Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên

Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên

I. Mục tiêu

Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm số nguyên âm.

- Nhận biết được số nguyên âm thông qua mô tả cách đọc và cách viết.

- Nhận biết được tập hợp Z các số nguyên gồm các số nguyên âm, các số nguyên dương và số 0.

- Biểu diễn được các số nguyên trên trục số.

- Nhận biết được số đối của một số nguyên.

- Biểu diễn được số đối của một số nguyên trên trục số.

- Nhận biết được ý nghĩa của các số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn (bước đầu nhận biết được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau).

- Áp dụng được kiến thức về số nguyên để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

 Định hướng phát triển phẩm chất

- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy;

- Tính chính xác, kiên trì;

- Có trách nhiệm (thông qua thái độ và sản phẩm làm việc nhóm).

 Định hướng phát triển NL

- Có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề thông qua việc hoạt động nhận biết vấn đề cần giải quyết.

 - Có cơ hội phát triển NL mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến số nguyên âm, cụ thể như sau:

+ Nhận biết được mô hình toán học số nguyên âm để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn đơn giản;

+ Sử dụng được số nguyên để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn;

 - Có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học thông qua việc: nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép một số thông tin liên quan đến số nguyên.

 

docx 13 trang tuelam477 9990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài: Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: SỐ NGUYÊN ÂM VÀ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
(Thời gian: 2 tiết)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:
- Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm số nguyên âm.
- Nhận biết được số nguyên âm thông qua mô tả cách đọc và cách viết.
- Nhận biết được tập hợp Z các số nguyên gồm các số nguyên âm, các số nguyên dương và số 0. 
- Biểu diễn được các số nguyên trên trục số.
- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
- Biểu diễn được số đối của một số nguyên trên trục số.
- Nhận biết được ý nghĩa của các số nguyên âm trong một số bài toán thực tiễn (bước đầu nhận biết được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau).
- Áp dụng được kiến thức về số nguyên để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
	Định hướng phát triển phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy;
- Tính chính xác, kiên trì;
- Có trách nhiệm (thông qua thái độ và sản phẩm làm việc nhóm).
	Định hướng phát triển NL
- Có cơ hội phát triển NL giải quyết vấn đề thông qua việc hoạt động nhận biết vấn đề cần giải quyết.
	- Có cơ hội phát triển NL mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến số nguyên âm, cụ thể như sau:
+ Nhận biết được mô hình toán học số nguyên âm để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn đơn giản;
+ Sử dụng được số nguyên để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn;
	- Có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học thông qua việc: nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép một số thông tin liên quan đến số nguyên.
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm.
- Phương tiện thiết bị dạy học: Máy chiếu, loa, bảng.
III. Chuẩn bị
	Chuẩn bị của GV: Phiếu học tập, slide, bảng phụ, bút viết bảng.
	Chuẩn bị của HS: Vở ghi, bút.
IV. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
Mục tiêu:
- Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm số nguyên âm.
- Nhận biết được số nguyên âm thông qua mô tả cách đọc và cách viết.
Hoạt động 1.1. Tiếp cận số nguyên (Khởi động)
Mục tiêu: Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm số nguyên âm.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
Phương tiện: Bảng biểu
Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua các ví dụ: 
Ví dụ 1. Quan sát và đọc nhiệt độ ở một số nơi trên thế giới (về mùa đông):
Hà Nội
250
250 đọc là hai lăm độ
Mát-xcơ-va
0 0
00 đọc là không độ
Pa-ri
- 80
- 80 đọc là âm tám độ
Bắc Kinh
- 20
- 20 đọc là âm hai độ
Ví dụ 2. Em hãy đọc số dư tài khoản (SD) của ngân hàng gửi cho bố bạn Minh Quân qua tin nhắn điện thoại
Ví dụ 3. Quan sát hình sau và đọc độ cao trung bình (độ cao so với mực nước biển) của đỉnh núi và độ cao trung bình của chân núi.
VD 1 nhằm giúp HS thấy được sự tồn tại của số nguyên âm qua các bản tin dự báo thời tiết hoặc các thông tin trên mạng.
VD 2 nhằm giúp HS thấy được sự tồn tại của số nguyên âm thông qua tin nhắn về số dư tài khoản. Ví dụ này giúp các em hiểu hơn về các hình thức giao dịch với ngân hàng, từ đó biết thêm các ứng dụng hiện đại trong cuộc sống
VD 3 nhằm mục đích cung cấp cho các em khái niệm độ cao so với mực nước biển, một khái niệm thường được dùng khi người ta muốn so sánh độ cao của các địa danh khác nhau.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS (hoặc phiếu trả lời).
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS: Thông qua hoạt động, HS đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học.
Hoạt động 1.2. Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: Mô tả được khái niệm số nguyên âm
Phương pháp: Đàm thoại
Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua ví dụ sau:
Ví dụ. Em hãy quan sát các con số màu đỏ trong VD 1 ở Hoạt động 1. Các số trong VD1 có điều gì khác biệt so với các số mà em được học?
Câu hỏi này nhằm giúp HS tập trung vào các con số để thấy được sự khác biệt của sự xuất hiện con số mới, đó là có dấu “–” từ đó hình thành biểu tượng về số nguyên âm.
GV mô tả cách viết và cách đọc số nguyên âm trong các trường hợp cụ thể ở trên và yêu cầu HS phát biểu ở mức độ khái quát hơn. 
Số nguyên âm được ghi như sau: -1, -2, -3, ... và được đọc là trừ một, trừ hai, trừ ba ... hoặc âm một, âm hai, âm ba, ...
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS: Thông qua hoạt động, HS đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học, xác định được cách thức giải quyết vấn đề. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Hoạt động 1.3. Củng cố (khái niệm số nguyên âm).
Mục tiêu: HS thể hiện được số nguyên âm trong một số tình huống khác.
Phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề
Hình thức: Cá nhân
Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS làm một số trong các ví dụ sau:
Ví dụ 1. Người ta còn dùng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Py-ta-go sinh năm - 570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.
Hãy điền các số còn thiếu vào bảng sau:
Sự kiện lịch sử
Cách ghi thông thường
Cách ghi bằng số nguyên âm
HỒNG BÀNG
2879 TCN
AN DƯƠNG VƯƠNG
258 TCN
Năm tổ chức Thế vận hội đầu tiên
776 TCN
Ví dụ 2. Em hãy quan sát bảng thông báo thời tiết ở hình bên và viết bằng chữ nhiệt độ buổi sáng (morning), buổi chiều (afternoon), buổi tối (evening), nửa đêm (overnight).
Buổi sáng
Buổi chiều
Buổi tối
Nửa đêm
Ví dụ 3. Hãy đọc và viết nhiệt độ của các vùng được cho trong bảng thông báo thời tiết ở hình bên. 
Ví dụ 4. Em hãy đọc và viết độ cao trung bình của những địa điểm dưới đây
Tàu ngầm ở vị trí thấp hơn mực nước biển 20m, vậy độ cao trung bình của tàu ngầm là 
Đáy vực Ma-ri-an (thuộc vùng biển Phi-lip-pin) ở dưới mực nước biển 11524 m (sâu nhất thế giới). Độ cao trung bình của đáy vực Ma-ri-an là 
VD 1 nhằm mục đích giới thiệu HS cách sử dụng số nguyên âm để ghi năm trước công nguyên. 
VD 2 và VD 3 nhằm mục đích giúp HS củng cố khái niệm, cách đọc, viết các số nguyên âm thông qua bảng nhiệt độ.
VD 4 nhằm mục đích giúp HS củng cố khái niệm, cách đọc, viết các số nguyên âm thông qua thông tin về độ cao trung bình so với mực nước biển.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Các câu trả lời của HS.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS:Thông qua hoạt động, HS đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học.
Hoạt động 1.4. Vận dụng số nguyên âm trong thực tiễn
Mục tiêu: Áp dụng được kiến thức về số nguyên âm để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
Phương pháp: Đàm thoại GQVĐ
Hình thức: Làm việc nhóm
Cách thức tiến hành: GV yêu cầu các nhóm điền thêm các thông số vào bảng sau:
Biểu diễn số nguyên âm
Ví dụ: Nhiệt độ dưới 0oC
Số tiền lỗ
Bài này nhằm cho HS thấy được sự tồn tại của số nguyên âm trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. 
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Phiếu trả lời của các nhóm.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS:Thông qua hoạt động, HS đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giao tiếp toán học.
Hoạt động 1.5: Hướng dẫn tự học ở nhà
Mục tiêu: Củng cố và đào sâu kiến thức về số nguyên âm, đặc biệt là ứng dụng của kiến thức này trong đời sống thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình
Hình thức: Cá nhân 
Tiến trình dạy học: GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài cũ đã học và trả lời các câu hỏi sau:
- Bài học hôm nay em đã học thêm điều gỉ?
- Hãy tìm những ví dụ trong cuộc sống hàng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận dụng kiến thức số nguyên âm.
- Làm thêm các bài tập trong SGK.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS trong vở bài tập cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
Mục tiêu:
Học xong bài này HS đạt được các yêu cầu sau:
	- Nhận biết được tập hợp Z các số nguyên gồm các số nguyên âm, các số nguyên dương và số 0.
	- Biểu diễn được các số nguyên trên trục số.
	- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
	- Biểu diễn được số đối của một số nguyên trên trục số.
	- Áp dụng được kiến thức vể số nguyên để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
HS có cơ hội hình thành và phát triển một số NL: giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, tư duy và lập luận toán học.
Hoạt động 2.1. Tiếp cận tập hợp số nguyên (Khởi động)
Mục tiêu: 
 - Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm số nguyên.
	- Biểu diễn được các số nguyên trên trục số.
	- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
	- Biểu diễn được số đối của một số nguyên trên trục số.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
Phương tiện: Phiếu hỏi
Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua 2 ví dụ sau: 
Ví dụ 1. Các bạn Nam, Lan, Hùng và Minh đọc nhiệt độ một số nơi trong chương trình dự báo thời tiết trên tivi như sau:
Nam: “Nhiệt độ tại Hà Nội là dương mười lăm độ C”
Lan: “Nhiệt độ tại Sa Pa là âm ba độ C”
Hùng: “Nhiệt độ tại Đà Lạt là mười chín độ C”
Minh: “Nhiệt độ tại Lào Cai là không độ C”
Em hãy ghi lại các số đó.
HS thực hiện thao tác sau:
Ghi các số trong từng tình huống.
Ví dụ 2. Em hãy biểu diễn các số -5, -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4, 5 trên trục số.
HS thực hiện các thao tác sau:
	- Vẽ trục số.
	- Biểu diễn các số trên trục đúng vị trí. 
 Số nguyên âm 	 Số nguyên dương
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Phiếu trả lời của HS.
Hoạt động 2.1. Hình thành khái niệm số nguyên 
Mục tiêu: Nhận bỉết được tập hợp Z các số nguyên gồm các số nguyên âm, các số nguyên dương và số 0.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Phương tiện: Bảng biểu.
Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS phát biểu khái niệm số nguyên thông qua ví dụ 2 của hoạt động 2.1, sau đó GV chính xác lại.
Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp các số nguyên.
Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS.
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS:	
	Thông qua hoạt động, HS đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học, xác định được cách thức giải quyết vấn đề. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Hoạt động 2.3. Củng cố khái niệm tập hợp số nguyên
Mục tiêu: HS thể hiện được số nguyên trong một số tình huống khác.
Phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề
Hình thức: Cá nhân
Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua ví dụ
Ví dụ 1. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống sau mỗi phát biểu sau:
a) -5 là một số nguyên.	
b) 3,5 là một số nguyên dương.	
c) - 6,5 là một số nguyên.	
d) 7 là một số nguyên dương.
e) -6 là một số nguyên âm.
f) 0 vừa là số nguyên âm vừa là số nguyên dương.
Ví dụ 2. Đúng điền Đ, sai điền S vào ô trống sau mỗi khẳng định sau:
a) 9 Î N	b) 0Î Z	c) -6 Î N	
d) 5Î Z	 e) -3Î Z	f) 20 Î N	 
HS thực hiện thao tác sau:
Nhận biết tính đúng, sai của từng trường hợp.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS
 Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hơp lí trước khi kết luận, sử dụng đúng kí hiệu, thuật ngữ. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.
Hoạt động 2.4. Áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn 
Mục tiêu: Áp dụng được kiến thức vể số nguyên để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
Phương pháp: Đàm thoại giải quyết vấn đề
Hình thức: Cá nhân
Cách thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua ví dụ
Ví dụ 1. Mẹ Lan bán rau ở chợ, Lan giúp mẹ ghi sổ sách số tiền lãi, lỗ hằng ngày trong một tuần như sau:
Ngày
Tiền lãi, lỗ
Ghi chép
Thứ hai
Lãi 150 ngàn
Thứ ba
Lỗ 60 ngàn
Thứ tư
Lãi 170 ngàn
Thứ năm
Lãi 85 ngàn
Thứ sáu
Lỗ 89 ngàn
Thứ bảy
Hoà vốn
Chủ nhật
Lãi 265 ngàn
Em hãy dùng số nguyên để giúp Lan ghi số tiền lãi, lỗ vào cột ô trống “Ghi chép”.
HS thực hiện các thao tác sau:
- Đọc hiểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản.
- Viết được bằng số để biểu đạt số tiền.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS
Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển NL cho HS
Thông qua hoạt động, HS đọc biểu và trích xuất được thông tin toán học cần thiết từ văn bản, chuyển đổi ngôn ngữ từ thực tế sang mô hình toán học, xác định được cách thức giải quyết vấn đề. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học và NL mô hình hoá toán học.
Hoạt động 2.5. Hướng dẫn tự học ở nhà
Mục tiêu: Củng cố và đào sâu kiến thức về số nguyên, đặc biệt là ứng dụng của kiến thức này trong đời sống thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình
Hình thức: Cá nhân 
Cách thức tiến hành: GV yêu cầu HS về nhà ôn tập bài đã học, trả lời các câu hỏi sau:	
- Bài học hôm nay em đã học thêm được điều gì?
	 - Em hãy tìm những ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận dụng những kiến thức của bài học.
	 - Làm các bài tập trong SGK.
Sản phẩm và công cụ đánh giá: Câu trả lời của HS trong vở bài tập cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_bai_so_nguyen_am_va_tap_hop_cac_so_nguy.docx