Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.
(Thạch Sanh - SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1. (1 điểm) Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác cùng thể loại với truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. (1,5 điểm) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: . /12/2020 PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”. (Thạch Sanh - SGK Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1. (1 điểm) Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác cùng thể loại với truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6. Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 3. (1,5 điểm) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó? Câu 4. (1 điểm) Viết lại chính xác 4 danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 5. (1 điểm) Những từ in đậm, gạch chân trong câu: “Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” thuộc từ loại gì? PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Hãy viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý. Phần I. Câu 1 (1 điểm) - Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích - Kể đúng 2 văn bản. * Đúng 1 văn bản cho 0,25 đ 0,5đ 0,5 đ Câu 2 (0,5 điểm) - Tự sự 0,5 đ Câu 3 (1,5 điểm) Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa: - Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta. 0,75 đ 0,75 đ Câu 4 (1 điểm) - Viết đúng 4 danh từ (Viết thiếu 1 danh từ trừ 0,25 điểm) 1 đ Câu 5 (1 điểm) - “cả” – Lượng từ - “một” – Số từ 0,5 đ 0,5 đ Phần II Tập làm văn (5 điểm) I. Hình thức: - Kiểu bài: Tự sự - Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Bố cục rõ; thể hiện sự liên kết giữa các phần. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. 0.5 điểm II. Nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu về người thân em định kể. 2. Thân bài: - Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó. - Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh - Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó. 3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó. 4.5 điểm 0.5 điểm 1 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm III. Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, kể chi tiết đầy đủ các sự việc chính, bố cục rõ ràng. - Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 2: Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài. - Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.” (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”? Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị? Câu 4 (1,0 điểm): Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta? II. KIỂM TRA KIẾN THỨC (2,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Thế nào là động từ? Cho 1 ví dụ về động từ? Câu 2 (0,5 điểm): Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? (Sách Ngữ văn 6, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). III. LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy kể về người mẹ của em. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 - Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Thạch Sanh”. - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự. 0,25 0,25 2 - Danh từ chung: nhà vua. - Danh từ riêng: Thạch Sanh. 0,25 0,25 3 Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì: - Mẹ con Lý Thông là kẻ ác, tham lam, nhiều lần hãm hại Thạch Sanh. - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Kẻ ác sẽ bị trừng trị. 0,5 0,5 4 - Việc Thạch Sanh tha tội chết cho Lý Thông thể hiện Thạch Sanh là người nhân nghĩa, phúc hậu, khoan dung, độ lượng và giàu lòng vị tha. - Thể hiện ước mơ của nhân dân ta: Ở hiền gặp lành. 0,5 0,5 II KIỂM TRA KIẾN THỨC 2,0 1 - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Ví dụ về động từ. 0,25 0,25 2 Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6: - Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Thánh Gióng. 0,25 0,25 3 Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”: - Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 0,5 0,5 III LÀM VĂN 5,0 Hãy kể về người mẹ của em. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết giới thiệu đối tượng tự sự, phần Thân bài biết kể câu chuyện theo trình tự. Kết bài biết khái quát và bày tỏ cảm xúc cá nhân. 0,5 b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5 c. Triển khai bài viết theo trình tự hợp lí, có sự liên kết giữa các phần, đoạn, các ý cần phải rõ ràng, có thể triển khai theo định hướng: Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về người mẹ và những ấn tượng, cảm xúc của em khi nghĩ về mẹ. Thân bài: - Kể, tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, công việc hằng ngày của mẹ. - Kể về vai trò của mẹ trong gia đình em: + Mẹ là người phụ nữ tần tảo, đảm đang: Cùng cha quán xuyến mọi công việc gia đình. + Mẹ thương yêu, lo lắng cho các con hết mực: Từng bữa ăn, giấc ngủ, chăm lo việc học, dạy dỗ các con nên người + Khi mẹ vắng nhà: thiếu đi tất cả những gì mẹ dành cho gia đình, bố con vụng về trong mọi công việc - Kể về cách ứng xử, quan hệ của mẹ đối với mọi người: + Cởi mở, hoà nhã với xóm làng... + Thương yêu, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. - Cảm xúc của em như thế nào khi nhắc đến mẹ. Tình cảm mà em dành cho mẹ. Kết bài Cảm nghĩ của em về mẹ. Em sẽ làm gì để xứng đáng là con của mẹ. 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt hay và độc đáo, sáng tạo (sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu cảm, ). 0,5
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_co.docx