- những người đã có công trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống hòa bình như ngày nay.
2. Ý nghĩa của sự biết ơn
- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
3. Cách rèn luyện
- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.
- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như: Thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ....
- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
Bài 8
Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
1. Thiên nhiên là gì? Yêu thiên nhiên là gì?
 - Thiên nhiên là: những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. Bao gồm: không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
- Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
- Ví dụ: Danh lam thắng cảnh: vịnh Hạ Long, rừng Cúc Phương, Hồ Ba Bể, Nha Trang 
2. Vai trò của thiên nhiên:
- Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người: Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người. Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.
- Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
-> Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại.
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên.
Bài 9: Sống chan hòa với mọi người
1. Thế nào là sống chan hoà với mọi người?
- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chung, có ích.
2. Ý nghĩa:
- Sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến, giúp đỡ.
- Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
3. Cách rèn luyện:
- Thành thật, thương yêu, tôn trọng, bình dẳng, giúp đỡ nhau.
- Chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm giúp nhau khắc phục.
- Tránh vụ lợi, ích kỉ, bao che khuyết điểm cho nhau.
Bài 10:
Mục đích học tập của học sinh
1. Mục đích học tập của học sinh là gì?
- Mục đích học tập của HS là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt.. cố gắng trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp, góp phần xây dựng gia đình, quê hương, đất nước. bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Ý nghĩa:
- Xác định đúng đắn mục đích học tập "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.
- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.
- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn....
- Muốn học tập tốt phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập
Bài 11
TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG 
HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Khái niệm:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Mỗi người cần phải có ước mơ.
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể hoạt động xã hội.
- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...
3. Hoạt động tập thể là gì? Ví dụ?
- Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,. tổ chức.
- VD: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
4. Hoạt động xã hội là gì? Ví dụ?
- Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Ví dụ: + Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
 + Tham gia Đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
3. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6.doc