Ôn tập Chương 2 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Ôn tập Chương 2 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022

- Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về thực phẩm: thực phẩm và dinh

dưỡng, chế độ ăn uống hợp lí, các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm;

- Vận dụng những kiến thức đã học trong chương để giải quyết các câu hỏi, bài tập

đặt ra xoay quanh chủ đề về bảo quản và chế biến thực phẩm.

 

doc 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2090
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Chương 2 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 
Số tiết: 01
Ngày soạn: 09/01/2022
Tiết theo PPCT: 18
Tuần dạy: 18
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về thực phẩm: thực phẩm và dinh
dưỡng, chế độ ăn uống hợp lí, các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm;
- Vận dụng những kiến thức đã học trong chương để giải quyết các câu hỏi, bài tập
đặt ra xoay quanh chủ đề về bảo quản và chế biến thực phẩm.
Năng lực:
2.1.Năng lực công nghệ
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về bảo quản và chế biến thực phẩm.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, để xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong đời sống ở gia đình; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về dinh dưỡng, bảo quản và chế biến thực phẩm để giải quyết những vấn đề trong tình huống thực tế tại gia đình;
- Giao tiếp và hợp tác: biết trình bày ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm vào đời sống hằng ngày,
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Kiến thức trọng tâm của chương 2
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập SGK
2. Đối với học sinh: Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: HS xem sơ đồ mối liên kết giữa các kiến thức của chương 2 dẫn dắt trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Cho HS quan sát sơ đồ về bảo quản và chế biến thực phẩm và khái quát lại kiến thức.
- HS xem tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân về bảo quản và chế biến thực phẩm.
2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG 2
 a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b.Nội dung: 
- Mối liên kết giữa các kiến thức của Chương 2:
+ Các chất dinh dưỡng
+ Chế độ ăn uống khoa học
+ Các phương pháp bảo quản
+ Các phương pháp chế biến
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức kỹ năng của chương 2
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS nhắc nội dung chính đã học ở chương 2.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt và hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ khối hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng về bảo quản và chế biến thực phẩm như trong SGK. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b.Nội dung: Câu hỏi ôn tập trong SGK
1. Hãy cho biết vai trò của mỗi nhóm thực phẩm chính đối với sức khỏe con người.
2. Cho biết những thực phẩm sau thuộc nhóm thực phẩm nào.
a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút.
b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ.
c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo.
3. Chế độ ăn uống khoa học cần phải đạt những yêu cầu gì?
4. Em hãy tự đánh giá mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của gia đình mình và nêu cách khắc phục nếu chưa hợp lí.
5. nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ bị hư hỏng như thế nào?
6. Hãy trình bày các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em từng sử dụng.
7. Hãy kể các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt mà gia đỉnh em đã thực hiện.
8. Trình bày cách tính chi phí cho một bữa ăn.
c. Sản phẩm học tập: 
1/Vai trò của các nhóm thực phẩm là: 
- Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bảo mới để thay thể những tế bảo giả chết đi, giúp cơ thế sinh trưởng và phát triển.
- Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): nguồn cung cắp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ cơ thể và chuyên hoá một số vitamin cần thiết.
- Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ thẻ, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật.
Chúng ta cần sử dụng đây đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chính để cơ thể phát triển vả khoẻ mạnh.
2/a. Đỗ xanh (đậu xanh), cua, mực, thịt vịt, trứng cút: Nhóm thực phẩm chất đạm
b. Xoài, rau muống, nho, bí đỏ, đu đủ: Chất khoáng, vitamin
c. Bún, khoai lang, ngô (bắp), bột gạo: Bột, đường
3/Chế độ ăn uống khoa học cần đạt yêu cầu như sau: Chế độ ăn uống khoa học trước hết cần có bữa ăn đinh dưỡng hợp lí. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Đồng thời bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính, gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang....).
4/Mức độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của em đầy đủ 3 bữa chính: sáng, trưa chiều, tối. Em cần phải ít ăn vặt và uống nhiều nước hơn để có chế độ ăn uống khoa học.
5/Nếu không được bảo quản đúng cách, thực phẩm sẽ bị mốc, hỏng, giảm giá trị dinh dưỡng, gây ngộ độc, bệnh, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
6/Các phương pháp bảo quản thực phẩm mà gia đình em đã sử dụng là: 
- Ướp lạnh
- Ngâm đường
- Hút chân không
- Muối chua
7/Các phương pháp chế biến không sử dụng nhiệt mà gia đỉnh em đã thực hiện là: 
- Ướp muối
- Ngâm chua
- Phơi khô
8/Cách tính chi phí cho một bữa ăn:
TT
Các bước thực hiện
Chi tiết minh họa
1
Ước tính các loại thực phẩm cần dùng
- Thịt lợn: 400 gam
- Rau muống: 300 gam
- Trứng: 4 quả
- Gạo: 400 gam
2
Tính chi phí cho các loại thực phẩm cần dùng
- Tiền mua thịt lợn:
15 000 đồng/100g x 400g
 = 60 000 đồng
- Tiền mua rau muống:
4 000 đồng/100g x 300g
= 12 000 đồng
- Tiền mua trứng:
3 000 đồng /quả x 4 quả 
= 12 000 đồng
- Tiền mua gạo:
2 000 đồng/100g x 400g
= 8 000 đồng
3.
Tính chi phí cho mỗi bữa ăn
60 000 đồng + 12 000 đồng
+ 12 000 đồng + 8 000 đồng
= 92 000 đồng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: nhóm 1 câu 1,2, nhóm 2: câu 3,4, nhóm 3: câu 5,6, nhóm 4: câu 7,8
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại theo dõi, thắc mắc, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV dặn dò chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_chuong_2_mon_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022.doc