Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1. Câu nói “ Dân ta phải biết sử ta

 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?

a) Võ Nguyên Giáp. b) Hồ Chí Minh. c) Phạm Văn Đồng. d) Lê Duẩn.

 Câu 2. Chữ tượng hình là

a) Vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của con người. b) Chữ viết đơn giản.

c) Chữ theo ngữ hệ latinh. d) Chữ cái a,b,c.

Câu 3. Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào?

a) Thống trị và bị trị. b) Chủ nô và nô lệ.

c) Quý tộc và nông dân công xã. d) Quý tộc và chủ nô.

Câu 4. Dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở những nơi nào trên thế giới?

a) Việt Nam, Thái Lan. b) Đông phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu.

c) Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. d) Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc.

Câu 5. Một thế kỉ là bao nhiêu năm?

a) 10 năm. b) 100 năm. c) 1000 năm. d) 10000 năm.

 

doc 5 trang haiyen789 5340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 
Họ và tên.................................
Lớp ..........................................
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 6
Năm hoc (2020 - 2021)
Điểm:
Lời phê:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 đ)
 I. Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (1đ)
Câu 1. Câu nói “ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?
a) Võ Nguyên Giáp.	b) Hồ Chí Minh. c) Phạm Văn Đồng.	d) Lê Duẩn.
 Câu 2. Chữ tượng hình là
a) Vẽ mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩa của con người.	b) Chữ viết đơn giản.
c) Chữ theo ngữ hệ latinh.	d) Chữ cái a,b,c.
Câu 3. Xã hội cổ đại phương Tây gồm những giai cấp nào?
a) Thống trị và bị trị.	 	b) Chủ nô và nô lệ.
c) Quý tộc và nông dân công xã. 	d) Quý tộc và chủ nô.
Câu 4. Dấu tích người tối cổ được tìm thấy ở những nơi nào trên thế giới?
a) Việt Nam, Thái Lan.	 b) Đông phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu. 
c) Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ. d) Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập, Trung Quốc.
Câu 5. Một thế kỉ là bao nhiêu năm?
a) 10 năm.	b) 100 năm.	c) 1000 năm.	d) 10000 năm.
Câu 6. Vật liệu người tinh khôn sử dụng để làm công cụ lao động là
a) Vỏ ốc.	 	b) Đồ gốm.
c) Đá, tre, gỗ, xương, sừng.	d) Rìu, bôn, chày.
Câu 7. Tại quê hương Núi Thành (Quảng Nam), đã phát hiện dấu vết của người Tiền - sơ sử, thuộc di tích
a) Bàu Tró.	b) Bàu Dũ.	c) Quỳnh Văn.	c) Hạ Long.
Câu 8. Quá trình tiến hóa của loài người diễn ra như thế nào?
a) Người tối cổ- Người cổ – Người tinh khôn.
b) Vượn - Tinh Tinh - Người tinh khôn.
c) Vượn người - Người tối cổ - Người tinh khôn.
d) Vượn cổ - Người tối cổ - Người tinh khôn.
II. Nối ghép cột A với cột B sao cho đúng (1đ)
A. Thành tựu văn hóa
B. Tên quốc gia
Nối cột A với B
1. Kim Tự Tháp
a) Rô-ma.
1.
2. Thành Ba-bi-lon
b) Ai Cập.
2.
3. Đền Pac-tê-nông
c) Lưỡng Hà.
3.
4. Khải Hoàn môn.
d) Hi Lạp.
4.
e) Ấn Độ
B. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn? Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã?(3đ)
Câu2. Nêu những điểm mới trong đời sống vật chất của người nguyên thuỷ trên đất nước ta?(2đ)
Câu3. Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta? Việc tìm thấy dấu tích người tối cổ trên đất nước ta có ý nghĩa gì? (2đ)
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
 NĂM HỌC: 2020 - 2021
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)
I. Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu (2đ)
1. b.	 2. a.	 3. b.	 4. b.	5. b.	6. c.	7. b.	8. d. (Mỗi ý đúng 0,25đ)
II. Nối ghép cột A với cột B (1đ)
 	1. b.	2.c.	 3.d.	 4.a. (Mỗi ý đúng 0.25đ)
B. PHẦN TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 HS trình bày được
a) Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn
- Người tối cổ: Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày cao, khắp cơ thể phủ một lớp lông ngắn, dáng đi hơi còng, lao về phía trước, thể tích sọ náo từ 850cm3- 1100cm3(1đ)
- Người tinh khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người,dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích sọ não lớn1450cm3.(1đ)
b) Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã Nhờ có công cụ kim loại (đồ đồng) → sản xuất phát triển → sản phẩm con người tạo ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa → có sự chiếm đoạt của cải dư thừa → XH phân hóa giàu nghèo → XH nguyên thủy tan rã.(1đ)
	Câu 2 Đời sống vật chất
- Người tinh khôn thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về cải tiến công cụ. (0,5đ)
- Thời Sơn Vi con người đã ghè đẽo các hòn cuội thành rìu đến thời văn hóa Hòa Bình - BắcSơn họ biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các công cụ như: rìu, bôn, chày. (0,5đ)
- Họ biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ. (0,5đ) 
- Biết trồng trọt và chăn nuôi. (0,5đ)
Câu 3 HS trình bày được
- Địa điểm tìm thấy
+ Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).(0,5đ)
+ Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai).(0,5đ)
- Ý nghĩa: Thể hiện Việt Nam ta là quê hương của loài người, là một trong những nơi xuất hiện con người sớm trên Trái Đất, chúng ta phải biết giữ gìn những dấu tích lich sử có ở địa phương và lòng tự hào yêu quê hương, đất nước.(1đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ 6
	Cấp độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng điểm
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sơ lược về môn lịch sử
Biết 1 TK là bao nhiêu năm
0,25đ
Số câu
1
Số điểm
0,25đ
Xã hội nguyên thủy 
 Địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ trên thế giới. Qúa trình tiến hoá của loài người
Giải thích vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
1,5đ
Số câu
2
0,5
Số điểm
0,5đ
1đ
Xã hội cổ đại 
Thành tựu văn hóa các quốc gia cổ đại. Khái niệm chữ tượng hình
Giai cấp cơ bản của XH cổ đại Ptây
Lập được bảng so sánh sự khác nhau của người tối cổ và người tinh khôn
3,5đ
Số câu
2
1
0,5
Số điểm
1,25đ
0,25đ
2đ
Buổi đầu lịch sử nước ta
Địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ trên đất nước ta. 
Vật liệu người tinh khôn làm công cụ lao động. Câu nói của HCM về hiểu biết l/sử của người VN. Quê hương Quảng Nam ta cũng xuất hiện người tối cổ. Đời sống vật chất của người ng/ thuỷ
Ý nghĩa việc tìm thấy dấu tích người tối cổ trên đất nước ta
4,75đ
Số câu
1
3
1
1
Số điểm
1đ
0,75đ
2đ
1đ
TS câu
5
1
4
1,5
0,5
1
10đ
(100%)
TS điêm
2đ
1đ
1đ
3đ
2đ
1đ
Tỉ lệ
20%
10%
10%
30%
20%
10%

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2020_202.doc