Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Tên văn bản: Thánh Gióng.

+ Thể loại: Truyền thuyết .

- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )

+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 2: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Nội dung của đoạn văn: Gióng lớn lên thể hiện sức mạnh của toàn dân, của lòng yêu nước.

+ Phương thức biểu đạt đoạn văn: Tự sự.

- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)

+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

 

doc 17 trang Hà Thu 4261
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên văn bản, thể loại
 - Các cách giải thích ngĩa của từ
- Hiểu được nội dung, phương thức biểu đạt của đoạn văn. 
- Thông hiểu và giải thích nghĩa của từ.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
 2,0
20%
2
 2,0
20%
4
 4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài: 
 Giới thiệu chung về người định kể. 
Kết bài: 
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn.
- Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
Thân bài: 
- Miêu tả khái quát về người bạn của em. 
- Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em. 
- Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người 
- Kể một kỉ niệm giữa em và bạn .
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
 1,0
10%
1/4
 1,0
10%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
1
 6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
 3,0
30%
2+ 1/4 
 3,0
30%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
5
 10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC-HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt”.
 (Trích Ngữ văn 6 - Tập I).
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thể loại là gì? (1,0 điểm) 
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.? (1,0 điểm)
Câu 3: Nêu các cách giải thích nghĩa của từ? (1,0 điểm)
Câu 4: Hãy giải thích nghĩa của từ “lẫm liệt”? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm )
Kể về một người bạn thân của em.
 ------ HẾT ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Tên văn bản: Thánh Gióng.
+ Thể loại: Truyền thuyết .
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Nội dung của đoạn văn: Gióng lớn lên thể hiện sức mạnh của toàn dân, của lòng yêu nước. 
+ Phương thức biểu đạt đoạn văn: Tự sự. 
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
 Có hai cách giải nghĩa từ: 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Giải thích từ “lẫm liệt”: hùng dũng, oai nghiêm.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0 điểm)
 Giới thiệu chung về người định kể (Có thể thêm vầng thơ, bài thơ vào rồi giới thiệu về người đó...)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu truyện được kể hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
- Mức không đạt: (0 điểm)
- Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Miêu tả khái quát về người bạn của mình. (Về mái tóc, thân hình, nước da, khuôn mặt/ Em đã chơi với bạn bao nhiêu năm....) (Về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...)
+ Tính tình của bạn ấy khi tiếp xúc với em (Dễ thương, hòa đồng, dễ gần gũi...)
+ Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người (Giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay đơn thuần là giúp em một bài toán khó nào đó....)
+ Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. Có thể kể một câu chuyện buồn giữa em và bạn để giờ đây em phải hối hận 
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 - 2,5 điểm)
 Chỉ đạt một, hai, ba trong 4 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
 Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)	
+ Nêu cảm nghĩ của em về bạn.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
 Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm vào viết văn tự sự.
- Mức không đạt: Bài viết sơ lược, không biết kết hợp yếu tố kể, biểu cảm vào viết văn tự sự.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân. 
---------- HẾT ----------
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả
 - Nhận biết được các loại từ láy. 
- Hiểu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn. 
- Xác định được từ láy.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
 2,0
20%
2
 2,0
20%
4
 4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài: 
 Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.
Kết bài: 
- Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. 
- Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
Thân bài: 
Đặc điểm về nụ cười của mẹ:
- Nụ cười yêu thương.
- Nụ cười khoan dung.
- Nụ cười hiền hậu.
- Nụ cười khích lệ.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
 1,0
10%
1/4
 1,0
10%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
1
 6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
 3,0
30%
2+ 1/4
 3,0
30%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
5
 10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) 
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.
 (Trích Ngữ văn 7- Tập I)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) 
Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm) 
Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm)
Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm )
Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
------ HẾT ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021
 MÔN: NGỮ VĂN 7
I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê .
+ Tác giả: Khánh Hoài
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em.
+ Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. 
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
Từ láy: chiền chiện, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”. 
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
 Có hai loại từ láy:
+ Từ láy toàn bộ.
+ Từ láy bộ phận.
- Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm )
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.
II/ TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
* TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: (5,0 điểm)
1/. Mở bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức hoặc không có mở bài.
2/. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm) 
 Đảm bảo được đúng các yêu cầu sau:
 Đặc điểm về nụ cười của mẹ:
 + Nụ cười yêu thương.
 + Nụ cười khoan dung.
 + Nụ cười hiền hậu.
 + Nụ cười khích lệ.
- Mức chưa đạt tối đa: (Từ 0,5 đến 2,5 điểm)
+ Chỉ đạt một, hai, ba trong bốn yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Học sinh không kể được.
3/. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. 
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân. 
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai hoặc không có kết bài.
* CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1,0 điểm)
1/. Hình thức: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) 
+ Viết bài văn đủ bố cục ba phần, các ý sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, dùng từ, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2/. Sáng tạo: (0,5 điểm) 
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) 
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài. 
* Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.
 ---------- HẾT ----------
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả
 - Nhận biết được các từ thuộc trường từ vựng. 
- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. 
- Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
 2,0
20%
2
 2,0
20%
4
 4,0
40%
2. Tập làm văn
Mở bài: 
 Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
Kết bài: 
- Cảm nhận chung về việc làm của bản thân. 
 - Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
Thân bài: 
- Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
 - Kể lại diễn biến sự việc 
 - Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
 - Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
 1,0
10%
1/4
 1,0
10%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
1
 6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
 3,0
30%
2+ 1/4
 3,0
30%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
5
 10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
 “ Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc ? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
	 (Ngữ văn 8, tập một)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1,0 điểm)
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người” có trong đoạn văn trên?. (1,0 điểm)
Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt nào ? Cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm):
 Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
------ HẾT ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Đoạn văn trên trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”). 
+ Tác giả: Nguyên Hồng. 
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Nội dung chính: Cảm giác sướng cực điểm của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
Các từ thuộc trường từ vựng chỉ “các bộ phận của cơ thể con người”: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phối kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sư + miêu tả + biểu cảm.
+ Tác dụng: Góp phần làm cho đoạn văn kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc, giàu cảm xúc.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ HS đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ HS trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : (5.0 điểm)
1. Mở bài : (1,0 điểm)
 Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự việc nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài: (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm )
+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc.
+ Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định. Có sự việc khởi đầu, sự việc cao trào, đỉnh điểm, kết thúc. ( Chú ý kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
+ Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em.
+ Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,điểm) 
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài .
- Mức không đạt: (0 điểm).
+ Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên.
3. Kết bài: (1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa (1,0 điểm).
+ Cảm nhận chung về việc làm của bản thân.
+ Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn.
- Mức chưa đạt tối đa: (0, 5 – 2,5 điểm): 
+ HS nêu được ½ các ý trên nhưng còn sơ sài 
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm) 
- Mức đạt tối đa:
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: ( 0 điểm) 
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai lỗi dùng từ, diễn đạt, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu.
2. Sáng tạo: (0,5 điểm)	
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) 
+ Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài. 
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân. 
---------- HẾT ---------- 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Sáng tạo
Tổng cộng
1. Đọc-hiểu
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả.
 - Nhận biết từ Hán việt, từ láy. 
- Hiểu nội dung của đoạn thơ.
- Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt.
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
 2,0
20%
2
 2,0
20%
4
 4,0
40%
2. Tập làm văn
Văn tự sự
Mở bài: 
 Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.
Kết bài: 
 + Giấc mơ tan biến - trở về hiện thực - ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.
 + Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
Thân bài: 
+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: + Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân.
 + Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. 
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ:
1/4
 1,0
10%
¼
 1,0
10%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
1
 6,0
60%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2+ 1/4
 3,0
30%
2+ ¼
 3,0
30%
1/4
 3,0
30%
1/4
 1,0
10%
5
 10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 “ Tà tà bóng ngả về tây,
 Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
 Bước dần theo ngọn tiểu khê,
 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
 Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
 (Ngữ văn 9, tập 1)
 Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. (1,0 điểm)
 Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn thơ?. (1,0 điểm)
 Câu 3: Tìm và giải thích nghĩa của từ Hán Việt trong hai câu thơ sau: (1,0 điểm)
“Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”.
 Câu 4: Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của chúng? (1,0 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
 Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. 
------ HẾT ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2020 - 2021
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
I. ĐỌC- HIỂU: ( 4,0 điểm )
Câu 1: ( 1,0 điểm )
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Đoạn thơ trích từ văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều).
+ Tác giả: Nguyễn Du. 
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) 
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm) 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: ( 1,0 điểm )
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Nội dung: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm ) 
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm) 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: ( 1,0 điểm )
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Từ Hán Việt:
Tiểu khê: Khe nước nhỏ
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm ) 
+ Đạt 1/2 yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm) 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4: ( 1,0 điểm )
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) 
+ Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
+ Tác dụng: Có giá trị hình tượng và giá trị biểu cảm cao. Vừa gợi tả được hình ảnh của sự vật, vừa thể hiện được tâm trạng con người.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) :
+ Đạt một trong hai yêu cầu trên.
 - Mức không đạt: (0 điểm) 
+ Trả lời sai hoặc không trả lời.
II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm)
— Tiêu chí về nội dung phần bài viết : 
1. Mở bài : (1,0 điểm)
Giới thiệu về giấc mơ và người thân được gặp trong giấc mơ.
- Mức tối đa : (1,0 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện hay, gây ấn tượng, có tính sáng tạo.
- Mức chưa đạt tối đa : (0,5 điểm)
+ Biết dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.
- Mức không đạt : (0 điểm)
+ Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.
2. Thân bài : (3,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm)
+ Kể hoàn cảnh diễn ra giấc mơ: Không gian, màu sắc, cảnh vật chủ đạo trong giấc mơ.
+ Kể cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người thân:
 ® Người thân có nét gì khác so với trước kia ( Chú ý miêu tả diện mạo, hình dáng, y phục, cử chỉ, nét mặt, động tác, lời nói của người thân - so sánh hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ).
 ® Nội dung cuộc trò chuyện giữa em và người thân: Hỏi về công việc, cuộc sống hiện tại; nhắc lại kỉ niệm (sự gắn bó) giữa em và người thân; Lời động viên, nhắc nhở dặn dò của người thân đối với em....(kết hợp yếu tố biểu cảm).
+ Kể lại tình huống khiến em tỉnh giấc, tâm trạng, cảm xúc của em khi đó.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5-2,5 điểm)
+ Chỉ đạt một, hai trong ba yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
 + Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.
3. Kết bài: ( 1,0 điểm)
- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)
+ Giấc mơ tan biến-trở về hiện thực-ấn tượng sâu sắc nhất của em về người thân.
+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.
- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.
— Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
1. Hình thức: (0,5 điểm).
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.
2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)
- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)
+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.
+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại vào viết văn tự sự.
- Mức không đạt: (0 điểm)
+ Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu thể hiện trong bài viết hoặc học sinh không làm bài.
* Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân. 
---------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc