Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020

Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?

 1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?

 A. đồng hoá dân tộc ta. B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới.

 C. vơ vét, bóc lột của cải. D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta.

 2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?

 A. Lý Bí và Phùng Hưng. B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.

 C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục. D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.

 3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?

 A. Trồng cây ăn quả. B. Làm gốm. C. Trồng lúa nước. D. Khai thác lâm thổ sản.

 4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?

 A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.

 B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

 C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.

 D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.

 

doc 6 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2019 – 2020
TRƯỜNG TH&THCS
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 6
Họ và tên: ...
(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Lớp: .6.. .


Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
 Câu 1: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng ?
 1. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm âm mưu?
 A. đồng hoá dân tộc ta. B. tăng cường sức mạnh cho nhà nước mới. 
 C. vơ vét, bóc lột của cải. D. chiếm đất và cai trị nhân dân ta. 
 2. Đến thế kỉ VII-IX nước ta có những cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của?
 A. Lý Bí và Phùng Hưng. 	B. Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. 
 C. Mai Thúc Loan và Triệu Quang Phục. 	D. Phùng Hưng và Triệu Quang Phục.
 3. Nguồn sống chủ yếu của cư dân Cham Pa là?
 A. Trồng cây ăn quả. B. Làm gốm. 	C. Trồng lúa nước. D. Khai thác lâm thổ sản.
 4. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa?
 A. Chứng tỏ chế độ phong kiến phương Bắc đã suy yếu.
 B. Thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.
 C. Chấm dứt 1000 năm thống trị phương Bắc, khẳng định quyền tự chủ của đất nước.
 D. Chấm dứt hơn 1000 năm thống trị của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài.
Câu 2: Hãy dùng từ hoặc cụm từ ( Giao chỉ, Vạn Xuân, Lâm Ấp, Cham Pa, Sin-ha-pu-ra) vào chỗ trống ( .)sao cho đúng với đoạn trích nói về quá trình xây dựng nước ChamPa độc lập ?
 Năm 192-193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân (1) nổi dậy giành quyền độc lập, đặt tên nước là(2) , sau đó đổi tên nước là (3) , đóng đô ở (4) . 
Câu 3: Hãy nối các sự kiện ở (cột A) với thời gian ở (cột B) sao cho đúng ? 
Cột A (Thời gian)
Nối
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1. Năm 905
a→ .
a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
2. Năm 906
b→ .
b Quân Hán sang xâm lược nước ta
3. Năm 930
c→ .
c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
4. Năm 931
d→ .
d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình


e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ
Phần II: Tự luận:(7điểm)
Câu 1:(2điểm) 
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó? 
Câu 2:(3điểm)
Vì sao nói những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc?
Câu 2:(2 điểm) 
Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?
BÀI LÀM
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG GD&ĐT 
ĐÁP ÁN THI KSCL HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2019 - 2020
TRƯỜNG TH&THCS 
MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 6

(Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề)


Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
(Mỗi ý đúng được 0.25đ)
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
Câu 1
 A
B
C
D
Câu 2
Tượng Lâm 
Lâm Ấp
Cham Pa 
Sin-ha-pu-ra 
Câu 3: 
(Mỗi ý đúng được 0.25đ)
Cột A (Thời gian)
Nối
Cột B (Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ họ Khúc, họ Dương)
1. Năm 905
1→a
a. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ
2. Năm 906
2→c
b Quân Hán sang xâm lược nước ta
3. Năm 930
3→b
c. Vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ
4. Năm 931
4→d
d. Dương Đình Nghệ đem quân đánh chiếm Tống Bình


e. Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ đoạt chức Tiết độ sứ
Phần II: Tự luận:(7 điểm)
Câu 1:(2 điểm) 
* Hơn 1.000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại: 
 - Lòng yêu nước. (0,25đ)
 - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước. (0,25đ)
 - Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. (0,5đ).
* Học sinh cần phải bảo vệ thành quả:
 - Học thật tốt để biết được lịch sử dân tộc, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, trở thành người có ích cho đất nước sau này. (0,5đ)
 - Tuyên truyền bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá mà ông cha ta đã gầy công xây dựng(0,5đ)
Câu 2:(3 điểm) Những việc làm của Khúc Thừa Dụ đã chấm dứt trên thực tế ách thống trị của phong kiến phương Bắc:
- Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được 2 năm thì mất (907), con là Khúc Hạo lên thay đã tiến hành những công việc sau: (0.5đ)
+ Đặt lại các khu vực hành chính. (0.25đ)
+ Cử người Việt vào bộ máy chính quyền. (0.25đ)
+Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. (0.25đ)
+Lập lại sổ hộ khẩu. (0.25đ)
 - Những việc làm của họ Khúc chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, bước đầu xây dựng và củng cố nền tự chủ đất nước. (1,5đ)
Câu 3:(2điểm) 
* Ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta , mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
* Công lao của Ngô Quyền: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TN
TL
TN
TL
TN
TL

Chủ đề: 1. Nước ta thời kì Bắc thuộc
chính sách cai trị




Bài học cho bản thân

Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm:0,5 
Tỷ lệ: 5%




Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ:20 %
Số câu: 3
Số điểm:2,5
Tỷ lệ: 25%
Chủ đề: 2. Nước Champa 
Qúa trình xây dựng và phát triển






Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm:1,25
Tỷ lệ: 12,5%





Số câu: 2
Số điểm:1,25 
Tỷ lệ: 12,5%
Chủ đề: 3. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng 938

Công lao của Ngô Quyền
Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc,họ Dương
Việc làm của Khúc Thừa Dụ



Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu:1
Số điểm:0,25
Tỷ lệ:2,5 %
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ:20 %
Số câu;1
Số điểm:1
Tỷ lệ:10 %
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%


Số câu:4
Số điểm: 6,25
Tỷ lệ:62,5%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 5
Số điểm:2
Tỷ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỷ lệ:20 %
Số câu:1
Số điểm:1
Tỷ lệ:10 %
Số câu:1
Số điểm: 3
Tỷ lệ: 30%

Số câu: 1
Số điểm:2
Tỷ lệ:20%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ:100%

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_mon_lich_su_lop_6_co_dap_an_nam_hoc_2.doc