Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Là một nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.

doc 3 trang Mạnh Quân 24/06/2023 3610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Các loại vải thường dùng trong may mặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 2	
CHƯƠNG I – MAY MẶC TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC
1-MỤC TIÊU
1.1/ Kiến thức:
 HS biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
1.2/ Kỹ năng :
 HS thực hiện được: Phân biệt được 1 số vải thông dụng
1.3/ Thái độ :
 -Thói quen :Giáo dục HS biết phân biệt các loại vải nào thích hợp với mùa Hè, mùa Đông.
 -Tính cách: tự tin
2- NỘI DUNG HỌC TẬP
 Biết được nguồn gốc, tính chất của các loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi hoá học, vải sợi pha.
3- CHUẨN BỊ
3.1/ GV: Giáo án, đồ dung dạy học
3.2/ HS : đồ dùng học tập đầy đủ, học bài cũ trước khi đến lớp
4- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1/ Ổn định tổ chức (1’)
4.2/ Kiểm tra miệng (5’)
1/ Thế nào là một gia đình?
2/ Thế nào là KTGĐ?
 1/ Là một nền tảng của xã hội, trong gia đình mọi nhu cầu thiết yếu của con người cần được đáp ứng trong điều kiện cho phép và không ngừng được cải thiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. 
 2/ Là tạo ra thu nhập và sử dụng nguồn thu nhập hợp lý, hiệu quả, làm các công việc nội trợ trong gia đình.
4.3/ Tiến trình bài học :	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Giới thiệu bài : Các loại vải thường dùng trong may mặc, rất đa dạng, rất phong phú về chất liệu, độ dày, mỏng, màu sắc, hoa văn, trang trí. Để tìm hiểu rõ hơn về tính chất cũng như công dụng của các loại vải, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1 (18’): Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất của vải sợi thiên nhiên 
? Dựa theo nguồn gốc sợi dệt vải được phân thành mấy loại ? Vải chính kể ra ?
Gv: Chúng ta tìm hiểu nguồn gốc, tính chất từng loại vải.
 + Hãy kể các dạng sợi có từ thiên nhiên ?
 + Có nguồn gốc thực vật như sợi gì ?
 + Động vật như sợi gì ?
 + Dựa vào tranh hình 1-1a, b trang 6 SGK hãy nêu tóm tắt quy trình sản xuất vải sợi bông và vải tơ tằm.
 + Quả bông sau khi thu hoạch giủ sạch hạt loại bỏ chất bẩn và đánh tơi để kéo thành sợi dệt vải. Thời gian để tạo thành nguyên liệu, để dệt thành vải sợi bông và vải tơ tằm như thế nào ? 
HS trả lời: mất nhiều thời gian
 + Phương pháp dệt như thế nào ? Thủ công hoặc bằng máy.
 + Nêu tính chất vải sợi bông và vải tơ tằm ?
Hoạt động 2 (17’): Tìm hiểu nguồn gốc , tính chất vải sợi hóa học
Gv: Hỏi: vài sợi HH có nguồn gốc từ đâu?
-Được phân thành mấy loại?
Hs: có nguồn gốc từ các loại sợi do con người tạo ra từ một số chất hóa học
Chia thành 2 loại: Vải sợi nhân tạo và vài sợi tổng hợp
Gv: Hỏi: dựa vào sơ đồ hình 1.2, miêu tả quy trình sản xuất vài sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
HS: trình bày theo sơ đồ
Gv: Vậy vải sợi hóa học có những tính chất gì?
Hs trả lời theo SGK
GV: Sản xuất vải sợi hoá học nhờ có máy móc hiện đại nên rất nhanh chóng, nguyên liệu rất dồi dào và giá rẻ. Vì vậy, vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc. 
* Khi biết được tính chất của một số loại vải sợi hóa học và vải sợi thiên nhiên các em có thể tự chọn cho mình vải để may trang phục phù hợp với thời tiết điều kiện sinh hoạt
? Vì sao vải sợi hoá học được sử dụng nhiều trong may mặc 
HS: vì bền đẹp
I-Nguồn gốc, tính chất các loại vải.
1/ Vải sợi thiên nhiên
 a/ Nguồn gốc.
Vải sợi thiên nhiên được dệt bằng các dạng sợi có sẳn trong thiên nhiên có nguồn gốc thực vật
VD: sợi bông lanh, đay, gai và động vật như sợi tơ tằm, sợi len từ lông cừu, dê, vịt.
 b/ Tính chất :
-Có độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát nhưng dể bị nhàu
-Vải bông giặt lâu khô 
-Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan.
2/ Vải sợi hoá học :
 a/ Nguồn gốc 
-Vải sợi hoá học được dệt bằng các loại sợi do con người tạo ra 
-Phân loại:
+Vải sợi nhận tạo
+Vải sợi tổng hợp
b/ Tính chất :
-Vải sợi nhân tạo:
+Độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát
+Ít nhàu và bị cứng lại trong nước +Khi đốt sợi vải tro bóp dễ tan.
-Vải sợi tổng hợp
+Độ hút ẩm thấp, ít thấm mồ hôi 
+Được sử dụng nhiều vì bền, đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu
+Khi đốt sợi vải, tro vón cục, bóp không tan.
4.4/ Tổng kết: 4p
	Câu hỏi
Đáp án
-GV cho HS Làm bài tập trang 8 SGK.
-Hỏi: tại sao người ta thích mặc áo vải sợi tơ tằm, sợi bông?
+ Vải sợi nhân tạo, vải sợi tổng hợp
+ Sợi visco, axêtát, gổ, tre, nứa.
+ Sợi nylon, sợi polyeste, dầu mỏ, than đá.
-Vì vải sợi thiên nhiên mặc thoáng mát
4.5/ Hướng dẫn về nhà:2p
	- Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc bài
	 + Đọc phần có thể em chưa biết trang 10 SGK.
	- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: mỗi em chuẩn bị 1 băng vải nhỏ đính trên áo quần, có ghi thành phần sợi vải để buổi học sau cùng tìm hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_6_bai_1_cac_loai_vai_thuong_dung_trong_may.doc