Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Phước Mỹ (Có đáp án)

Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Phước Mỹ (Có đáp án)

Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

A. Xem ti vi thường xuyên .

B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

D. Nam hàng ngày không vệ sinh cá nhân.

Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

A. Đi xe đạp hàng ba. B. Đọc báo trong giờ học.

C. Đá bóng dưới lòng đường. D. Đi học đúng giờ .

Câu 3: Việc làm nào thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

A. Sáng nào Lan cũng dậy thật trễ vì đã thức khuya xem phim.

B. Gặp bài khó là An không làm.

C. Chưa làm bài tập xong Lan đã đi chơi.

D. Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào An cũng làm thêm bài tập.

Câu 4: Câu nói nào nói về tiết kiệm?

A. Cơm thừa, gạo thiếu B. Có chí thì nên

C. Năng nhặt chặt bị D. Vung tay quá trán

 

doc 8 trang tuelam477 3860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Phước Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT QUY NHƠN GIÁM THỊ 1: .. 
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ GIÁM THỊ 2: .. 
ĐỀ A
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 -2021
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: 
Số báo danh
Mã phách
Lớp: 
"
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Chữ ký GK 1
Chữ ký GK 2
Mã Phách
I. PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM KHAÙCH QUAN (4 ñieåm)
Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên.
Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?
A. Xem ti vi thường xuyên .
B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.
C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.
D. Nam hàng ngày không vệ sinh cá nhân.
Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
A. Đi xe đạp hàng ba.	B. Đọc báo trong giờ học.
C. Đá bóng dưới lòng đường.	D. Đi học đúng giờ .
Câu 3: Việc làm nào thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Sáng nào Lan cũng dậy thật trễ vì đã thức khuya xem phim.
B. Gặp bài khó là An không làm.
C. Chưa làm bài tập xong Lan đã đi chơi.
D. Hà muốn học giỏi môn toán nên ngày nào An cũng làm thêm bài tập.
Câu 4: Câu nói nào nói về tiết kiệm?
A. Cơm thừa, gạo thiếu	B. Có chí thì nên
C. Năng nhặt chặt bị	D. Vung tay quá trán
Câu 5: Nối cột A với cột B sao cho đúng.
A
B
Nối
1. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
2. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
3. Tôn trọng kỉ luật
4. Siêng năng, kiên trì
A. giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống
B. bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ lợi ích của bản thân
C. giúp ta có những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần, là môi trường sống của con người.
D. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức .
E. giúp chúng ta học tập, lao động hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ
1.-
2.-
3.-
4.-
II/ TỰ LUẬN ( 6 đ)
Câu 6: (1đ) Mục đích học tập của học sinh là gì?
Câu 7: (3đ) Mai và Hồng ngồi cùng bàn đầu. Trong giờ kiểm tra, thấy Mai loay hoay mãi không làm được bài tập khó, Hồng liền đưa bài của mình cho Mai chép. Cô giáo phát hiện và cho cả hai bạn bài điểm kém. Hồng tấm tức nói với các bạn cùng lớp: “Tớ giúp bạn chớ có vi phạm gì đâu!”.
 HS không được làm bài trong phần gạch chéo này
a/ Theo em, tôn trọng kỉ luật là gì?
b/ Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?
c/ Em sẽ khuyên Hồng như thế nào?
Câu 8: (2đ) Cho câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
a/ Câu tục ngữ trên giúp em gợi nhớ đến đức tính nào đã học?
b/ Trong cuộc sống hàng ngày và trong học tập, những việc làm nào của em thể hiện đức tính ấy?
Năm học 2020-2021
Tuần 9
Tiết 9
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 1. Kiến thức :
 Kiểm tra những kiến thức HS đã tiếp thu từ đầu năm đến nay (tuần 8) về các phẩm chất đạo đức .
 2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng vận dụng và thực hành .
 3. Thái độ :
 Giáo dục thái độ kiểm tra nghiêm túc, tự lực .
II. MA TRẬN ĐỀ :
Cấp độ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
-Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
-Tiết kiệm
-Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên
-Hành vi tự chăm sóc bản thân
-Câu nói về đức tính tiết kiệm
-Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2c
1đ
1ý
1đ
2c, 1 ý
2đ
20%
Chủ đề 2:
- Siêng năng, kiên trì
-Tôn trọng kỉ luật
-Mục đích học tập của học sinh
-Hành vi thể hiện tính siêng năng, kiên trì; kỉ luật
-Khái niệm mục đích học tập của học sinh; tôn trọng kỉ luật
-Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì; tôn trọng kỉ luật
-Lí giải hành vi có tôn trọng kỉ luật không
-Từ bài học Tôn trọng kĩ luật, nêu lời khuyên cho phù hợp
-Vận dụng để lí giải câu tục ngữ để liên hệ tới đức tính siêng năng, kiên trì
-Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2c,2 ý
3.0đ
3ý
2đ
2ý
2đ
1 ý
1đ
2c,8 ý
8đ
80%
Tổng số câu
4 câu, 2 ý
4 ý
2 ý
1 ý
4câu, 
9ý
Số điểm
4đ
3đ
2đ
1đ
10đ
Tỉ lệ %
40%
30%
20%
10%
100%
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM
Mỗi ý đúng được 0.5đ
1 B, 2 D, 3 D, 4 C
5. NỐI: 1C, 2E, 3B, 4C
II. TỰ LUẬN
6. Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1đ
7a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp,...
7b. - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.
- Vì đây là giờ kiểm tra mà Hồng đưa bài cho Mai chép là sai, vi phạm nội quy trường lớp. Kiểm tra là để đánh giá khả năng học tập của mình nên bài của ai nấy làm.
7c- Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy trong giờ kiểm tra mà ta nên giúp bạn trong giờ học bình thường, nhưng phải giảng cho bạn hiểu để bạn ấy tự làm bài. Như thế bạn học mới tiến bộ.
1đ
1đ
1đ
8a. Câu tục ngữ giúp em gợi nhớ đến đức tính siêng năng, kiên trì.
8b- Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ...)
- Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ...
1đ
1đ
Trong quá trình chấm, giáo viên có thể linh hoạt ở đáp án các câu 7c, 8b
PHÒNG GD&ĐT QUY NHƠN GIÁM THỊ 1: .. 
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ GIÁM THỊ 2: .. 
ĐỀ B
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020 -2021
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: 
Số báo danh
Mã phách
Lớp: 
"
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Chữ ký GK 1
Chữ ký GK 2
Mã Phách
I. PHAÀN TRAÉC NGHIEÄM KHAÙCH QUAN (4 ñieåm)
Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên.
Câu 1: Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?
A. Tập thể dục hàng ngày.
B. Thường xuyên thức khuya đến 1 giờ, 2 giờ sáng để làm bài tập.
C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.
D. Nam hàng ngày không vệ sinh cá nhân.
Câu 2: Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?
A. Đi xe đạp hàng ba.	B. Đá bóng trong sân trường
C. Đá bóng trong sân được quy định	D. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 3: Việc làm nào thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
A. Sáng nào Lan cũng dậy thật trễ vì đã thức khuya xem phim.
B. Gặp bài khó là An quyết tâm giải đến cùng.
C. Chưa làm bài tập xong Lan đã đi chơi.
D. Hà nghĩ rằng bài tập toán rất khó nên không làm bài tập về nhà. 
Câu 4: Câu nói nào nói về tiết kiệm?
A. Cơm thừa, gạo thiếu	B. Có chí thì nên
C. Tích tiểu thành đại 	D. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ
Câu 5: Nối cột A với cột B sao cho đúng.
A
B
Nối
1. Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
2. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
3. Tôn trọng kỉ luật
4. Siêng năng, kiên trì
A. giúp chúng ta học tập, lao động hiệu quả và sống lạc quan, vui vẻ
B. bảo vệ lợi ích cộng đồng, bảo vệ lợi ích của bản thân
C. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức .
D. giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống
E. giúp ta có những thứ cần thiết cho cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tinh thần, là môi trường sống của con người.
1.-
2.-
3.-
4.-
II/ TỰ LUẬN ( 6 đ)
Câu 6: (1đ) Mục đích học tập của học sinh là gì?
Câu 7: (3đ) Hồng và Nga đang đi học bằng xe đạp. Trụ đèn giao thông báo hiệu đèn vàng, Hồng cố gắng lái xe thật nhanh để không phải dừng đèn đỏ. Nga ngồi sau xe nói rằng: “Bạn đi như thế là không tôn trọng luật giao thông rồi!”.
 HS không được làm bài trong phần gạch chéo này
a/ Theo em, tôn trọng kỉ luật là gì?
b/ Hành vi của Hồng có tôn trọng kỉ luật không? Vì sao?
c/ Em sẽ khuyên Hồng như thế nào?
Câu 8: (2đ) Cho câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
a/ Câu tục ngữ trên giúp em gợi nhớ đến đức tính nào đã học?
b/ Trong cuộc sống hàng ngày và trong học tập, những việc làm nào của em thể hiện đức tính ấy?
Năm học 2020-2021
Tuần 9
Tiết 9
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 1. Kiến thức :
 Kiểm tra những kiến thức HS đã tiếp thu từ đầu năm đến nay (tuần 8) về các phẩm chất đạo đức .
 2. Kĩ năng :
 Rèn kĩ năng vận dụng và thực hành .
 3. Thái độ :
 Giáo dục thái độ kiểm tra nghiêm túc, tự lực .
II. MA TRẬN ĐỀ :
Cấp độ
CĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
-Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
-Tiết kiệm
-Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên
-Hành vi tự chăm sóc bản thân
-Câu nói về tiết kiệm
-Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2c
1đ
1ý
1đ
2c, 1 ý
2đ
20%
Chủ đề 2:
- Siêng năng, kiên trì
-Tôn trọng kỉ luật
-Mục đích học tập của học sinh
-Hành vi thể hiện tính siêng năng, kiên trì; kỉ luật
-Khái niệm mục đích học tập của học sinh; tôn trọng kỉ luật
-Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì; tôn trọng kỉ luật
-Lí giải hành vi có tôn trọng kỉ luật không
-Từ bài học Tôn trọng kĩ luật, nêu lời khuyên cho phù hợp
-Vận dụng để lí giải câu tục ngữ để liên hệ tới đức tính siêng năng, kiên trì
-Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2c,2 ý
3.0đ
3ý
2đ
2ý
2đ
1 ý
1đ
2c,8 ý
8đ
80%
Tổng số câu
4 câu, 2 ý
4 ý
2 ý
1 ý
4câu, 
9ý
Số điểm
4đ
3đ
2đ
1đ
10đ
Tỉ lệ %
40%
30%
20%
10%
100%
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM
Mỗi ý đúng được 0.5đ
1 A, 2 C, 3 B, 4 C
5. NỐI: 1E, 2A, 3B, 4D
II. TỰ LUẬN
6. Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
1đ
7a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp,...
7b. - Hành vi của Hồng không tôn trọng kỉ luật.
- Vì đèn giao thông báo màu vàng nghĩa là đi chậm lại, chuẩn bị dừng đèn đỏ. Bạn Hồng cố ý đi thật nhanh là chưa tôn trọng luật giao thông đã đặt ra theo quy định của pháp luật.
7c- Em sẽ nói với Hồng là bạn không nên làm vậy vì như thế là nguy hiểm cho bạn và những người xung quanh. Nếu bạn cố ý không dừng đèn đỏ, nhỡ lúc đó có người đang qua đường sẽ gây ra những hậu quả không đoán trước được.
1đ
1đ
1đ
8a. Câu tục ngữ giúp em gợi nhớ đến đức tính siêng năng, kiên trì.
8b- Trong học tập: chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục tiêu trong học tập (đi học đều, học bài, làm bài đầy đủ...)
- Trong lao động, rèn luyện: tham gia lao động đều đặn, cố gắng làm việc để đạt kết quả tốt, chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình, nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham trò chơi vô bổ...
1đ
1đ
Trong quá trình chấm, giáo viên có thể linh hoạt ở đáp án các câu 7c, 8b

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.doc