Đề thi kết thúc học kỳ môn Tin học Lớp 6 - Mã đề TIN

Đề thi kết thúc học kỳ môn Tin học Lớp 6 - Mã đề TIN

Câu 1: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :

 A. dữ liệu được lưu trữ. B. thông tin vào.

 C. thông tin ra. D. thông tin máy tính.

Câu 2: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?

 A. Số lượng điểm 10. B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.

 C. Số bạn mặc áo xanh. D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.

Câu 3: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:

 A. Tiếng chim hót B. Đi học mang theo áo mưa

 C. Ăn sáng trước khi đến trường D. Hẹn bạn Hương cùng đi học

Câu 4: Hoạt động thông tin là:

 A. Tiếp nhận thông tin B. Xử lí, lưu trữ thông tin

 C. Truyền (trao đổi) thông tin D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 5: Máy tính không thể:

 A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn thân;

 B. Lưu trữ những trang nhật ký em viết hằng ngày;

 C. Giúp em học ngoại ngữ;

 D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới.

 

doc 3 trang haiyen789 5560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học kỳ môn Tin học Lớp 6 - Mã đề TIN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Mã đề thi: TIN
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ 
Tên môn: TIN HỌC
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................
Câu 1: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là :
	A. dữ liệu được lưu trữ.	B. thông tin vào.
	C. thông tin ra.	D. thông tin máy tính.
Câu 2: Em là sao đỏ của lớp. Theo em, thông tin nào dưới đây không phải là thông tin cần xử lí ( thông tin vào ) để xếp loại các tổ cuối tuần?
	A. Số lượng điểm 10.	B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
	C. Số bạn mặc áo xanh.	D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Câu 3: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
	A. Tiếng chim hót	B. Đi học mang theo áo mưa
	C. Ăn sáng trước khi đến trường	D. Hẹn bạn Hương cùng đi học
Câu 4: Hoạt động thông tin là:
	A. Tiếp nhận thông tin	B. Xử lí, lưu trữ thông tin
	C. Truyền (trao đổi) thông tin	D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 5: Máy tính không thể:
	A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn thân;
	B. Lưu trữ những trang nhật ký em viết hằng ngày;
	C. Giúp em học ngoại ngữ;
	D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới.
Câu 6: Máy tính có thể dùng để điều khiển:
	A. Đường bay của những con ong trong rừng	B. Đường đi của đàn cá ngoài biển cả
	C. Tàu vũ trụ bay trong không gian	D. Mặt rơi của đồng xu được em tung lên cao.
Câu 7: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào:
	A. Khả năng tính toán nhanh;	B. Giá thành ngày càng rẻ;
	C. Khả năng và sự hiểu biết của con người;	D. Khả năng lưu trữ lớn.
Câu 8: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay:
	A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế;	B. Chưa nói được như người;
	C. Không có khả năng tư duy như con người;	D. Kết nối Internet còn chậm.
Câu 9: Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong :
	A. Một giây	B. Một giờ
	C. Một Phút	D. Tất cả các phương án đều sai.
Câu 10: Máy tính có thể làm việc không mệt mỏi liên tục :
	A. 24/24 giờ	B. 12/24 giờ
	C. 7/24 giờ	D. Tất cả các phương án đều sai
Câu 11: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:
	A. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý;
	B. Nhập → Xử lý → Xuất;
	C. Xuất → Nhập → Xử lý ;
	D. Xử lý → Xuất → Nhập;
Câu 12: CPU là cụm từ viết tắt để chỉ:
	A. Bộ nhớ trong của máy tính;
	B. Thiết bị trong máy tính;
	C. Bộ phận điểu khiển hoạt động máy tính và các thiết bị;
	D. Bộ xử lý trung tâm
Câu 13: Các khối chức năng chính của máy tính hoạt động dưới sự hướng dẫn của:
	A. Các thông tin mà chúng có;	B. Phần cứng máy tính;
	C. Các chương trình do con người lập ra;	D. Bộ não máy tính.
Câu 14: Thiết bị dùng để di chuyển con trỏ trên màn hình là:
	A. Mođem;	B. Chuột	C. CPU	D. Bàn phím
Câu 15: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là
	A. Bàn phím	B. CPU	C. Chuột	D. Màn hình
Câu 16: Phần mềm máy tính là:
	A. Chương trình máy tính;
	B. Máy in;
	C. Bàn phím;
	D. Chỉ có hệ điều hành mới được gọi là phần mềm máy tính.
Câu 17: Có mấy thao tác chính với chuột:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 18: Luyện tập chuột với phần mềm Mouse SKills gồm mấy mức?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 7
Câu 19: Trong khi đang luyện tập, để chuyển sang mức tiếp theo ta nhấn phím:
	A. N	B. M	C. L	D. Q
Câu 20: Trong phần mềm Mouse skills, mức 5 ta thực hiện luyện tập chuột với thao tác nào?
	A. Di chuyển chuột	B. Kéo thả chuột	C. Nháy đúp chuột	D. Nháy chuột
Câu 21: Để thoát khoát khỏi phần mềm Mouse skills, ta nháy vào nút:
	A. Try Again	B. Quit	C. Start	D. Begin
Câu 22: Sau khi hoàn thành xong các mức luyện tập với chuột, nếu muốn luyện tập lại ta nháy vào nút:
	A. Try Again	B. Quit	C. Start	D. Begin
Câu 23: Trong phần mềm luyện gõ mười ngón Rapid Typing, Khi khởi động, phần mềm ngầm định mức đầu tiên và bài đầu tiên luyện gõ hàng:
	A. Hàng cơ sở	B. Hàng phím số	C. Hàng phím trên	D. Hàng phím dưới
Câu 24: Vị trí các phím điều khiển (các phím đặc biệt) trên bàn phím là:
	A. Nằm tại trung tâm bàn phím	B. Nằm trên một hàng
	C. Nằm trên hai hàng gần nhau	D. Nằm xung quanh bàn phím
Câu 25: Hàng phím có chứa phím J và K là:
	A. Hàng phím số	B. Hàng phím cơ sở	C. Hàng phím trên	D. Hàng phím dưới
Câu 26: Lợi ích của việc gõ 10 ngón:
	A. Tốc độ gõ nhanh hơn, gõ chính xác hơn, luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính
	B. Gõ nhẹ nhàng hơn
	C. Tiết kiệm công sức
	D. Không có lợi gì so với gõ bằng 2 ngón
Câu 27: Khu vực chính của bàn phím máy tính có mấy hàng phím?
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 28: Vì sao em cần có thời khoá biểu?
	A. Vì nếu không có thời khoá biểu em không biết địa điểm trường em;
	B. Vì nếu không có thời khoá biểu em không biết học môn gì để chuẩn bị sách vở;
	C. Nếu không có thời khoá biểu em sẽ không biết vị trí lớp học của mình;
	D. Vì nếu không có thời khoá biểu em sẽ bị cô giáo mắng.
Câu 29: Giả sử đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố không hoạt động do sự cố mất điện. Hoạt động giao thông ở đó sẽ do ai điều khiển?
	A. Chú công an (nếu có);
	B. Các biển báo giao thông được cắm ven đường phố (nếu có);
	C. Các vạch chỉ dẫn giao thông sơn trên lòng đường (nếu có);
	D. Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 30: Vật nào dưới đây đóng vai trò tương tự như thời khóa biểu?
	A. (1) Lịch làm việc của bố mẹ	B. (2) Lịch treo tường
	C. (3) Thời gian biểu học tập ở nhà	D. Ý 1 và 3 đều đúng
Câu 31: Trong các phần mềm dưới đây, phần mềm nào là tên của một hệ điều hành?
	A. Microsoft Excel	B. Microsoft Word
	C. Microsoft Paint	D. Microsoft Windows
Câu 32: Hệ điều hành là:
	A. Phần mềm tiện ích	B. Phần mềm hệ thống
	C. Phần mềm ứng dụng	D. Phần mềm công cụ
Câu 33: Máy tính chỉ hoạt động sau khi cài tối thiểu:
	A. Một hệ điều hành	B. Hai hệ điều hành
	C. Ba hệ điều hành	D. không hệ điều hành nào
Câu 34: Môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính trong quá trình làm việc được gọi là:
	A. Giao diện	B. Giao nhau	C. Màn hình	D. Chuột
Câu 35: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc nào?
	A. Hình cây	B. Hình tròn	C. Hình Vuông	D. Hình tháp
Câu 36: Giữa phần tên và phần mở rộng của tệp được phân cách bởi dấu:
	A. dấu hai chấm (:)	B. dấu chấm (.)	C. dấu sao (*)	D. dấu phẩy (,)
Câu 37: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện:
	A. Kiểu tệp.	B. Ngày/giờ thay đổi tệp.
	C. Kích thước của tệp.	D. Tên thư mục chứa tệp.
Câu 38: Đâu là đường dẫn đúng?
	A. D:\Sach\tin\lop6	B. D:/Sach/tin/lop6	C. D:Sach\tin\lop6	D. D:|Sach|tin|lop6
Câu 39: Phần mềm Windows của hãng phần mềm Microsoft là
	A. chương trình soạn thảo văn bản	B. hệ điều hành
	C. phần mềm đồ họa Paint	D. phần mềm trình diễn PowerPoint
Câu 40: Có mấy cách chính để khởi động một chương trình?
	A. Có 1 cách	B. Có 2 cách	C. Có 3 cách	D. Có 4 cách
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doce_thi_ket_thuc_hoc_ky_mon_tin_hoc_lop_6_ma_de_tin.doc