Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề 1: Tuổi học trò

Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề 1: Tuổi học trò

-HS hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Con đường học trò

-Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau

-Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát Tháng năm học trò

 

docx 273 trang Mạnh Quân 24/06/2023 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 6 - Chủ đề 1: Tuổi học trò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ
Tiết 1:
Học bài hát: Con đường học trò
Nghe nhạc: Bài hát Tháng năm học trò
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
-HS hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Con đường học trò
-Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau
-Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát Tháng năm học trò
2. Năng lực 
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát và vằng các hình thức hát lĩnh xướng nối tiếp, hòa giọng
+Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái cảu bài hát Con đường học trò và baì hát Tháng năm học trò
3. Phẩm chất:
-Qua giai điệu, lời ca của bài hát Con đường học trò, tháng năm học trò, học sinh thêm yêu trường lớp, bạn vè, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
– Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tưliệu/ fle âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
– Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. 
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
GV trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp 1 vài vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc
GV dẫn dắt: 
Với nhà thơ Đỗ Trung Quân, con đường đi học là:
“Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay ”
Thì đến với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài hát Con đường học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên để cảm nhận xem con đường học trò có điều gì mà khơi gợi được lên tâm hồn sáng tác của những người nghệ sĩ ấy nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Học hát Con đường học trò
Hoạt động 1.1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc 
a. Mục tiêu : HS nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc
b. Nội dung : HS nghe giáo viên hát mẫu bài hát Con đường học trò , kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 
c. Sản phẩm : HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hát mẫu bài hát Con đường học trò , kết hợp vỗ tay theo phách : 
- GV yêu cầu học sinh luyện tập hát bài hát kết hợp vỗ tay theo phách 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS lắng nghe, thư giãn cảm nhận
+HS học sinh luyện tập hát bài hát kết hợp vỗ tay theo phách 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một số HS trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
1.1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc 
- HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo phách 
Hoạt động 1.2 : Giới thiệu tác giả 
a. Mục tiêu : HS biết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và âm nhạc của ông
b. Nội dung : HS thảo luận nhóm về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và âm nhạc của ông
c. Sản phẩm : Bài tìm hiểu về tác giả của nhóm HS sau khi thảo luận .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv chiếu hình ảnh 
-Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên
+ Cuộc đời
+Phong cách âm nhạc
+Tác phẩm tiêu biểu
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thảo luận nhóm , sau đó trình bày 
phách 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một số nhóm trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GVnhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
1.2. Giới thiệu tác giả 
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953, quê ở Bình Định.
 Ông sáng tác nhiều thể loại như: Ca khúc thiếu nhi (Hổng dám đâu, Conđường học trò, Một thời để nhớ,...); các tác phẩm hợp xướng, giao hưởng (Sóng Đồng Nai, Bài ca thống nhất, Tăng Long mùa xuân đại thắng,...). Trong đó, hợp xướng Bài ca thống nhất đã nhận được Giải thưởng Âm nhạc năm 2005 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng
Hoạt động 1.2 : Tìm hiểu bài hát 
a. Mục tiêu : HS biết phân chia câu , đoạn bài hát.
b. Nội dung : HS thực hiện học hát theo câu , đoạn đã chia
c. Sản phẩm : HS tìm hiểu bài hát .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 - GV gợi ý chia câu, đoạn cho bài hát.
Đoạn 1: Con đường học trò.
Đoạn 2: Con đường .tuổi hồng. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS học bài hát theo sự phân chia của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một số học sinh trình bày theo các đoạn 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
1.3 : Tìm hiểu bài hát
Đoạn 1: Con đường học trò.
Đoạn 2: Con đường .tuổi hồng. 
Hoạt động 1.4 : Khởi động giọng 
a. Mục tiêu : HS biết cách khởi động giọng.
b. Nội dung : HS luyện tập khởi động giọng theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm : HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện yêu cầu của GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một bạn khởi động giọng.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
1.4 : Khởi động giọng 
HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn 
Hoạt động 1.5 : Dạy hát 
a. Mục tiêu : HS học hát từng câu và hát ghép nối các câu tiếp theo, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài .
b. Nội dung : HS luyện tập HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2/4
c. Sản phẩm : HS thực hành hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2/4
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hát mẫu câu đầu 1 – 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.
‒ GV Hướng dẫn HS học hát từng câu và hát ghép nối các câu tiếp theo, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài. GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
‒ GV Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2/4
. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2/ 4
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi số bạn lên biểu diễn bài hát .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
1.5 : Dạy hát
- HS học hát từng câu và hát ghép nối các câu tiếp theo, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài
- HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp 2/
4.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 2 : Hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng. 
a. Mục tiêu : HS học hát HS theo phần chia câu trong SGK, hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng
b. Nội dung : HS luyện tập hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng
c. Sản phẩm : HS thực hành bài hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng trước lớp.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức luyện tập cho HS theo phần chia câu trong SGK
+ Hát lĩnh xướng: GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng.
+ Hát đối đáp: Nhóm 1, nhóm 2 thực hiện.
+ Hát hoà giọng: cả lớp.
– GV lắng nghe phát hiện lỗi sai và yêu cầu HS tự nhận xét và nhận xét và cùng GVsửa sai nhóm bạn. 
. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hành luyện tập Hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi số bạn lên biểu diễn bài hát .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
2 .Hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng. 
- HS Hát theo hình thức nối tiếp, lĩnh xướng, hoà giọng.
Hoạt động 2.3 : Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu . 
a. Mục tiêu : HS biết kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu .
b. Nội dung : HS học hát HS theo phần chia câu trong SGK
c. Sản phẩm : HS thể hiện bài hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-GV hướng dẫn HS
Bước 1 : Ôn luyện lại động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ vai, vỗ đùi (ứng với nốt đen và đếm 1,2,3,4 cho mỗi động tác)
‒ Bước 2: Ghép các động tác vào âm hình tiết tấu 1 và âm hình tiết tấu 2 (trong SHS)
‒ Bước 3: Ghép hát kết hợp các động tác vận động cơ thể theo nhịp điệu để hoàn thiện bài.
. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thực hành luyện tập theo nhóm.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
‒ GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. HS tự nhận xét, nhận xét cho nhóm bạn và sửa sai ( nếu có) 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
‒ GV sửa những chỗ HS hát hoặc vận động chưa đúng
2.3 . Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu 
- Các nhóm trình bày trước lớp.Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu hoặc nhạc cụ tiết tấu .
Hoạt động 2 : Nghe bài hát : Tháng năm học trò
a. Mục tiêu : HS nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc
b. Nội dung : Nghe bài hát : Tháng năm học trò và trả lời một số câu hỏi
c. Sản phẩm : HS cảm nhận âm nhạc hiểu được nội dung bài hát
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1 : 
- GV cho HS nghe bài hát : Tháng năm học trò
- GV yêu HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát. 
NV2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
a. + Liệt kê những hình ảnh trong lời ca tạo cho em cảm xúc khi nghe bài hát
+ Cảm nhận về giai điệu
+ Thể hiện tình cảm của mình với bài hát ( yêu hay không thích? Vì sao)
b. Thành lập nhóm hoặc cá nhân có năng lực hội họa vẽ tranh yêu cầu của câu hỏi
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS lắng nghe, thư giãn cảm nhận
+HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2 : Nghe bài hát : Tháng năm học trò
- Bài hát như một câu chuyện về những tháng năm học trò có thầy cô , bạn bè . Giai điệu tươi sáng , nhẹ nhàng 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận sau khi học xong bài hát Con đường học trò .
Nhiệm vụ 2 : GV yêu cầu HS tiếp tục luyện tập bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học
- GV khuyến khích hoạt động nhóm , có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú.(trình diễn ở tiết Vận dụng – Sáng tạo của chủ đề) 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thực hành luyện tập các nhiệm vụ.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
‒ Nhiệmvụ 1 ; Giáo viên gọi 1 học sinh nêu cảm nhận của em 
- Nhiệm vụ 2 : các nhóm biểu diễn bài hát có sáng tạo.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
‒ GV sửa những chỗ HS hát hoặc vận động chưa đúng
- Bài hát giai điệu vui tươi, trong sáng, thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn .
- Học sinh biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá ở trường, lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng .
 TIẾT 2
 Thường thức âm nhạc: Giới thiệu đàn piano
 Ôn tập bài hát: Con đường học trò
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, sắc thái bài hát Con đường học trò.
– Hiểu cơ bản về cây đàn piano.
2. Năng lực:
– Biết thể hiện bài hát Con đường học trò kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
– Cảm nhận được giai điệu, sắc thái của tác phẩm Hungarian Sonate. Nhận biết được
âm thanh đặc trưng của cây đàn piano.
3. Phẩm chất:
Giáo dục HS tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm trong phối hợp làm việc nhóm và tình cảm nhân ái với thầy cô và bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tưliệu/ fle âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
– Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước các thông tin phục vụ cho bài học.
III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS chơi trò chơi , đoán tên được các nhạc cụ
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên nhạc cụ
- GV cho HS nghe một bản song tấu piano và ghi ta hoặc piano và violon. HS đoán tên các nhạc cụ 
GV dẫn dắt: 
Âm nhạc đã trở nên gần gũi hơn với đời sống của con người ngày này, âm nhạc giúp con người sống chậm lại, cảm nhận những gì đẹp nhất của cuộc sống và nhạc cụ chính là yếu tố đóng góp một vai trò rất lớn đưa âm nhạc đến gần hơn với con người. Piano là một trong số những nhạc cụ như vậy. Đến với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về đàn piano để có hiểu biết thêm về loại nhạc cụ này .
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1 : Nghe tác phẩm Hungari Sonate 
a. Mục tiêu : HS nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc
b. Nội dung : Nghe tác phẩm Hungari Sonate và trả lời một số câu hỏi
c. Sản phẩm : HS cảm nhận âm nhạc , hiểu được nội dung tác phẩm
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
NV1: 
- GV cho HS nghe tác phẩm Hungari Sonate – Paul de Senneville do nghệ sĩ Richard Clayderman biểu diễn .
-GV cho HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.
NV2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn).
+ Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?). 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS lắng nghe, thư giãn cảm nhận
+HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi một số HS trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận câu trả lời của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
2. Nghe tác phẩm Hungari Sonate 
HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe tác phẩm Hungari Sonate .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về đàn piano 
a. Mục tiêu : Học sinh hiểu về xuất xứ , cấu tạo của đàn piano
b. Nội dung : HS trình bày phần tìm hiểu về cây đàn piano bằng thảo luận nhóm
c. Sản phẩm : HS tìm hiểu về đàn piano
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chiếu hình ảnh đàn piano và giới thiệu về loại nhạc cụ này .
Đàn piano là một nhạc cụ thuộc bộ dây phím, trong đó âm thanh được phát ra khi búa đàn đánh vào dây, đây là một nhạc cụ sử dụng bàm phím, người chơi sẽ dùng đôi bàn tay chạm vào từng phím đàn để búa đàn đánh vào ra từ đó phát ra âm thanh.
 - GV chia nhóm HS tìm hiểu về cây đàn piano HS 
+ Nhóm 1, nhóm 2: Xuất xứ cây đàn.
+ Nhóm 3, nhóm 4: Cấu tạo và cách tạo ra âm thanh của đàn.
+ Nhóm 5: Chia sẻ một vài tác phẩm được biểu diễn bằng đàn piano 
--Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thảo luận nhóm 
+ Chọn cách trình bày bằng nhiều hình thức (sơ đồ, thuyết trình, trình chiếu, vẽ tranh mô tả, ).
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện nhóm trình bày
+ Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
Lưu ý nêu tóm tắt và nhấn mạnh vào những ý chính, không nhắc lại những ý trùng lặp. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận câu trả lời của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
2. Tìm hiểu về đàn piano 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
ÔN TẬP BÀI HÁT : CON ĐƯỜNG HỌC TRÒ
 Hoạt động 3 : Hát theo hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng. 
a. Mục tiêu : Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Nội dung : Các nhóm HS biểu diễn bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học (lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng) . đã học (lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng). 
c. Sản phẩm : HS hát theo hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng. 
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
– GV cho HS nghe bài hát Con đường học trò 1 lần.
– GV tổ chức cho các nhóm HS biểu diễn bài hát Con đường họctrò bằng các hình thức đã học .
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thảo luận nhóm 
+ Chọn cách trình bày bài hát 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi các nhóm lên biểu diễn bài hát Con đường học trò.
+ Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
– GV nhận xét, đánh giá phần biểu diễn của các nhóm. 
3 . Hát theo hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng. 
- Các nhóm HS biểu diễn bài hát Con đường họctrò bằng các hình thức đã học .
Hoạt động 4 : Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu . 
a. Mục tiêu : HS hát kết hợp vận động cơ thể theo hai âm hình vừa tập luyện 
b. Nội dung : HS quan sát hình mẫu trong SGK, thực hiện các động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực theo sự hướng dẫn của GV .
c. Sản phẩm : Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu . 
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV làm mẫu và đếm 1, 2, 3, 4. HS quan sát hình mẫu trong SGK, thực hiện các động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực theo sự hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo hai âm hình vừa tập luyện.
- GV yêu cầu các nhóm HS thực hành luyện tập .
 -Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+Các nhóm HS thực hành luyện tập .
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi 1 – 2 nhóm biểu diễn trước lớp 
+ Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Tuyên dương nhóm có phần biểu diễn tốt. 
3 . Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu . 
- HS thực hiện các động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực theo sự hướng dẫn của GV
-HS hát kết hợp vận động cơ thể theo hai âm hình vừa tập luyện.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 5 : Biểu diễn bài hát Con đường học trò
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
-GV yêu cầu học sinh biểu diễn bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học .
 -GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo các động tác vận động cơ thể thêm phong phú phù hợp nhịp điệu bài hát.
 -Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
– HS biểu diễn bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá ở trường, lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng.
– Vận dụng cách vận động cơ thể đã học vào các bài hát có cùng loại nhịp và tính chất nhịp. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV chọn ra 2 nhóm tốt nhất biểu diễn tiết sinh hoạt lớp. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Tuyên dương nhóm có phần biểu diễn tốt. 
5 . Biểu diễn bài hát Con đường học trò 
- HS biểu diễn bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học .
- HS sáng tạo các động tác vận động cơ thể thêm phong phú phù hợp nhịp điệu bài hát
 TIẾT 3
 Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nắm được 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
– Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.
2. Năng lực:
– Biết đọc bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách và đánh nhịp .
– Cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
3. Phẩm chất:
‒ Giáo dục HS tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và nhân ái với bạn bè trong các hoạt động của bài học.
‒ Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ fle âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
– Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện:
HS quan sát các hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân. 
Mỗi giọng người , mỗi nhạc cụ phát ra những âm có sắc có sắc thái khác nhau. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biểu diễn khác nhau của dao động âm thanh. Đến với bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này
 TIẾT 3
 Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
 Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc 
a. Mục tiêu: HS nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi thuộc tính . 
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm , thảo luận tìm hiểu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc .
c. Sản phẩm: HS tìm hiểu được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc sgk 
- GV chia từng nhóm HS để tìm hiểu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu ví dụ minh hoạ cho mỗi thuộc tính. 
+ Nhóm 1: Cao độ
+ Nhóm 2: Trường độ
+ Nhóm 3: Cường độ
+ Nhóm 4: Âm sắc
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thảo luận câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi các nhóm trình bày
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận câu trả lời của hs và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc 
 Hoạt động 2 : Ghép các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp 
a. Mục tiêu: HS biết ghép các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp 
b. Nội dung: HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp .
c. Sản phẩm: HS ghép được các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện bài tập ghép tranh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số HS trình bày đáp án .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận câu trả lời của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
2 . Ghép các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp 
HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp . 
Hoạt động 3 : Lấy ví dụ minh hoạ về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc. 
a. Mục tiêu: HS hiểu biết về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc. 
b. Nội dung: HS lấy được ví dụ minh hoạ về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
c. Sản phẩm: Ví dụ minh hoạ về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho các thuộc tính âm thanh vừa tìm hiểu .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện bài tập 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số HS trình bày câu trả lời .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận câu trả lời của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
 3 . Lấy ví dụ minh hoạ về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
1. Cao độ: Ví dụ, âm thấp nhất của cây đàn piano có tần số 16 Hz, âm cao nhất của nó có tần số 4000 Hz. Giọng nữ thường có âm thanh cao hơn giọng nam.
2. Âm sắc: Mỗi giọng người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm thanh có sắc thái khác nhau. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biễu diễn khác nhau của dao động âm thanh.
Hoạt động 4 : Đọc nhạc . 
GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hành một số kí hiệu trường độ theo sơ đồ 
– GV Hướng dẫn HS khai thác bài thông qua hệ thống câu hỏi sau:
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nêu những hiểu biết của em về nhịp 2/4
+ Bài đọc nhạc có những trường độ gì?
+ Đọc các nốt nhạc xuất hiện thứ tự trong Bài đọc nhạc số 1?
+ Bài đọc nhạc số 1 có âm hình tiết tấu nào mới?
– Cá nhân/nhóm HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên. Các nhóm nhận xét, bổ sung
kiến thức cho nhau.
– GV bổ sung, lưu ý tiết tấu chấm dôi xuất hiện trong Bài đọc nhạc số 1. 
Hoạt động 4.1 : Đọc gam Đô trưởng và trục của gam 
a. Mục tiêu: HS biết cách Đọc gam Đô trưởng và trục của gam . 
b. Nội dung: HS luyện tập đọc gam Đô trưởng và trục của gam theo hướng dẫn của giáo viên .
c. Sản phẩm: Bài đọc gam Đô trưởng và trục của gam của HS..
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 – GV Hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống (2 lần).
– GV Hướng dẫn HS đọc trục của gam Đô trưởng. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện luyện tập đọc gam Đô trưởng và trục của gam .
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số HS đọc bài .
+ GV sửa sai cho học sinh nếu đọc sai .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận bài đọc HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
 4.1. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam 
-HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống 2 lần chính xác.
- HS đọc trục của gam Đô trưởng chính xác.
Hoạt động 4.2 : Luyện tập tiết tấu 
a. Mục tiêu: HS biết cách luyện tập tiết tấu . 
b. Nội dung: GV và HS cùng luyện tập gõ âm hình tiết tấu trong SGK .
c. Sản phẩm: Bài luyện tập tiết tấu của HS .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 -GV hướng dẫn HS luyện tập gõ âm hình tiết tấu trong SGK 
- GV yêu cầu học sinh luyện tập gõ âm hình tiết tấu 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện luyện tập 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số HS thực hiện gõ âm hình tiết tấu .
+ GV sửa sai cho học sinh nếu đọc sai .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận bài thực hành luyện gõ của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
 4.2 . Luyện tập tiết tấu 
HS luyện tập gõ âm hình tiết tấu chính xác
Hoạt động 4.3: Luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 
a. Mục tiêu: HS biết cách luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 
b. Nội dung: HS luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 theo chỉ dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Bài luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 của HS .
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 -GV chiếu lại bài tập đọc nhạc số 1 , học sinh quan sát và ghi nhớ lại nội dung
- GV yêu cầu học sinh luyện tập bài tập đọc nhạc số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện luyện tập 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số HS đọc lại bài tập đọc nhạc số 1.
+ GV sửa sai cho học sinh nếu đọc sai .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV tiếp nhận bài tập đọc nhạc số 1 của HS và trả lời những thắc mắc HS đưa ra ( nếu có)
 4.3. Luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 
- HS Luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 5 : Đọc nhạc kết hợp các hoạt động
Hoạt động 5.1 : Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
a. Mục tiêu: HS biết cách đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách . 
b. Nội dung: HS luyện tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách theo nhóm.
c. Sản phẩm: Bài báo cáo đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 -GV chiếu lại bài tập đọc nhạc số 1 , học sinh quan sát và ghi nhớ lại nội dung
– GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 2 lần.
– HS quan sát bản nhạc chia câu. GV nhận xét và thống nhất chia câu:
+ Câu 1: Từ đầu đến hết ô nhịp thứ 4
+ Câu 2: Từ ô nhịp thứ 5 đến hết bài 
- GV yêu cầu học sinh luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách. Chú ý nhấn trọng âm
vào phách 1 của mỗi ô nhịp. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện luyện tập bài tập đọc nhạc số1 kết hợp gõ đệm theo phách .
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 HS thực hiện 
+ GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét 
+ GV sửa sai cho học sinh nếu thực hiện sai .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá phần đọc nhạc của HS, khuyến khích HS tự sửa sai cho nhau 
 5.1. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách
- HS luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách
Hoạt động 5.2 : Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 . 
b. Nội dung: HS luyện tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4 theo nhóm .
c. Sản phẩm: Bài báo cáo đọc nhạc kết hợp đánh nhip 2/4 theo phách của HS
d. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 -GV chiếu lại bài tập đọc nhạc số 1 , học sinh quan sát và ghi nhớ lại nội dung
– GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 2 lần.
– HS quan sát bản nhạc chia câu. GV nhận xét và thống nhất chia câu:
+ Câu 1: Từ đầu đến hết ô nhịp thứ 4
+ Câu 2: Từ ô nhịp thứ 5 đến hết bài 
- GV yêu cầu học sinh luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 kết hợp đánh nhip 2/4 trên nền tiết tấu đàn/ fle âm thanh theo nhóm
- GV tổ chức ôn tập theo hình thức 1 nhóm đọc nhạc, 1 nhóm đánh nhịp và ngược lại 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+HS thực hiện luyện tập bài tập đọc nhạc số1 kết hợp đánh nhịp 2/4 theo nhóm.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV gọi đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp theo các hình thức đã học.
+ GV yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét 
+ GV sửa sai cho học sinh nếu thực hiện sai .
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, đánh giá phần đọc nhạc của HS, khuyến khích HS tự sửa sai cho nhau .
 5.2. Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
- HS luyện tập bài tập đọc nhạc số 1 kết hợp đánh nhịp 2/4
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Hoạt động 6 : Vận dụng
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Nội dung : HS trình bày, biểu diễn bài hát
c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảm thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV hướng dẫn HS vận dụng cách đánh nhịp 2/4 vào các bài hát, Bài đọc nhạc có cùng tính chất nhịp.
– GV khuyến khích HS tự sáng tạo đọc nhạc kết hợp vận động

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_lop_6_chu_de_1_tuoi_hoc_tro.docx