Giáo án Âm nhạc 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

Giáo án Âm nhạc 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

TIẾT 11

- ÂNTT: GIỚI THIỆU HÌNH THỨC HÁT BÈ

- ÔN TẬP: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 2

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:

- HS hiểu sơ lược về hát bè.

- Đọc chuẩn xác Bài đọc nhạc số 2 kết hợp đánh nhịp và gõ đệm.

- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

 + Biết bè đơn giản

 + Nhận biết và bước đầu cảm nhận được hiệu ứng trong nghệ thuật hát bè

 + Biết thể hiện sắc thái bài đọc nhạc kết hợp theo các hình thức

 2. Phẩm chất: Giáo dục HS tính chăm chỉ và ý thức trách nhiệm trong các hoạt

động học tập của cá nhân và phối hơp làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước về hát bè.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b.Tổ chức thực hiện:

Giáo viên cho học sinh nghe hoặc xem 1-2 đoạn nhạc/ clip ngắn về hát bè ( ca khúc cs bè quãng 3, hợp xướng acapella,.). Sau đó dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Kiến thức 1: Thường thức âm nhạc

a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được hình thức hát bè

b. Tổ chức thực hiện:

 

doc 103 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 18/09/ 2021
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ
 TIẾT 1 : HỌC BÀI HÁT: CON ĐƯỜNG HỌC TRÒ
- NGHE NHẠC: BÀI HÁT THÁNG NĂM HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Con đường học trò.
- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bái hát Tháng năm học trò.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù:
 + Biết thể hiện đúng sắc thái bài hát và bằng các hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
 + Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Con đường học trò và bài Tháng năm học trò.
 + Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; vẽ tranh về thầy cô và mái trường.
2. Phẩm chất: 
- Qua giai điệu, lời ca của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò, học sinh thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những ước mơ đẹp của tuổi học trò. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, tạo hứng khởi cho HS thông qua hoạt động.
b. Tổ chức thực hiện: 
GV Trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc.
 - GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.
Tuổi thơ của các em thật đẹp, bởi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ở trường các em không chỉ được học các kiến thức mà các em còn được vui chơi ca hát líu lo bên thầy cô bè bạn. Vậy niềm vui của các bạn học sinh đến trường là gì, hôm nay cô trò mình cùng đến với một bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên – Con đường học trò.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Khám phá)
* Kiến thức 1: Học hát: Con đường học trò 
a. Mục tiêu: Hát thuộc lời, đúng cao độ, trường độ bài Con đường học trò 
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV cho học sinh nghe bài hát: Con đường học trò 
- HS nghe bài hát Con đường học trò kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. 
- GV nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Cá nhân/nhóm HS trình bày phần tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (nếu có).
- HS xung phong phát biểu tìm hiểu về bài hát.
- GV nhận xét, bổ sung thông tin.
- GV giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên.
- Cá nhân/nhóm HS tìm hiểu giai điệu lời ca, nội dung bài hát trong SGK hoặc qua phần tìm hiểu trước.
-GV nhận xét, bổ sung nội dung bài hát cùng HS. (Giai điệu: Nhẹ nhàng,tinh tế, lời ca trong sáng, giàu hình ảnh. Nội dung bài hát vẽ lên một bức tranh sinh động về lứa tuổi học trò tươi đẹp.
- GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
- HS luyện thanh theo mẫu của GV. 
- GV lần lượt dạy từng đoạn, từng câu theo lối móc xích.
- GV đàn/hát mẫu câu đầu 1 – 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.
- Hướng dẫn HS hát từng câu và hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, đoạn 2 và hoàn thiện cả bài. GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
- GV hướng dẫn HS kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.
Lưu ý: Sửa những tiếng hát có dấu luyến cần điều chỉnh âm thanh nhẹ, lướt giọng từ nốt thấp lên nốt cao như: giòn, tuổi; các quãng nhảy: Phố vui. Tiếng hát ngân đủ trường độ như: vui, tan, trò, hồng. 
- GV tổ chức luyện tập cho HS hát theo các hình thức: 
+ Hát nối tiếp: Nhóm 1, nhóm 2.
+ Hát hòa giọng: Cả lớp thực hiện.
- HS thực hành luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ HS luyện tập. 
- GV yêu cầu HS kết hợp vận động cơ thể theo nhịp
Lưu ý: Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để đưa ra các yêu cầu, các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
- GV tổ chức cho các nhóm HS biểu diễn theo các hình thức đã học, lưu ý thể hiện sắc thái to – nhỏ khi hát. Yêu cầu HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.
1. Học hát
a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.
b. Giới thiệu tác giả.
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953, quê ở Bình Định. Ông sáng tác nhiều thể loại như: Ca khúc thiếu nhi (Hổng dám đâu, Con đường học trò, Một thời để nhớ, ), các tác phẩm hợp xướng, giao hưởng ( Bài ca thống nhất, Thăng Long mùa xuân đại thắng, ). Trong đó, hợp xướng Bái ca thống nhất đã nhận được Giải thưởng Âm nhạc năm 2005 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng.
c. Tìm hiểu bái hát.
d. Khởi động giọng.
e. Dạy hát.
2. Hát theo các hình thức
3. Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu
 * Kiến thức 2: Nghe nhạc
a. Mục tiêu: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Tháng năm học trò 
b. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- HS đọc lời và nêu sơ lược về nội dung bài hát Tháng năm học trò. 
- HS nghe, thư giãn, cảm nhận.
- GV khái quát nội dung bài nghe.
- GV hướng dẫn HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát. 
Câu a:
+ Ý 1: Liệt kê những hình ảnh trong lời ca tạo cho các em cảm xúc khi nghe bài hát.
+ Ý 2: Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn).
+ Ý 3: Thể hiện tình cảm của mình với bài hát (yêu thích hoặc không thích, vì sao?).
- Câu b: Thành lập nhóm hoặc cá nhân có năng lực hội họa vẽ tranh theo yêu cầu của câu hỏi. 
1.Nghe bài hát: Tháng năm học trò 
2. GV đàm thoại và yêu cầu HS trả lời:
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV tổ chức luyện tập cho HS hát theo các hình thức:
+ Hát lĩnh xướng: GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng. 
- HS thực hành luyện tập theo nhóm. GV hỗ trợ HS luyện tập. 
Lưu ý: Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để đưa ra các yêu cầu, các biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Hát theo hình thức lĩnh xướng
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV chọn nhóm có phần trình bày tốt nhất lên hát và biểu diễn tại lớp.
- HS biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, ở lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng.
1. Hát và phụ họa
*Tổng kết tiết học: 
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung đã học.
- Yêu cầu cá nhân/nhóm hoàn thành các câu hỏi ở nội dung nghe nhạc. 
*Chuẩn bị bài mới: 
Tìm hiểu cây đàn piano và trả lời các câu hỏi theo nhóm.:
- Xuất xứ cây đàn piano?
- Kể tên các bộ phận và mô tả cách tạo ra âm thanh của đàn piano.
- Sưu tầm một số tác phẩm âm nhạc được biểu diễn bằng đàn piano
 Ngày dạy: 25 /09 / 2021
TIẾT 2
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU ĐÀN PIANO
- ÔN TẬP BÀI HÁT: CON ĐƯỜNG HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Nêu được một số đặc điểm về cây đàn piano.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát Con đường học trò. Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
 + Biết thể hiện bài hát Con đường học trò bằng các hình thức.
 + Cảm nhận được giai điệu, sắc thái của tác phẩm, nhận biết được âm thanh đặc trưng của cây đàn piano
 + Biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Con đường học trò và vận dụng vào các bài hát khác có cùng loại nhịp, tính chất âm nhạc.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm trong phối hợp làm việc nhóm và tình cảm nhân ái với thầy cô và bạn bè.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Tổ chức thực hiện: 
Giáo viên cho học sinh nghe 2 trích đoạn ngắn, độc tấu đàn piano và độc tấu đàn ghi ta. Học sinh nghe và đoán tên nhạc cụ đó là nhạc cụ gì?
GV dẫn dắt: 
Như các em đã biết, âm thanh được tạo nên từ mỗi loại nhạc cụ đều mang tính chất riêng và vẻ đẹp khác nhau. Các em đều đoán ra nhạc cụ qua hai trích đoạn ngắn vừa rồi. Trong tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cơ bản về đàn piano.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Thường thức âm nhạc
a. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được tác phẩm
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Giáo viên cho HS nghe trích đoạn tác phẩm sử dụng tiếng đàn piano
- GV hướng dẫn HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm.
- HS nêu cảm nhận của mình sau khi nghe tác phẩm Hungarian Sonata
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS trả lời
+ Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn).
+ Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?).
- Các nhóm HS trình bày phần tìm hiểu về cây đàn piano đã chuẩn bị. 
- HS tự chọn cách trình bày bằng nhiều hình thức (sơ đồ, thuyết trình, trình chiếu, vẽ tranh mô tả, ).
+ Nhóm 1, nhóm 2: Xuất xứ cây đàn
+ Nhóm 3, nhóm 4: Cấu tạo và cách tạo ra âm thanh của đàn.
+ Nhóm 5: Chia sẻ một vài tác phẩm được biểu diễn bằng đàn piano
- HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm. 
- GV Lưu ý nêu tóm tắt và nhấn mạnh vào những ý chính, không nhắc lại những ý trùng lặp.
- GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ.
Nghe tác phẩm Hungarian Sonata
Tìm hiểu về đàn piano
 - Xuất xứ cây đàn: Đàn piano còn gọi là dương cầm, có xuất xứ từ phương Tay và du nhập và Việt Nam khoảng đầu thế kỉ XX. Đàn có hai loại: Loại lớn (Grand piano) có hộp cộng hưởng nằm ngang và loại nhỏ (Upright piano) với hộp cộng hướng đứng.
- Cấu tạo và cách tạo âm thanh: 
+ Hàng phím (88 phím đen và trắng), búa gỗ, dây đàn
+ Âm thanh được tạo nên do tác động vào hàng phím ( gồm 88 phím đen và trắng), kết nối với búa gỗ ( đầu búa bọc nỉ) gõ vào hệ thống dây đàn.
+ Một vài tác phẩm được biểu diễn bằng đàn piano:
+ Wiz Khalifa - See You Again ft. Charlie Puth 
+ Bản Sonata Ánh trăng - Beethoven
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: HS ôn lại bài hát “Con đường học trò” và biết vận động cơ thể 
theo nhịp điệu.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu. 
Thực hiện theo các bước sau;
+ Bước 1: GV làm mẫu và đếm 1,2,3,4. HS quan sát hình mẫu trong SGK, thực hiện các động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực theo sự hướng dẫn của GV.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo hai âm hình vừa tập luyện.
- Các nhóm HS thực hành luyện tập. GV sửa sai (nếu có).
Gọi 1 – 2 nhóm biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm. Tuyên dương nhóm có phần biểu diễn tốt.
Ôn bài hát: Con đường học trò
4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu : HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC 
- Biểu diễn bái hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường, lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng.
- GV khuyến khích cá nhân/nhóm sáng tạo các động tác vận động cơ thể cho thêm phong phú, phù hợp nhịp điệu bài hát.
- Vận dụng cách vận động cơ thể đã học vào bài hát có cùng loại nhịp và tính chất nhịp.
1. Hát và phụ họa
*Tổng kết tiết học 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính cần ghi nhớ.
*Chuẩn bị bài mới: 
- Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1, trả lời các câu hỏi:
- Nêu đặc điểm của âm thanh có tính nhạc.
- Bài đọc nhạc số 1 có những trường độ nào? Đọc tên các nốt nhạc có trong Bài đọc nhạc số 1.
Kết thúc bài học
 Ngày dạy:02 /10/2021
TIẾT 3
- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC:
 CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA ÂM THANH CÓ TÍNH NHẠC
- ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực:
- Nắm được 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
- Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+ Biết đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp với gõ đêm them phách và đánh nhip 2/4
+ Cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc. 
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và bạn bè trong các hoạt động của bài học.
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước bài học và trả lời các câu hỏi GV đã giao từ tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân. Giáo viên đưa ra nhận xét sau đó dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Lí thuyết âm nhạc:
a. Mục tiêu: Học sinh có kiến thức cơ bản về các thuộc tính của âm thanh
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Yêu cầu từng nhóm HS nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu ví dụ minh họa cho mỗi thuộc tính.
+ Nhóm 1: Cao độ
+ Nhóm 2: Cường độ
+ Nhóm 3: Trường độ
+ Nhóm 4: Âm sắc
- HS thảo luận theo nhóm để tìm ra câu trả lời và ví dụ.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau.
- GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh các kiến thức cần ghi nhớ.
- HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp.
- Cá nhân/nhóm HS lấy ví dụ minh họa cho các thuộc tính âm thanh vừa tìm hiểu. 
- GV lưu ý HS lấy các ví dụ khác ví dụ khác trong SGK.
Tìm hiểu các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
Ghép các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc với bức tranh thích hợp.
Lấy ví dụ minh họa về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
- Kết luận, chốt kiến thức: GV nhận xét, đánh giá, tóm tắt kiến thức cần ghi nhớ.
* Kiến thức 2: Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1. 
a. Mục tiêu: Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV hướng dẫn HS khai thác bài thông qua hệ thống câu hỏi sau:
+ Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nêu những hiểu biết của em về nhịp 2/4.
+ Bài đọc nhạc có những trường độ gì?
+ Đọc các nốt nhạc xuất hiện theo thứ tự trong Bài đọc nhạc số 1.
+ Bài đọc nhạc số 1 có âm hình tiết tấu nào mới?
- Cá nhân/nhóm HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên. Các nhóm nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau.
- GV bổ sung, lưu ý tiết tấu chấm dôi xuất hiện trong Bài đọc nhạc số 1.
- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống (2 lần).
- GV và HS cùng luyện tập gõ âm hình tiết tấu trong SGK.
GV sửa sai cho HS (nếu có).
GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 2 lần.
HS quan sát bản nhạc chia câu 
GV nhận xét và thống nhất chia câu:
+ Câu 1: Từ đầu đến hết ô nhịp thứ 4
+ Câu 2: Từ ô nhịp thứ 5 đến hết bài
- GV đàn câu 1: Yêu cầu HS quan sát bản nhạc và tập đọc nhạc, tay gõ phách 1 - 2.
- Tiếp tục hướng dẫn đọc câu 2 và ghép nối cả bài đọc nhạc
- GV đàn cho HS nghe file âm thanh có phần tiết tấu đệm để HS đọc hoàn thiện cả bài. 
Đọc nhạc
Đọc gam Đô trưởng và trục của gam.
 Vũ Tuân
Luyện tập tiết tấu 
Luyện tập Bài tập đọc nhạc số 1.
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh luyện tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách và kết hợp đánh nhịp 2/4
b.Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV tổ chức cho HS tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách. Chú ý nhấn trọng âm vào phách 1 của mỗi ô nhịp.
Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- Hướng dẫn HS đánh nhịp 2/4 trên tiết tấu của đàn/ file âm thanh
- Các nhóm thực hành ôn tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4.
- Tổ chức ôn tập theo hình thức một nhóm đọc nhạc, một nhóm đánh nhịp và ngược lại.
- Một vài nhóm/cá nhân trình bày trước lớp theo các hình thức đã học
- HS nhận xét cho nhau. GV nhận xét đánh giá phần đọc nhạc của HS. Khuyến khích HS tự sửa cho nhau. GV hỗ trợ (nếu có).
Đọc nhạc kết hợp với các hoạt động sau:
Kết hợp gõ đệm theo phách.
Kết hợp đánh nhịp 2/4
 4. Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- HS vận dụng cách đánh nhịp 2/4 vào các bài hát, bài đọc nhạc có cùng tính chất nhịp.
- HS tự sáng tạo đọc nhạc kết hợp vận động cơ thể theo nhịp với các động tác đã học.
1. Vận dụng
*Tổng kết tiết học 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học.
*Chuẩn bị bài mới: 
- Luyện tập, hoàn thiện bài hát, bài đọc nhạc dưới các hình thức đã học để trình diễn trong tiết 4.
- Tập ứng tác lời mới với trò chơi Nhịp điệu đến trường.
Kết thúc tiết học
__________________________________________________________________
 Ngày dạy:02/10/2021
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ
TIẾT 4 : VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực: 
- HS biết vận dụng các nội dung của chủ đề vào thể hiện các năng lực âm nhạc và các phẩm chất theo nội dung và yêu cầu của chủ đề
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+ Học sinh biết vận dụng các nội dung của chủ đề vào thể hiện các năng lực âm nhạc và các phẩm chất theo nội dung và yêu cầu của chủ đề. 
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính chăm chỉ, ý thức trách nhiệm và bạn bè trong các hoạt động của bài học.
- Giáo dục HS ý thức trách nhiệm, chăm chỉ thông qua nội dung và các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu thông tin phục vụ cho bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Bài học đã học tiết trước
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để tham gia vào các hoạt động thực hành trên lớp
b.Tổ chức thực hiện:
Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
HS quan sát, đọc nốt nhạc trong SGK và chỉ ra 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc.
Biểu diễn theo nhóm bài hát Con đường học trò bắng các hình thức đã học.
Các nhóm HS tự chọn hình thức biểu diễn.
+ Nhóm 1 biểu diễn theo hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
+ Nhóm 2 biểu diễn theo hình thức vận động cơ thể theo nhịp.
HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.
GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương các nhóm có phần biểu diễn tốt. (có thể cho điểm thường xuyên).
Trò chơi âm nhạc: Nhịp điệu đến trường
Hướng dẫn chơi trò chơi:
Bước 1: Cả lớp xếp thành hình vòng tròn, cùng vỗ tay luyện tiết tấu trong SGK.
Bước 2: HS ứng tác lời theo chủ đề Tuổi học trò trên nền tiết tấu trong SGK. Sau khi HS đầu tiên đặt lời thì HS kế tiếp ứng tác câu tiếp theo sao cho nội dung câu sau liên quan đến nội dung câu trước, trò chơi liên tiếp từng cặp cho đến người cuối cùng của hình tròn.
Giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Tuổi học trò
- Nhóm/cá nhân HS trưng bày và giới thiệu tranh đã vẽ theo chủ đề Tuổi học trò.
HS chia sẻ cảm xúc của mình với sản phẩm tranh vẽ được giới thiệu.
*Tổng kết chủ đề:
GV cùng học sinh chốt lại các nội dung đã học
*Chuẩn bị bài mới:
HS đọc và tìm hiểu các nội dung bài tiếp theo và trả lời câu hỏi:
Bài học tiếp theo có những nội dung nào?
Tìm hiểu về nội dung bài hát Đời sống không già vì có chúng em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Kết thúc bài học
 Ngày dạy:08 /10 /2021
 CHỦ ĐỀ 2: CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP
 TIẾT 5 : HỌC HÁT: ĐỜI SỐNG KHÔNG GIÀ VÌ CÓ CHÚNG EM
 Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực: 
- Năng lực chung: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết, ứng dụng và sáng tạo
- Năng lực đặc thù:
 + Biết hát kết hợp vớicác hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
 + HS cảm nhận và thể hiện được đúng tính chất vui tươi, rộng ràng của bài hát Đời sống không già vì có chúng em 
 + Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng vận động cơ thể để thể hiện bài hát Đời sống không già vì có chúng em
3. Phẩm chất: Qua việc cảm thụ nội dung và giai điệu vui nhộn của bài hát. HS cảm nhận vể đẹp của tuổi thần tiên với sự hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thêm niềm tin, khao khát vươn đến cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước một vài thông tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua các nguồn tư liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Khởi động ( mở đầu)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Tổ chức thực hiện: 
GV mở cho HS nghe file âm thanh xem clip bài hát Tuổi đời mênh mông của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
GV nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Học hát: Đời sống không già vì có chúng em 
a. Mục tiêu: -Hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát Đời sống không già vì có chúng em
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
 Dẫn vào chủ đề qua tư liệu: Tranh, ảnh, video minh họa các nội dung liên quan giới thiệu chủ đề Cuộc sống tươi đẹp.
- HS nghe giáo viên hát mẫu hoặc qua phương tiện nghe – nhìn bài hát Đời sống không già vì có chúng em.
- HS nghe bài hát Đời sống không già vì có chúng em kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu.
- Cá nhân/nhóm HS trình bày phần tìm hiểu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nếu có).
GV nhận xét, bổ sung thông tin.
GV giới thiệu sơ lược về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- Cá nhân/nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát trong SGK hoặc qua phần tìm hiểu trước.
- Cùng HS thống nhất cách chia câu cho bài hát: Bài hát gồm 1 đoạn 4 câu
 + Câu 1: Vì có chúng em nở hoa
 + Câu 2: Bàn chân lâu dài
 + Câu 3: Vì có ra
 + Câu 4: Vì có sau
- GV hướng dẫn học sinh khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
- HS luyện thanh theo mẫu của GV.
- GV lần lượt dạy từng câu theo lối móc xích.
- GV đàn/hát mẫu câu đầu 1 – 2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát.
- Hướng dẫn HS hát từng câu và hát ghép nối các câu tiếp theo, ghép và hoàn thiện cả bài. GV sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay thay phách, theo nhịp 2/4. 
 Lưu ý: Sửa những lỗi sai học sinh hay mắc phải.
- Hát mẫu và sửa những tiếng hát có những nốt nhảy quãng 8 (vì có – Đồ, Đô). 
- Hát đúng theo những tiếng có tiếu đảo phách (không già, nở hoa, trẻ ra,..).
- GV hỏi: Tính chất của bài hát?
- HS trả lời: Tính chất vui tươi rộn ràng.
 GV hỏi: Em hãy nêu nội dung của bài hát?
- HS trả lời: Nội dung ngợi ca cuộc sống tươi đẹp với tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ vang lên khắp nơi nơi.
Học hát Đời sống không già vì có chúng em
Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc.
Giới thiệu tác giả.
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Huế. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của âm nhạc, tân nhạc Việt Nam với hơn 600 ca khúc, tiêu biểu như: Hạ trắng. Để gió cuốn đi, Em là bông hồng nhỏ, Tuổi đời mênh mông, Nối vòng tay lớn, 
- Âm nhạc của ông giàu tình cảm, ca từ mang tính triết lý sâu sắc. Để tôn vinh nhạc sĩ, tên của ông đã được đặt cho các đường phố ở Hà Nội, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu bái hát.
Khởi động giọng.
Dạy hát.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
b.Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- GV tổ chức luyện tập cho HS theo phần chia câu trong SGK. 
+ Hát nối tiếp: Nhóm 1, nhóm 2.
+ Hát hòa giọng: Cả lớp thực hiện.
- GV lắng nghe, phát hiện lỗi sai và yêu cầu HS tự nhận xét và nhận xét. Cùng GV sửa sai cho nhóm bạn.
- Bước 1: Hướng dẫn HS ôn luyện lại động tác giậm chân, vỗ tay, vỗ vai, vỗ đùi, ngực (ứng với nốt đen và đếm 1,2,3,4 cho mỗi động tác).
- Bước 2: Ghép các động tác vào âm hình tiết tấu 1 và âm hình tiết tấu 2 (trong SGK).
- Bước 3: Ghép hát kết hợp với các động tác vận động cơ thể theo nhịp điệu để hoàn thiện bài.
- GV sửa những chỗ HS hát hoặc vận động chưa đúng.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. HS tự nhận xét, nhận xét cho nhóm bạn và sửa sai (nếu có).
Hát theo hình thức nối tiếp, hòa giọng.
Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu
 4. Hoạt động4. Vận dụng. 
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- HS chia sẻ cảm nhận sau khi học xong bài hát Đời sống không già vì có chúng em.
- GV khuyến khích cá nhân/nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo, phong phú (trình diễn ở tiết vận dụng – sáng tạo của chủ đề)
- Khuyễn khích HS biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa ở trường – lớp, hát cho người thân nghe hoặc trong các buổi sinh hoạt cộng đồng.
* Cảm nhận 
- Về giai điệu vui tươi, trong sáng, thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
 *Tổng kết tiết học: 
- GV cùng HS hệ thống lại các nội dung trong tiết học và những yêu cầu cần đạt.
*Chuẩn bị bài mới: 
Tìm hiểu một vài thông tin về nhạc sĩ Johann Strauss II và tác phẩm The Blue Danube qua các nguồn tư liệu khác nhau.
Kết thúc bài học
__________________________________________________________
 Ngày dạy:15 /10 / 2021
TIẾT 6
- NGHE NHẠC: TÁC PHẨM THE BLUE DAMBLE
- ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐỜI SỐNG KHÔNG GÌA VÌ CÓ CHÚNG EM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm. 
- Nhớ được tên tác phẩm và tên tác giả của bản nhạc.
- Năng lực chung: năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Năng lực đặc thù: 
+ Biết vận động cơ thể với nhịp điệu của tác phẩm The blue Danube trong khi nghe nhạc
+ HS cảm nhận được giai điệu đẹp trong khi nghe tác phẩm The Blue Danube với làn nước trong xanh, lúc hiền hòa yên ả, lúc cuộn sóng dâng trào qua sự trình diễn của dàn nhạc giao hưởng
- HS thể hiện bài hát Đời sống không già ví có chúng em đúng nội udng sắc thái kết hợp với các hình thức đã học.
- HS cảm nhận được thế giới xung quan luôn tươi đẹp, văn minh và hiện đại để có thêm động lực học tập vươn ta thế giới
2. Phẩm chất: Thông qua nội dung của bài học, giáo dục HS tình cảm nhân ái, yêu thương, biết rung động trước vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc, của thiên nhiên tươi đẹp tại thành phố Viên và vùng đất châu âu, nơi có dòng sông Damble chảy qua.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. một vài thông tin về nhạc sĩ Johann Strauss II và tác phẩm The Blue Danube qua các nguồn tư liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học b. Nội dung: HS xem video, hát và vận động theo yêu cầu
b. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức trò chơi âm nhạc phù hợp với đối tượng học sinh
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Kiến thức 1: Nghe tác phầm: The Blue Danube – Johann Strauss II 
a. Mục tiêu: HS nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc
b. Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Giáo viên cho HS nghe trích đoạn tác phẩm qua phương tiện nghe/nhìn để HS cảm nhận về giai điệu.
Tổ chức các nhóm HS hoạt động:
- HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi nghe, tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm và trả lời các câu hỏi trong SGK trang 16. 
+ Nhóm 1: Hãy nêu cảm nhận của em về giai điệu tác phẩm The Blue Damble - Johann Strauss II.
+ Nhóm 2: Nêu những hiểu biết về tác giả và tác phẩm (trình bày những thông tin mà nhóm đã khai thác và chuẩn bị từ tiết học trước).
- GV mở rộng, bổ sung thông tin và chỉnh sửa các thông tin chưa chính xác cho các nhóm.
Nghe tác phẩm The Blue Damble
Trả lời câu hỏi
- Giai điệu đẹp đẽ, uyển chuyển, nhịp nhàng của điệu valse, gợi lên bức tranh êm đềm, hiền hòa của dòng sông xanh Damble nhưng toát lên vẻ hiện đại, sống động của thành phố Viên, trung tâm của nước áo nơi có dòng sông Damble chảy qua.
- Nhạc sĩ người Áo Johann Strauss II (1825 – 1899) chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ và được mệnh danh là “Vua nhạc Waltz”. Ông chịu trách nhiệm phổ biến điệu Waltz tại Viên (Áo) trong thế kỉ 19.
- Tác phẩm The Blue Damble của ông viết năm 1866, biểu diễn lần đầu vào ngày 15/02/1867. Hơn 50 năm qua The Blue Damble luôn được biểu diễn trong buổi hòa nhạc giao hưởng của thành phố viên (Áo). Chương trình được phát đúng vào ngày 1 Tết Dương lịch để gửi đến hơn 1 tỉ khán giả tại 72 quốc gia những thông điệp về niềm hy vọng, về tình bạn và hòa bình.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu: Học sinh biết nhịp ¾ 
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- HS quan sát video hướng dẫn các động tác vận động theo nhịp ¾.
- GV tổ chức cả lớp tập vận động từng động tác, sau khi ghép nhạc.
- Khuyến khích HS tưởng tượng, sáng tạo một số động tác minh họa phù hợp với nhịp điệu bài hát (tùy theo năng lực, không bắt buộc).
- GV tổ chức cho HS ôn tập bài hát theo các hình thức đã học (HS được lựa chọn tham gia các hoạt động phù hợp với năng lực cá nhân).
- GV sửa những chỗ HS hát hoặc vận động chưa đúng.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp. HS tự nhận xét, nhận xét cho nhóm bạn và sửa sai (nếu có). 
Cùng vận động theo nhịp ¾ của tác phẩm
Ôn tập bài hát: Đời sống không gìa vì có chúng em 
4. Hoạt động4. Vận dụng. 
a. Mục tiêu: HS vận dụng- sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩ năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, lên bảng biểu diễn bài hát có động tác phụ họa 
- HS vận dụng các động tác của nhịp ¾ đã học vào một số bài hát/bản nhạc có cùng tính chất nhịp biểu diễn trong các sự kiện văn nghệ trong và ngoài nhà trường. 
*. Vận dụng
 *Tổng kết tiết học 
- GV yêu cầu HS hệ thống lại những nội dung và kiến thứ cần ghi nhớ.
- Nhắc HS tiếp tục luyện tập thêm bài há

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2021_2022.doc