Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lí Lớp 6 - Đề 1 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lí Lớp 6 - Đề 1 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Câu 1(2đ): Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau:

 “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu 2(2đ): Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?

Câu 3 (2đ): Dựa vào hình vẽ sau :

a.Trình bày khái niệm độ cao tuyệt dối và độ cao tương đối của núi?

b. Nhận xét độ cao tương đối 1 và 2 ở sơ đồ? giải thích?

 

doc 11 trang Lộc Nguyễn 10/06/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lí Lớp 6 - Đề 1 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ 
nhận thức
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL

Đặc điểm riêng của trái đất
biết được hình dạng cũng như cách biểu hiện bề mặt trái đất trên bản đồ






Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
4
1.6
16%





4
1.6
16%

Chuyển động của trái đất
Biết được đặc điểm chuyển động cũng như các hệ quả của sự chuyển động của trái đất

Biết cách tính giờ và xác định được dộ dài ngày dêm ở các vĩ độ trên trái đất


Biết vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí xảy ra trong thực tế

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
3
1,2
12%

3
1,2
12%


1
2
20%
7
4.4
44%

Các TPTN của trái đất


Trình bày được cấu tạo vỏ trái đất và nhận dạng được độ cao của núi




Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
 

2
4
40%



2
4
40%
TS câu 
TS điểm
 Tổng TL
7
2.8
28%
5
5,2
52%
1
2
20%
13
10
100%

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ 6 - Đề 1
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Phần TNKQ (4đ)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất
Câu1: Trái đất có hình dạng gì?
a.Hình tròn b.Hình vuông c.Hình cầu d. Hình bầu dục
Câu 2:Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào:
a. Nam b. Đông c. Bắc d. Tây
Câu 3: Điền dấu > hoặc < vào các ô trống sao cho hợp lí:
 	b. 	 
Câu 4. Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì ?
a. Đường b. điểm c. diện tích d. Hình học
Câu 5: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy:
a. Số 5,6 b. số 7,8 c. số 8,9 d. số 6,7
Câu 6: Khi Luân Đôn ở khu vực giờ số 0 là 12 giờ thì Hà Nội ở khu vực giờ số 7 là mấy giờ:
a. 16 giờ b. 17 giờ c. 18 giờ d. 19 giờ
Câu 7: Mọi vật chuyển động ở bán cầu Bắc thường lệch về phía:
a. Trái b. Phải c. trên d. dưới
Câu 8:Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo nào sau đây:
a. Gần tròn b. Tròn c. Vuông d. Thoi
Câu 9: Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9 tia sáng mặt trời chiếu vuông góc vào vĩ tuyến nào?
a. Chí tuyến bắc b. Chí tuyến nam c. Xích đạo
Câu 10. Nối các ý ở cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B: 
Độ dài ngày và đêm vào ngày 22 tháng 6 : 
Vĩ tuyến
Độ dài ngày và đêm
1.Chí tuyến bắc
a. Ngày ngắn đêm dài
2.Chí tuyến nam
b. Ngày bằng đêm
3. Vòng cực bắc
c. Đêm dài 24 giờ
4.Vòng cực nam
d. Ngày dài đêm ngắn
5. Xích đạo
e. Ngày dài 24 giờ

B. Phần Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1(2đ): Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa em hãy giải thích câu ca dao sau:
 “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu 2(2đ): Trình bày cấu tạo của lớp vỏ trái đất? Nêu vai trò của lớp vỏ trái đất?
Câu 3 (2đ): Dựa vào hình vẽ sau :
a.Trình bày khái niệm độ cao tuyệt dối và độ cao tương đối của núi? 
b. Nhận xét độ cao tương đối 1 và 2 ở sơ đồ? giải thích? 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ 6
A.Phần Trắc nghiệm khách quan ( 4điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.4 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
c
a>; b<
b
B
d
b
c
a
1d, 2a, 3e,4c, 5b
Câu 10: 1d ; 2a ; 3e; 4c; 5b
B. Phần Tự luận:
Câu 1: ( 2điểm)
- Câu ca dao trên là của Việt Nam, vì nước ta nằm ở bán cầu Bắc (BCB) nên tháng năm là mùa hè của BCB lúc này BCB chúc về gần mặt trời nên có hiện tượng ngày dài đêm ngắn. (Đêm tháng năm chưanằm đã sáng)(1đ)
- Tháng mười là mùa đông của bán cầu Bắc lúc này BCB ngả ra xa mặt trời nên có hiện tượng ngày ngắn đêm dài. ( ngày tháng mười chưa cười đã tối) (1đ)
Câu 2 (2đ)
- Vai trò của vỏ trái đất: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như địa hình, đất, sinh vật, nước và là nơi sinh sống của xã hội loài người (1đ)
- Cấu tạo của vỏ trái đất: Là lớp vỏ đá cứng gồm nhiều địa mảng liền kề nhau tạo thành. (1đ)
Câu 3(2đ)
a. Trình bày khái niệm:(1.đ)
 - Độ cao tuyệt đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang mực nước biển trung bình ở độ cao 0m.(0.5)
 - Độ cao tương đối: Là khoảng cách được tính từ đỉnh núi đến ngang chân núi(0.5)
b. Nhận xét và giải thích (1 đ)
- Độ cao tương đối 2 lớn hơn độ cao tương đối 1 (0.5)
- Do chân núi 1 ở vị trí thấp hơn chân núi 2 vì vậy có độ cao 1 lớn hơn độ cao 2.(0.5)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: ĐỊA LÍ 6 - Đề 2
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề bài:
I.Trắc nghiệm( 2 điểm). 
Khoanh tròn vào đáp án đúng mỗi ý 0,5 đ
Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? 
Vị trí thứ 3 B. Vị trí thứ 4 C . Vị trí thứ 5 D. Vị trí thứ 6
Câu 2: Nguyên nhân sinh ra núi lửa và động đất là:
Do ngoại lực	 C. Do nội lực
Do hai địa mảng xô vào nhau D. Cả A và C
Câu 3:Điền từ thích hợp vào chổ trống ( 1đ )
Những đường nối liền từ cực Bắc xuống cực Nam gọi là các (1 ) ..
Đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grinuýt ngoại ô Luân Đôn nước Anh gọi là ( 2 ) đường này có số độ là 00
b. Những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến gọi là các (3 ) Đường
xích đạo còn gọi là (4 ) .đường này có số độ là 00
II: Tự Luận( 8 điểm).
Câu 1 (2 điểm): Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 2 (2 điểm): Tại sao nói nội lưc và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?
Câu 3 (4 điểm): So sánh sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN: ĐỊA LÍ 6
I.Trắc nghiệm khách quan: (2đ)
*Mỗi ý đúng 0,5 đ
Câu
1
2
Ý đúng
A
C
Câu 3 1. Kinh tuyến 2. Kinh tuyến gốc 
 3. Vĩ tuyến 4. Vĩ tuyến gốc ( Xích đạo ) 
II.Tự luận: ( 8đ)
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1:(2 điểm)
 - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông trên quỹ đạo hình elip gần tròn hết 365 ngày 6 giờ.	
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi. Sự chuyển động này gọi là sự chuyển động tịnh tiến.	
Câu 2 (2 điểm).
 Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau vì:
 + Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.	
 + Ngoại lực là nhưng lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất, có tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình.	
Câu 3 (4 điểm).	
 Dạng địa hình
Đặc điểm

Núi trẻ

Núi già
Thời gian hình thành
Cách đây vài chục triệu năm
Cách đây hang trăm triệu năm
Hình thái - Đỉnh
- Sườn
- Thung lũng
 Nhọn
 Dốc
 Hẹp và sâu
 Tròn
 Thoai thoải
 Rộng và nông
Lực tác động chủ yếu hiên nay
 Nội lực
 Ngoại lực
	
(1điểm) 
(1 điểm) 
(1 điểm)
(1 điểm)
1điểm
2điểm
1điểm

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 6 - Đề 3
NĂM HỌC: 2020 -2021
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
Câu 1: Trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 2: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt ngoại ô thành phố luân Đôn nước Anh là:
A. Vĩ tuyến gốc	 	 	B. Kinh tuyến Đông
	C. Kinh tuyến tây 	D. Kinh tuyến gốc 
Câu 3: Nhiệt độ của lớp trung gian Trái Đất :
 A. Tối đa 1000 º C B. 4000 º C 
 C. Từ 1500-4700 º C D.Khoảng 5000 º C 
Câu 4: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì: 
 A. Khí hậu ấm áp B. Nhiều hồ nước 
 C . Đất đai màu mỡ D. Giàu thủy sản
Câu 5: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết:
 A. Độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa
 B. Độ lớn của bản đồ so với thực địa
 	C. Độ chuẩn xác của bản đồ so với thực địa
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 6: Trên quả địa cầu có tất cả:
 A. 360 kinh tuyến B. 720 kinh tuyến 
 C. 181 kinh tuyến D. Vô số kinh tuyến
Câu 7: Trên bản đồ kí hiệu của một thành phố thuộc loại kí hiệu gì ?
A. Đường 	B. Điểm 	C. Diện tích 	D. Hình học
Câu 8: Bán kính của Trái Đất là bao nhiêu?
A. 6073 km B.6037 km
C. 6370 km D.6307 km
Câu 9: Bề mặt Trái Đất được phân chia thành mấy khu vực giờ?
A. 24 B.25 C.26 D.27
Câu 10: Nội lực sinh ra những hiện tượng nào?
A. Núi lửa, xói mòn, phong hóa 
 B. Xâm thực, động đất, xói mòn
 C. Sóng thần, động đất, núi lửa 
 D. Núi lửa, xói mòn, phong hóa.
Câu 11: Núi là dạng địa hình thường có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển là:
 	A. Trên 200m; 	B. Dưới 200m; 
C. Trên 500m; 	D. Dưới 5000m.
Câu 12: Nội lực có xu hướng: 
A. Nâng cao địa hình 
	B. Phong hóa địa hình 
	C. San bằng, hạ thấp địa hình
 D. Cả 3 quá trình trên đúng
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: Nêu sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời? (2 điểm)
Câu 2: Cấu tạo của Trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và vai trò của nó? (2 điểm)
Câu 3: So sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ? (2 điểm)
Câu 4: Khoảng cách từ Đà Nẵng đến Huế là 100km. Trên bản đồ khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 20cm. Vậy bản đồ đó có tỷ lệ bao nhiêu? 
(1 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 6 
Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐÁP ÁN
B
D
C
C
A
A
B
C
A
C
C
A

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
Câu 1: Nêu sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời? (2 điểm)
-Trái Đất chuyển động quanh mặt trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn 
- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông
- Thời gian: 365 ngày 6 giờ
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033/ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục Trái Đất không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tuyến.
 - Hệ quả: + Hiện tượng các mùa
 + Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Câu 2: Cấu tạo của Trái đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và vai trò của nó? (2 điểm)
- Cấu tạo của Trái đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lõi
+Lớp vỏ: Có độ dày từ 5km đến 70km rắn chắc , nhiệt độ 10000C
+Lớp trung gian: có độ dày khoảng 3.000km có trạng thái dẻo, quánh, lỏng, nhiệt độ 15000C - 47000C
+Lớp lõi: nằm trong cùng độ dày trên 3.000km, ngoài thì lỏng, bên trong rắn chắc. nhiệt độ 50000C
 	- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Lớp này rất mỏng chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. Có vai trò rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như : không khí,nước,các sinh vật .và cả xã hội loài người.
Câu 3: So sánh điểm khác nhau giữa núi già và núi trẻ? (2 điểm)
- Núi già: Thời gian hình thành: cách đây hàng trăm triệu năm, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng cạn và rộng.
- Núi trẻ: Thời gian hình thành: cách đây vài chục triệu năm, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp.
Câu 4: Khoảng cách từ Đà Nẵng đến Huế là 100km. Trên bản đồ khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 20cm. Vậy bản đồ đó có tỷ lệ bao nhiêu? 
(1 điểm)
 100km = 10000000 cm
 10000000 : 20 = 5000000
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 6 - Đề 4
NĂM HỌC: 2020 -2021
I. Trắc nghiệm :(4,0đ) 
A. Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng. (2,0 điểm)
Câu 1: Trong ngày 22-6 (hạ chí ) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời: 
A. Nửa cầu Nam B. Nửa cầu Bắc
C. Bằng nhau D. Xích đạo
Câu 2: Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào?
A. Núi thấp 	 B. Núi cao 
C. Núi trung bình 	 D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là gì?
A. Có độ cao tuyệt đối trên 500m
B. Địa hình thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
C. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
D. Cả B và C.
Câu 4: Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km?
A. Từ 5km – 70km.	B. Trên 3000km.
C. Gần 3000km.	 D. Trên 5000km.
B. Điền vào chổ trống: (1,0 điểm)
 Hoàn thành khái niệm sau đây:
- Nội lực là những lực 
- Ngoại lực là những lực 
C. Nối cột A với B sao cho phù hợp: (1,0 điểm)
A

B
1.Động đất
Là hình thức phun trào mắc ma từ dưới sâu lên mặt đất.
2.Núi lửa
Là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển
B. Tự luận:(6,0đ)
Câu 1:(3,0đ) 
Hãy trình bày sự chuyển động và nêu hệ quả sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Câu 2:(3,0đ) 
Hãy nêu đặc điểm của núi già và núi trẻ? Ở Việt Nam ngọn núi nào cao nhất? Thuộc núi già hay núi trẻ?
HẾT.
XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM 
BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm
A. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
D
A
B. Điền:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất: 0,5 đ
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất: 0,5đ
C. Nối:
1. B - 0,5 đ. 2. A - 0,5 đ.
4,0 điểm
(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

II. Tự luận.
6,0 điểm
1
(3,0 đ)

* Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền 2 cực bắc ,nam và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo
- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông
- Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ
- Bề mặt Trái Đất được chia ra thành 24 khu vực giờ,mỗi khu vực có một giờ riêng.
*Hệ quả:
-Do trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang đông nên khắp mọi nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm.
-Sự chuyển động của trái đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về bên phải còn ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên trái.
1,0 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
2
(3,0 đ)
* Cấu tạo Trái Đất: Có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân.
Đặc điểm
Núi già
Núi trẻ
Thời gian hình thành
Cách đây hàng trăm triệu năm
Cách đây vài chục triệu năm
Đỉnh
Tròn
Nhọn
Sườn
Thoải
Dốc
Thung lũng
Cạn, rộng
Sâu, hẹp
Ở Việt Nam ngọn núi cao nhất là đỉnh núi Phanxi păng cao 3143m. Thuộc núi trẻ.

1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_dia_li_lop_6_de_1_co_dap_an_nam_hoc.doc