Đề thi giữa học kì 1 môn Văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề thi giữa học kì 1 môn Văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

 Câu 1 (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu : “ Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.”

 (Ngữ văn 6, Tập một)

 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

 A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh D. Biểu cảm

 2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?

 A. Xâm phạm; B. Nước ta; C. Đứa bé; D. Đi khắp.

3. Đoạn trích thuộc truyện dân gian :

A. Truyền thuyết B. Cổ tích .

4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”?

A. Lời nói vụng về của một đứa trẻ;

B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;

C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép;

D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.

 

docx 3 trang haiyen789 5491
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 năm 2020 - 2021
Đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 6 
Trắc nghiệm (3,0 điểm)
 Câu 1 (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu : “ Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”...”
 (Ngữ văn 6, Tập một)
 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Miêu tả B. Tự sự C. Thuyết minh D. Biểu cảm
 2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
 A. Xâm phạm; B. Nước ta;	C. Đứa bé; D. Đi khắp. 
3. Đoạn trích thuộc truyện dân gian :
A. Truyền thuyết B. Cổ tích .
4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”?	
Lời nói vụng về của một đứa trẻ; 
B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;
C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép; 
D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.
Câu 2: (1điểm) Hãy cho biết từ “xuân ” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân ’’ trong các câu đó.
	 	Mùa xuân (1) là tết trồng cây 
	Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2) 
	(Hồ Chí Minh)
II. Tự luận. (7,0 điểm).
 Kể về một người bạn thân của em.
Đáp án 
TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 
1
2
3
4
b
a
A
d
Câu 2
+ Từ “xuân” trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây” được dùng theo nghĩa gốc (Mùa xuân chỉ một loại mùa đặc trưng, để phân biệt thời tiết trong năm).
 + Từ “xuân” trong câu thơ: “Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.” được dùng theo nghĩa chuyển (ý nói đất nước mãi tươi trẻ, tràn đầy sức sống).
TỰ LUẬN (7 điểm)
Kể về một người bạn thân của em.
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng:
a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh.
b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ...
c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_van_lop_6_nam_hoc_2020_2021_co_dap.docx