Giáo án Đại số Lớp 6 - Chủ đề: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Cao An

Giáo án Đại số Lớp 6 - Chủ đề: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Cao An

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhớ định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.

- Phát biểu được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ; viết được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số;

2. Kĩ năng

- Thực hiện được phép tính lũy thừa, nhân các luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số (với số mũ tự nhiên.

- Vận dụng được định nghĩa, quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số vào giải các bài tập cụ thể;

3. Thái độ

Thích học tập bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức Toán học vào thực tế cuộc sống, thấy được mối quan hệ qua lại giữa Toán học và thực tiễn

4. Phát triển năng lực

4.1. Năng lực chung

 Phát triển các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông.

4.2. Năng lực chuyên biệt

Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học: Sử dụng chính xác các kí hiệu toán học theo quy định.

Năng lực tính toán Toán học: Tính toán thông thường, tính toán theo công thức,.

 

doc 13 trang tuelam477 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Chủ đề: Lũy thừa với số mũ tự nhiên - Năm học 2020-2021 - Trường Trung học Cơ sở Cao An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CAO AN
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ : LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Môn: Toán lớp 6
Năm học: 2020-2021
NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhớ định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ.
- Phát biểu được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số và số mũ; viết được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số;
2. Kĩ năng
- Thực hiện được phép tính lũy thừa, nhân các luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số (với số mũ tự nhiên).
- Vận dụng được định nghĩa, quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số vào giải các bài tập cụ thể;
3. Thái độ
Thích học tập bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức Toán học vào thực tế cuộc sống, thấy được mối quan hệ qua lại giữa Toán học và thực tiễn
4. Phát triển năng lực
4.1. Năng lực chung
	Phát triển các năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông. 
4.2. Năng lực chuyên biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ Toán học: Sử dụng chính xác các kí hiệu toán học theo quy định.
Năng lực tính toán Toán học: Tính toán thông thường, tính toán theo công thức,...
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Chuẩn bị máy tính, máy chiếu...
	- Thước kẻ, máy tính bỏ túi.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Nêu được định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên, chỉ ra cơ số và số mũ.
- Lấy được ví dụ về lũy thừa với số mũ tự nhiên, xác định được số mũ và cơ số
- Viết được tích các thừa số bằng nhau dưới dạng một lũy thừa.
- Hiểu được khái niệm bình phương và lập phương của một số
- Tính được giá trị cụ thể của một lũy thừa
- So sánh được các lũy thừa cụ thể
- Viết một số tự nhiên về dạng lũy thừa của một số 
- Tìm cơ số hoặc số mũ của một lũy thừa thỏa mãn điều kiện cho trước.
Câu hỏi 1.1.1 
Câu hỏi 1.1.2 
Câu hỏi 1.2.1
 Câu hỏi 1.2.2. 
Câu hỏi 1.2.3. 
Câu hỏi 1.3.1. 
Câu hỏi 1.3.2. 
Câu hỏi 1.4.1. 
Câu hỏi 1.4.2. 
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Phát biểu được qui tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
- Viết đúng và hiểu công thức, quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
- Cho ví dụ minh họa
Thực hiện được phép nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa. 
- So sánh các tích của các lũy thừa cùng cơ số.
Câu hỏi 2.1.1. 
Câu hỏi 2.1.2. 
Câu hỏi 2.2.1. 
Câu hỏi 2.2.2
Câu hỏi 2.3.1 
Câu hỏi 2.4.1 
Câu hỏi 2.4.2. 
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Phát biểu được qui tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số. 
- Viết đúng và hiểu công thức, quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số. 
- Cho ví dụ minh họa
Thực hiện được phép chia hai lũy thừa cùng cơ số.
- Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa. 
- So sánh các tích của các lũy thừa cùng cơ số.
- Biết tìm x bằng cách sử dụng ct lũy thừa
Câu hỏi 3.1.1. 
Câu hỏi 3.1.2. 
Câu hỏi 3.1.3. 
Câu hỏi 3.2.1. 
Câu hỏi 3.2.2
Câu hỏi 3.2.3. 
Câu hỏi 3.2.4. 
Câu hỏi 3.3.1 
Câu hỏi 3.3.2
Câu hỏi 3.4.1 
Câu hỏi 3.4.2. 
Câu hỏi 3.4.3
Câu hỏi 3.4.4
Câu hỏi 3.4.5
IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG CHỦ ĐỀ
1. Mức độ nhận biết
Câu hỏi 1.1.1. Phát biểu định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên.
Câu hỏi 1.1.2. Trong các công thức sau, công thức nào mô tả định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên ?
1) 
2) 
Câu hỏi 2.1.1. Phát biểu qui tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
Câu hỏi 2.1.2 Phát biểu nào sau đây đúng ?
1) Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
2) Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và nhân các số mũ.
Câu hỏi 3.1.1. Phát biểu qui tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số. 
Câu hỏi 3.1.2 Phát biểu nào sau đây đúng ?
1) Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
2) Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và chia các số mũ.
Câu hỏi 3.1.3 
Một cách tổng quát ta có Với m > n ta có am : an = ?
2. Mức độ thông hiểu
Câu hỏi 1.2.1. Lấy một ví dụ về lũy thừa với số mũ tự nhiên và chỉ rõ cơ số và số mũ của nó.
Câu hỏi 1.2.2 Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa.
1) 2.2.2.2.2
2) 5.5.5.5.5.5.5
Câu hỏi 1.2.3. Chỉ rõ cơ số, số mũ của mỗi lũy thừa sau:
1) 23; 32
2) 33;30;03
Đọc tên các lũy thừa trên
Câu hỏi 2.2.1. Viết công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số, cho ví dụ minh họa. 
Câu hỏi 2.2.2. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
1) 23.22 = 23+2
2) 23.22 = 23.2
3) 54.5 = (5+5)4+1
4) 23.22 = (2.2)3.2
Câu hỏi 3.2.1 
Viết thương của hai lũy thừa sau dưới dạng một lũy thừa :
a, 712: 74 ; b, x6 : x3 (x khác 0)
c, a4: a4 (a khác 0)
Câu hỏi 3.2.2 
Viết thương của hai lũy thừa sau dưới dạng một lũy thừa :
 a, 38: 34 ; b, 108 : 102 : c, a6: a (a khác 0)
Câu hỏi 3.2.3 Bài tập 69 - SGK
Câu hỏi 3.2.4 Bài tập 71 - SGK Tìm số tự nhiên c biết rằng với mọi n là số tự nhiên khác 0 Ta có: a, cn = 1 b, cn = 0 
3. Mức độ vận dụng cấp thấp
Câu hỏi 1.3.1. Tính giá trị của các lũy thừa sau: 
Câu hỏi 1.3.2. So sánh các lũy thừa sau: 
1)23; 32
2)20151; 12015
3) 53; 35
4) 30;03
Câu hỏi 2.3.1. Thực hiện phép tính. 
1) 22.23 
2) 33.3
Câu hỏi 3.3.1
Viết thương của hai lũy thừa sau dưới dạng một lũy thừa :
a, 712: 74 ; b, x6 : x3 (x khác 0)
c, a4: a4 (a khác 0)
Câu hỏi 3.3.2 
Viết các số 538; 6 329; đ tổng các lũy thừa của 10?
4. Mức độ vận dụng cấp cao
Câu hỏi 1.4.1. Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với số tự nhiên:
 4; 8; 9; 27; 64; 100; 10000 
Câu hỏi 1.4.2. Tìm số tự nhiên x, biết:
1) 
2) 
Câu hỏi 2.4.1. Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa
1) 102.103.105 
2) x.x5 
3) a3.a2.a5
4) 8.4.24
5) a.b.a.b.a.a.b.b
Câu hỏi 2.4.2. So sánh A và B:
1) A = 210.221.212 và B = 211.219.213
2) A = 310.321.312 và B = 420.49.414
3) A = 53.512.517 và B = 713.79.711
Câu hỏi 3.4.1 Bài 99 - SBT Mỗi tổng sau có là số chính phương không? 
 a, 32 + 44 b, 52 + 122 
Câu hỏi 3.4.2. Bài 72 - SGK Mỗi tổng sau có là số chính phương không?
a, 13 + 23 b, 13 + 23 + 33 c, 13 + 23 + 33 + 43
Câu hỏi 3.4.3. Bài 101 - SBT 
a, Vì sao số chính phương không tận cùng băng 2, 3, 7, 8 ?
b, Tổng, hiệu sau có là số chính phương không?
 3.5.7.9.11 + 3 ; 2.3.4.5.6 - 3
Câu hỏi 3.4.4. Bài 102 - SBT Tìm số tự nhiên n biết rằng 
 a, 2n = 16 b, 4n = 64 c, 15n = 225
Câu hỏi 3.4.5. Bài 103 - SBT Tìm số tự nhiên x mà x50 = x
 Chủ đề : Lũy thừa với số mũ tự nhiên
 Tiết:12
 LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Ngày soạn:26.10.2020
Ngày dạy: 1.10.2020 
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
- Kĩ năng: Biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của lũy thừa, biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
- Thái độ: Thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng luỹ thừa và có ý thức vận dụng quy tắc vào giải toán
- Định hướng phát triển năng lực: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ,năng lực sử dụng CNTT, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ 
 GV: Máy tính, bảng phụ
 HS : máy tính
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 	
 HS 1 : Tính 2.2= ; 2.2.2 = ; 2.2.2.2 = ; 2.2.2.2.2 =
	HS 2 : Viết tổng sau thành tích 
	5 + 5 + 5 + 5 + 5 =
	a + a + a + a+ a + a =
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV ĐVĐ
?GV cho HS nghiên cứu sgk
? HS đọc
GV HDHS: người ta viết gọn 2.2.2 = 23
GV lưu ý HS cách viết vị trí các số
GV gt tên gọi các thành phần trong lũy thừa
 2 cơ số ; 3 số mũ
GV cho thêm một số VD
GV gt tổng quát
? Cho ví dụ về lũy thừa, chỉ rõ cơ số, số mũ
Câu hỏi 1.1.2b. Viết các tích sau dưới dạng một lũy thừa.
1) 2.2.2.2.2
2) 5.5.5.5.5.5.5
? HS làm ?1 theo nhóm
? Chọn bài của một nhóm treo lên bảng
? Nx, bs
GV nhận xét và hoàn thiện, lưu ý cách trình bày và lưu ý sai lầm hay gặp
Câu hỏi 1.1.3a. Tính giá trị của các lũy thừa sau: 
? HS đọc phần chú ý
GV lưu ý HS cách đọc a2; a3
GV lưu ý người ta quy ước a1 = a
GV chốt lại
Câu hỏi 1.1.2c. Chỉ rõ cơ số, số mũ của mỗi lũy thừa sau:
1) 23; 32
2) 33;30;03
Đọc tên các lũy thừa trên
Giáo viên phân tích ví dụ để dẫn tới công thức tổng quát
GV đưa ra công thức tổng quát
? HS phát biểu bằng lời
GV chốt lại
? HS làm ?2
? 2 Hs lên giải
? Nx, bs
GV nhận xét và hoàn thiện, lưu ý cách trình bày và lưu ý sai lầm hay gặp
GV HDHS cách sử dungk MTBT
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
= (n0)
Đọc là a mũ n hoặc luỹ thừa mũ n của a.
Trong đó a là cơ số, n là số mũ
?1
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị
7
2
49
2
3
8
3
4
81
* Chú ý: sgk
2.Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Ví dụ: Viết tích của hai luỹ thừa thành một luỹ thừa: 
 23.23= (2.2.2).(2.2)=2.2.2.2.2 = 25 ( =22+3)
 a4.a3 (a.a.a.a)(a.a.a) = a7 (=a4+3) 
Tổng quát:
am.an = am+n
 ? 2 
4. Củng cố: Cho học sinh làm các bài tập sau(có thể làm theo nhóm)
Câu hỏi 1.1.1a. Phát biểu định nghĩa lũy thừa với số mũ tự nhiên.
Câu hỏi 1.1.1b. Trong các công thức sau, công thức nào mô tả định nghĩa lũy thừa với số
 mũ tự nhiên ?
1) 
2) 
Câu hỏi 1.2.1a. Phát biểu qui tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
Câu hỏi 1.2.1b. Phát biểu nào sau đây đúng ?
1) Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ.
2) Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và nhân các số mũ 
Câu hỏi 1.2.2a. Viết công thức nhân hai lũy thừa cùng cơ số, cho ví dụ minh họa. 
Câu hỏi 1.2.2b. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
 1) 23.22 = 23+2	2) 23.22 = 23.2 
 3) 54.5 = (5+5)4+1	4) 23.22 = (2.2)3.2
Câu hỏi 1.1.3b. So sánh các lũy thừa sau: 
 1)23; 32	2)20151; 12015	
 3) 53; 35	4) 30;03
Câu hỏi 1.2.3. Thực hiện phép tính. 
1) 22.23 	2) 33.3
GV chốt lại phương pháp giải, lưu ý cách trình bày và chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải dạng toán này.
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính để tính các lũy thừa trên.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học lại kiến thức theo Sgk và vở ghi
- Xem các ví dụ và bài đã chữa
- Làm các bài tập 56-60 trong sách giáo khoa
- Chuẩn bị cho giờ sau Luyện tập
**************************************
Chủ đề : Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Tiết:13
LUYỆN TẬP
Ngày soạn:2.10.2020
Ngày dạy:6.10.2020
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố thêm cho HS kiến thức về lũy thừa vừa học, nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức về lũy thừa vào giải toán, hình thành cho HS kĩ năng tính toán, vận dụng công thức về lũy thừa vào giải toán. 
- Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích bộ môn, các làm việc theo quy trình, thuật toán, tinh thần hợp tác trong công việc.
- Định hướng phát triển năng lực: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ,năng lực sử dụng CNTT, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ 
GV: Giáo án, chuẩn bị bài tập, bảng phụ, máy tính
HS: Ôn lại kiến thức, chuẩn bị bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu định nghĩa về lũy thừa của một số tự nhiên
 ? Nêu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số
	Giáo viên chốt lại 2 nội dung kiến thức của giờ trước.
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV nêu dạng toán 1
? HS làm bài 61 theo nhóm
GV chú ý HS đọc HD của bài và yêu cầu viết hết các khả năng
? Các nhóm làm vào bảng phụ
Giáo viên chọn một vài nhóm treo lên bảng
? Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chốt lại phương pháp giải, lưu ý cách trình bày và chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải dạng toán này
? 2 HS lên mà hai phần của bài 62b
? Nx, bs
GV nhận xét và hoàn thiện, lưu ý cách trình bày và lưu ý sai lầm hay gặp
? HS làm bài 63và trả lời tại chỗ
? Nx, bs
GV nhận xét và cho đáp án
?Gọi một học sinh lên làm bài 64 trên bảng, các học sinh khác làm vào vở
? Cho học sinh khác nhận xét, bổ sung
GV chốt lại phương pháp giải, lưu ý cách trình bày và chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải dạng toán này
GV nêu dạng toán 2
? Chia lớp làm hai nhóm, cho học sinh làm vào bảng phụ
? Chọn bài của hai nhóm treo lên bảng
? Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chốt lại phương pháp giải, lưu ý cách trình bày và chỉ ra các sai lầm thường gặp khi giải dạng toán này
Có thể hỗ trợ bởi MTBT
Giáo viên nêu dạng toán 3
Câu hỏi 1.1.4b. Tìm số tự nhiên x, biết:
1) 
2) 
Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm
Treo bảng của một nhóm lên
Học sinh nhóm khác bổ sung
Giáo viên nhận xét và chốt lại cách làm:
+ Đưa các lũy thừa về cùng cơ số
+ Đưa các lũy thừa về cùng số mũ
Dạng 1: Viết dưới dạng lũy thừa
1. Bài 61 sgk tr 28
2. Bài 62b) sgk tr 28
3. Bài 63 sgk tr28
4. Bài 64 sgk tr 29
Dạng 2: Tính, so sánh lũy thừa
1. Bài 62a) sgk tr 28
2. Bài 65 sgk tr 29
a)Ta có: ; 
Do 8 < 9 nên 
b) ; 
Vậy 
c) Ta có: ; 
Do 25 < 32 nên 
Dạng 3: Tìm x trong lũy thừa
Vậy x=3
Vậy x=2
4. Củng cố: 
GV chốt lại kiến thức, nhận xét việc học tập của HS
Chú ý việc vận dụng kiến thức, cách trình bày bài toán và cho học sinh làm thêm một số bài toán sau:
Câu hỏi 1.1.4a. Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với số tự nhiên:
 4; 8; 9; 27; 64; 100; 10000 
Câu hỏi 1.2.4a. Viết kết quả phép tính dưới dạng một lũy thừa
1) 102.103.105 
2) x.x5 
3) a3.a2.a5
4) 8.4.24
5) a.b.a.b.a.a.b.b
5. Hướng dẫn về nhà
- Học lại kiến thức theo Sgk và vở ghi
- Xem các bài đã chữa
- Làm các bài còn lại ở sách giáo khoa, sách bài tập từ bài 86 – 91 và BT sau:
Câu hỏi 1.2.4b. So sánh A và B:
1) A = 210.221.212 và B = 211.219.213
2) A = 310.321.312 và B = 420.49.414
3) A = 53.512.517 và B = 713.79.711
- Chuẩn bị cho giờ sau : Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
*******************************
Chủ đề : Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Tiết:14
CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
Ngày soạn:2.10.2020
Ngày dạy:7.10.2020
I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức: HS nhớ được công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (a ≠ 0)
- Kĩ năng: Biết viết gọn một thương hai lũy thừa cùng cơ số bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính giá trị của lũy thừa, biết chia hai luỹ thừa cùng cơ số
- Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích bộ môn, các làm việc theo quy trình, thuật toán, tinh thần hợp tác trong công việc.
- Định hướng phát triển năng lực: năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ,năng lực sử dụng CNTT, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ 
GV: Giáo án, chuẩn bị bài tập, bảng phụ, máy tính
HS: Ôn lại kiến thức, chuẩn bị bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1, Câu hỏi 2.1.1. Phát biểu qui tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
 Viết 53 . 54 thành một luỹ thừa !
2, Tìm x ( viết dưới dạng luỹ thừa) biết 53 . x = 57 ?
1, QT (SGK)
 53 . 54 = 57
2, x = 57 : 53 
 c1 = 78125 : 125 = 625 =54
 c2= (5.5.5.5.5.5.5) : (5.5.5) = 5.5.5.5 = 54
	Giáo viên chốt lại 2 nội dung kiến thức của giờ trước.
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
◈ Đặt vấn đề vào bài 
Từ đ/n phép chia 
+ Ta có 53 . 54 = 57 suy ra 57 : 53 = ?
 57 : 54 = ?
? Em hãy nhận xét mối quan hệ về phép toán giữa các số 7;3 và 4
GV HD 7 – 3 = 4
+ Ta có a3. a5 = a8 suy ra a8 : a3 = ?
 a8 : a3 = ?
Câu hỏi 3.1.3 
Một cách tổng quát ta có Với m > n ta có am : an = ?
GV y/c HS tự viết công thức tq ra giấy nháp
GV kt và chốt lại công thức
GV giới thiệu: từ các công thức trên ta có một cách tổng quát
 Với m > n ta có am : an = am-n (a ≠ 0 )
Từ VD phần c, a5 : a5 = ?
GV a5 : a5 = a5 – 5 = a0 = 1
GV giới thiệu: Người ta quy ước 
GV HDHS nắm được công thức quy ước a0 = 1 (a ≠ 0)
? Một cách tổng quát ta có điều gì?
GV ghi bảng công thức TQ như SGK
? Để chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta làm như thế nào?
GV cho HS tự đọc Chú ý SGK
◐ Làm ?2 (SGK)
Câu hỏi 3.2.1 
Viết thương của hai lũy thừa sau dưới dạng một lũy thừa :
a, 712: 74 ; b, x6 : x3 (x khác 0)
c, a4: a4 (a khác 0)
GV cho HS tự làm việc cá nhân
GV kt và chốt lại kết quả
GV cho HS làm Bài tập 67
Câu hỏi 3.2.2 
Viết thương của hai lũy thừa sau dưới dạng một lũy thừa :
 a, 38: 34 ; b, 108 : 102 : c, a6: a (a khác 0)
? Hãy viết số sau thành tổng các hàng, sau đó viết các số đ lũy thừa của 10
2 475 = 2. 1000 + 4.100 + 7.10 + 5
 = 2. 103 + 4. 102 + 7. 10 + 5
Từ đó GV giới thiệu chú ý trong SGK
GV cho HS làm ?3
Câu hỏi 3.3.1 
Viết các số 538; 6 329; đ tổng các lũy thừa của 10?
GV cho HS tự làm việc cá nhân
GV kt và chốt lại kết quả
* Từ bài cũ ... 57 : 53 = 54 = 57-3
1,VD :
a, 57 : 53 = 54 = 57-3
b, a8 : a3 = a8-3 = a5
c, a5 : a5 = 1
2, Tổng quát: (GSK T 29)
Quy ước: a0 = 1 (a ≠ 0)
am : an = am-n (a ≠ 0 , m ≥ n)
Chú ý: (SGK)
BT: 
a, 712 : 74 = 78 
b, x6 : x3 = x3 ( x ≠ 0)
c, a4 : a4 = a0 = 1 ( a ≠ 0)
Bài tập 67
3. Chú ý: 
Mọi số tự nhiên đều viết được ...
VD: 
a, 2475 = 2. 103 + 4 . 102 + 7 .10 + 5
b, 538 = 5 . 102 + 3 .10 + 8
c, abcd = a. 103 + b . 102 + c .10 + d
4. Củng cố: 
GV lưu ý HS cách sử dụng MTBT
GV cho HS làm Bài tập 68 ( SGK)
GV gọi 04 HS lên bảng làm
GV theo dõi, quan sát.
GV gọi HS khác nhận xét, chốt KQ
◐ Cách nào nhanh hơn?
◐ b,c,d, Tương tự
GV cho HS làm Bài tập 71 ( SGK)
Tự làm ra nháp
GV gọi mỗi HS đọc KQ 1 phần
GV sửa, chốt KQ
◈ G/v gth thế nào là số chính phương ?
VD 1; 4; 9; 
Câu hỏi 3.4.1 
Mỗi tổng sau có là số chính phương không?
◐ Tính giá trị, rồi kiểm tra xem số nào là số chính phương ?
* Nhắc lại QT nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số, các chú ý, ĐK của cơ số và số mũ.
* Luyện tập:
Bài 68:
a, 210 : 24 = 1024 : 16 = 64
 = 26 = 64
Bài 71:
a, cn = 1 => c = 1 (n º N*)
b, cn = 0 => c = 0 (n º N*)
Bài 72:
a, ... = 9 Là số chính phương
b, ... = 36 Là số chính phương
c, ... = 100 Là số chính phương
GV chốt lại kiến thức, nhận xét việc học tập của HS
Chú ý việc vận dụng kiến thức, cách trình bày bài toán và những chú ý khi vận dụng các công thức
5. Hướng dẫn về nhà
- Học lại kiến thức theo Sgk và vở ghi
- Xem các bài đã chữa
- Làm các bài còn lại ở sách giáo khoa và các bài tập 96, 97, 99, 101, 102 (SBT) 
- Chuẩn bị cho giờ sau : Thứ tự thực hiện các phép tính
HDBTVN: (BT 102 SBT Tr14) viết 16 đ lũy thừa của 2 từ đó ta có kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_chu_de_luy_thua_voi_so_mu_tu_nhien_nam.doc