Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 4 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023
Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể.
2. Đoạn trích trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong câu sau: Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
4. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn? Điều gì ở Dế Choắt đã khiến Dế Mèn xúc động và tỉnh ngộ?
5. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm của mình?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 - Đề 4 (Có đáp án) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 4) MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 6 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này : - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rồi. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.” (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021) 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể. 2. Đoạn trích trên có sử dụng biện pháp tu từ nào? 3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong câu sau: Vừa thương vừa ăn năn tội mình. 4. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn? Điều gì ở Dế Choắt đã khiến Dế Mèn xúc động và tỉnh ngộ? 5. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm của mình? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm của em. -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Đoạn trích trên thuộc văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của tác giả Tô Hoài. Văn bản được chọn lọc trong chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí". Ngôi kể thứ nhất. 0,5 0,5 2 Biện pháp tu từ: - Nhân hoá 1,0 3 Từ láy: ăn năn Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng hối hận của Dế Mèn. 0,5 0,5 4 Dế Choắt đã nói: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy Điều ở Dế Choắt đã khiến Dế Mèn xúc động và tỉnh ngộ: - Dế Choắt đã không trách móc hay oán hận mà còn ân cần khuyên nhủ. - Hình ảnh thương tâm và sự bao dung độ lượng của DC đã khiến DM phải nhìn lại chính mình. 0,5 0,5 5 Học sinh nêu được bài học có ý nghĩa đúng đắn, sát hợp từ đoạn văn theo định hướng sau: - em cần xin lỗi người khác, chịu trách nhiệm về bản thân, suy nghĩ, ăn năn về lỗi lầm của mình và phải sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân 1,0 II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) II. LÀM VĂN 5.0 1. Yêu cầu chung Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn tự sự. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự: -Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0.25 b. Xác định đúng nội dung câu chuyện: trải nghiệm đáng nhớ 0.25 c. Triển khai các sự việc đảm bảo nội dung câu chuyện: Vận dụng tốt kĩ năng làm văn tự sự, biết kể các sự việc theo trình tự hợp lí. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm. - Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc. + Thời gian + Không gian + Những nhân vật có liên quan + Kể lại các sự việc - Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ - Tập trung vào sự việc đã xảy ra - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể Lưu ý: - Nhất quán về ngôi kể (ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “em” để kể về trải nghiệm. - Sử dụng các yếu tố của truyện như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. 1,0 2,0 1,0 d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện những cảm nghĩ sâu sắc. 0.25 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_de_4_co_dap_an_nam_ho.docx