Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chủ đề: Sử dụng đồ điện trong gia đình - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chủ đề: Sử dụng đồ điện trong gia đình - Năm học 2021-2022

- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình,

- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện,

- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện;

- Sử dụng được một sô đô dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm

điện năng;

- Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện của gia đình.

 

docx 10 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Chủ đề: Sử dụng đồ điện trong gia đình - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Chủ đề: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
Số tiết: 3
Tiết thep ppct: 28,29,30
Ngày soạn: 11/03/2022
Tuần dạy: 28,29,30
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện
- Vẽ được sơ đồ khối mô tả được nguyên lí làm việc và công dụng của một số đồ dùng điện trông gia đình
- Sử dụng được một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn
- Lựa chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng phù hợp với điều kiện gia đình
1. Kiến thức
- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình,
- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện,
- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện;
- Sử dụng được một sô đô dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm
điện năng;
- Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện của gia đình.
2. Năng lực
a. Năng lực công nghệ
- Nhận thức công nghệ: nhận thức được câu tạo, nguyên lí làm việc của đồ dùng công nghệ trong gia đình;
- Giao tiếp công nghệ: sử dụng được một số thuật ngữ về đồ dùng điện;
- Sử đụng công nghệ: sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, an toàn và tiết kiệm điện; vẽ được sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của một sô đồ dùng điện.
b. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vân đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vẫn đề trong tình huống mới;
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập và việc vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về các đồ dùng điện vào đời sống hằng ngày,
- Có trách nhiệm khi sử dụng đồ dùng điện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK công nghệ 6 (Chân trời sáng tạo)
- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)
- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.2)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
a. Mục tiêu: Kích thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu về nội dung bài học và yêu thích môn học.
b. Nội dung: 
-Kể các đồ dùng điện đang được sử dụng trong gia đình?
c. Sản phẩm học tập:
-Bàn là, đèn LED, máy xay thực phẩm, quạt, nồi cơm điện, 
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung 
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trả lời.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời một số HS có câu trả lời nhanh nhất trả lời lần lượt từng câu hỏi.
Ø Bước 4: GV nhận xét, kết luận, nhận định: Trên thị trường đồ dùng điện rất đa dạng và phổ biến.
- GV đặt vấn đề: Để biết được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các đồ dùng điện, cũng như làm thế nào để chọn được đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chủ đề: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu về một số đồ dùng điện trong gia đình.	
a. Mục tiêu: 
- Nêu được công dụng của một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Nhận biết và nêu được chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện,
- Vẽ được sơ đồ khối và nêu được nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện.
b. Nội dung: GV yc HS đọc thông tin, quan sát hình 9.1,9.2,9.3,9.4 ở mục 1 sgk tr 65,66,67,68,69,70,71, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Em hãy quan sát Hình 9.1 và chỉ ra các bộ phận chính của bàn là tương ứng với những mô tả dưới đây?
- Vỏ bản là: bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là.
- Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.
Câu 2: Nguyên lí làm việc của bàn là?
Câu 3: Cách sử dụng bàn là?
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Em hãy quan sát Hình 9.4 và chỉ ra các bộ phận chính của đèn LED tương ứng với những mô tả dưới đây:
- Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn điện cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn LED.
- Bảng mạch LED: phát ra ánh sáng khi cấp điện.
Câu 2: Nguyên lí làm việc của đèn LED?
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Quan sát Hình 9.6, em hãy cho biết tên và chức năng các bộ phán chính của máy xay thực phám tương ứng với mô lí nào sau đây:
- Thân máy: bao gồm một động cơ điện đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua để làm quay lưỡi dao trong cối.
- Cối xay: gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ. Trong cối xay có lưỡi dao được nối với trục động cơ trong thân máy để cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.
- Bộ phận điều khiển: gồm các nút (phím) để tắt, mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.
Câu 2:Em hãy sắp xếp các phiếu 2, phiếu 3 và phiếu 4 ở trên vào các vị trí số 1, 2, 3 trong Hình 9.7 để giải thích nguyên lí làm việc của máy xay thực phẩm.
Câu 3: Nêu quy trình sử dụng máy xay thực phẩm?
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 1:
Câu 1: Các bộ phận chính của bàn là tương ứng với những mô tả theo bảng sau:
Hình
Tên bộ phận
Chức năng
1
Bộ điều chỉnh nhiệt độ
Đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.
2
Vỏ bàn là
Bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là.
3
Dây đốt nóng
Tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.
Câu 2: Nguyên lí làm việc của bàn là:
Câu 3: Cách sử dụng bàn là: theo nội dung sgk tr 66 và bảng 9.2. Quy trình sử dụng bàn là.
*Phiếu học tập số 2:
Câu 1: Các bộ phận chính của đèn LED tương ứng với mô tả theo bảng sau:
Hình
Tên bộ phận
Chức năng
1
Vỏ đèn
Bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2
Bảng mạch LED
phát ra ánh sáng khi cấp điện
3
Bộ nguồn
Biến đổi điện áp nguồn điện cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn LED.
Câu 2: Nguyên lí làm việc của đèn LED:
*Phiếu học tập số 3:
Câu 1:Tên và chức năng các bộ phận chính của máy xay thực phẩm tương ứng với mô tả theo bảng sau:
Hình
Tên bộ phận
Chức năng
3
Thân máy
Bao gồm một động cơ điện đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua để làm quay lưỡi dao trong cối.
1
Cối xay
Gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ. Trong cối xay có lưỡi dao được nối với trục động cơ trong thân máy để cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.
2
Bộ phận điều khiển
Gồm các nút (phím) để tắt, mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.
Câu 2: 
- Vị trí số 1: Phiếu 4. Lựa chọn tốc độ xay.
- Vị trí số 2: Phiếu 3. Điện truyền vào động cơ 3.
- Vị trí số 3: Phiếu 2. Lưỡi dao trong cối quay để xay thực phẩm
Câu 3: Nêu quy trình sử dụng máy xay thực phẩm (Như bảng 9.5 tr 70 sgk)
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc tin, quan sát hình 9.1,9.2,9.3,9.4 ở mục 1 sgk tr 65,66,67,68,69,70,71, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1,2 và 3.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 	
1. Một số đồ dùng điện trong gia đình
1.1. Bàn là (bàn ủi)
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
* Cấu tạo:
- Vỏ bàn là: bảo vệ các bộ phận bên trong.
- Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.
- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: chọn nhệt độ phù hợp với từng loại vải.
* Thông số kĩ thuật
- Công suất định mức
- Điện áp định mức
b. Nguyên lí làm việc
c. Sử dụng bàn là
* Các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ
- NYLON: dùng cho vải lụa, tơ tằm
- WOOL: dùng cho vải len
- COTTON: dùng cho vải bông
- LINEN: dùng cho vải lanh
- MAX: mức nhiệt cao nhất
- MIN: mức nhiệt thấp nhất
* Các bước sử dụng
1. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng
2. Kiểm tra độ an toàn của dây dẫn, phích cắm và mặt bàn là.
3. Cấp điện cho bàn là
4. Điều chỉnh nhiệt độ, là quần áo theo thứ tự may bằng vải lụa, nylon → vải len → vải bông, vải lanh.
5. Tắt bàn là, rút phích cắm, dựng đứng bàn là đến nguội.
1.2. Đèn LED
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
* Cấu tạo:
- Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn phù hợp với điện áp sử dụng của đèn.
- Bảng mạch LED: phát ánh sáng khi cấp điện.
* Thông số kĩ thuật:
- Công suất định mức
- Điện áp định mức
b. Nguyên lí làm việc
c. Lưu ý khi sử dụng
- Không đặt đèn trực tiếp dưới ánh sáng mặt tời hoặc nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt.
- Không đặt đèn gẫn chất dễ gây cháy nổ.
- Vệ sinh đèn bằng vải khô, sạch.
1.3. Máy xay thực phẩm
a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật
* Cấu tạo
- Thân máy:
+ Động cơ điện đặt bên trong.
+ Quay lưỡi dao trong cối khi có dòng điện truyền qua động cơ.
- Cối xay:
+ Gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ.
+ Cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động
- Bộ phận điều khiển: tắt, mở và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.
* Thông số kĩ thuật:
- Công suất định mức
+ Điện áp định mức
b. Nguyên lí làm việc
Khi cấp điện và lựa chọn tốc độ, động cơ làm quay lưỡi dao trong cối xay để cắt nhỏ thực phẩm.
c. Sử dụng máy xay thực phẩm
1. Sơ chế thực phẩm
2. Cắt nhỏ thực phẩm
3. Lắp cối xay vào thân máy
4. Cho nguyên liệu vào cối và đậy nắp.
5. Cắm điện và chọn chế độ xay
6. Tắt máy và lấy thực phẩm
7. Vệ sinh và bảo quản sau khi sử dụng.
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện.
a. Mục tiêu: Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện của gia đình.
b. Nội dung: GV yc HS đọc tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 71,72, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 4.
Phiếu học tập số 4
Câu 1: Khi mua sắm đồ dùng điện trong gia đình, chúng ta nên dựa vào các tiêu chí tiết kiệm điện nào?
Câu 2: Em hãy cho biết chiếc nồi nào tiêu thụ nhiều điện năng hơn trong thời gian sử dụng.
c. Sản phẩm học tập: 
*Phiếu học tập số 4:
Câu 1: Nội dung sgk tr 71-72.
Câu 2:Theo chiếc nồi công suất 700W sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. 
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yc HS đọc tin, quan sát hình ở mục 2 sgk tr 71,72, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 4.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, thảo luận và hoàn thành câu trả lời. 
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Ø Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: 
2. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện
- Có công suất định mức và tính năng phù hợp với nhu cầu.
- Có tính năng tiết kiệm điện
- Có ngôi sao trong nhãn năng lượng nhiều hơn.	
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về sử dụng đồ điện trong gia đình.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập sgk tr 73.
1.Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là, đèn LED và máy xay thực phẩm.
2.
a. Em hãy tính điện năng tiêu thụ định mức trong 1 ngày cho mỗi đồ dùng điện trên.
b. Giả sử giá của 1 số điện là 1 856 đồng thì tiền điện tối đa phải trả cho việc sử dụng mỗi đồ dùng điện ở bảng trên trong 1 ngày là bao nhiêu?
c. Sản phẩm học tập: 
1.Sơ đồ khối miêu tả nguyên lí hoạt động của bàn là, đèn LED và máy xay thực phẩm là:
- Bàn là:
- Đèn LED:
- Máy xay thực phẩm:
2a) Tính điện năng tiêu thụ định mức trong 1 ngày cho mỗi đồ dùng điện ở bảng trên như sau
Đồ dùng điện
Công suất định mức
Thời gian sử dụng điện trung bình trong 1 ngày
Điện năng tiêu thụ định mức trong 1 ngày
TV LCD
80W
3 giờ
0,24 kWh
Bộ đèn LED
18W
5 giờ
0,09 kWh
Quạt đứng
55W
8 giờ
0,44 kWh
Máy giặt
1 240 W
1 giờ
1,24 kWh
Tủ lạnh
100W
18 giờ
1,8 kWh
Nồi cơm điện
500W
1 giờ
0,5 kWh
Bếp điện từ
1 000W
1 giờ
1 kWh
b) Giả sử giá của 1 số điện là 1 856 đồng thì tiền điện tối đa phải trả cho việc sử dụng mỗi đồ dùng điện ở bảng trên trong 1 ngày như sau
Đồ dùng điện
Công suất định mức
Thời gian sử dụng điện trung bình trong 1 ngày
Điện năng tiêu thụ định mức trong 1 ngày
Tiền điện tối đa
TV LCD
80W
3 giờ
0,24 kWh
445.44 đồng
Bộ đèn LED
18W
5 giờ
0,09 kWh
167,04 đồng
Quạt đứng
55W
8 giờ
0,44 kWh
816,64 đồng
Máy giặt
1 240 W
1 giờ
1,24 kWh
2301,44 đồng
Tủ lạnh
100W
18 giờ
1,8 kWh
3340,8 đồng
Nồi cơm điện
500W
1 giờ
0,5 kWh
928 đồng
Bếp điện từ
1 000W
1 giờ
1 kWh
1856 đồng
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao cho HS nhiệm vụ: như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Ø Bước 4: GV nhận xét và đưa ra kết luận:
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn.
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi phần vận dụng sgk tr 73.
1. Hãy kể tên những đồ dùng điện mà gia đình em đang sử dụng.
2. Một của hàng đồ dùng điện có bán các loại đèn bàn sau:
Giả sử các loại đèn này phát ra ánh sáng với cường độ như nhau, để tiết kiệm điện em sẽ chọn chiếc đèn nào làm đèn học ở nhà?
3. Giả sử giá của 1 số điện là 1 856 đồng và công suất định mức của một máy điều hoà nhiệt độ là 750W. Nếu mỗi ngày sử dụng máy này liên tục 6 giờ thì tiền điện trong 1 tháng (30 ngày) của gia đình em là bao nhiêu? Nếu giảm thời gian sử dụng máy xuống còn 4 giờ mỗi ngày thì trong 1 tháng, ga đình em sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?
c. Sản phẩm học tập: 
1. Các đồ dùng điện em đang sử dụng là: bàn là, quạt trần, bếp điện, đèn, lò vi sóng.
2. Các loại đèn này phát ra ánh sáng với cường độ như nhau, để tiết kiệm điện em sẽ chọn chiếc đèn led công suất 4W. 
3.Công suất định mức của một máy điều hòa nhiệt độ là 750W (tức 0,75 kWh), nếu mỗi ngày sử dụng máy này liên tục 6 giờ thì điện năng tiêu thụ định mức của điều hòa trong 1 ngày là:
0,75 x 6 = 4,5 kWh
Giả sử giá của 1 số điện là 1 856 đồng thì tiền điện tối đa phải trả cho việc sử dụng điều hòa trong 1 ngày là:
4,5 kWh x 1 856 đồng/kWh = 8 352 đồng
Vậy tiền điện tròn 1 tháng của gia đình em là:
8 352 x 30 = 250 560 đồng
Nếu giảm thời gian sử dụng máy xuống còn 4 giờ mỗi ngày thì trong 1 tháng, gia đình em sẽ tiết kiệm được:
(250 560 : 6) x 2 = 83 520 đồng
d. Tổ chức thực hiện:
Ø Bước 1: GV giao nhiệm vụ: cho HS như mục Nội dung.
Ø Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: ở nhà.	
Ø Bước 3: Báo cáo kết quả: HS làm và nộp bài bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở bài tập gửi bài qua zalo...; 
Ø Bước 4: GVnhận xét: bài làm, chọn một số bài làm tốt (có thể cho điểm) ở tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022_chu_de_su_dung_do.docx