Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

- Thấy được trách nhiệm và có hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên ở địa phương.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ TỰ NHIÊN
VÀ KHAI THÁC THÔNG NINH CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.
- Thấy được trách nhiệm và có hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên ở địa phương.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. 
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về các biện pháp bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Thấy được trách nhiệm và có hành động cụ thể để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên ở địa phương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số hình ảnh, video về khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh
- Một số hình ảnh thay đổi thói quen góp phần bảo vệ môi trường.
- Giấy Ao, bút màu, bút chì 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Chủ đề Giờ Trái Đất 2021: Lên tiếng vì thiên nhi
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
+ Giờ trái đất 2021: Chúng ta nhiều cách để tham gia ủng hộ sự kiện Giờ Trái đất, đơn giản từ việc tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong nhà mình trong đêm diễn ra sự kiện cho đến việc thay đổi thói quen hằng ngày nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính lên bầu khí quyển, đóng góp giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Hãy vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái đất../.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Em có biết chủ đề Giờ Trái Đất năm 2021?
- Mục đích chủ đề này là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thứcủa chủ 
 Thiên nhiên đang kêu cứu, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên. Có lẽ tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau LÊN TIẾNG VÌ THIÊN NHIÊN
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về phát triển bền vững
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu về phát triển bền vững.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm phát triển bền vững
- Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
c. Sản Phẩm
- Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau:
+ Chặt phá rừng => tàu nguyên rừng suy giảm số lượng, chất lượng
+ Khai thác khoáng sản quá mức => Một số loại khoáng sản đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
+ Săn bắt động vật trái phép => Một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
+ Xả thải chất thải, rác thải công nghiệp độc hại chưa qua xử lí vào môi trường => Môi trường bị ô nhiễm 
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
- Thế nào là phát triển bền vững
- Nêu một số tác động của con người tới thiên nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- GV gọi HS bất kì trả lời
- Các học sinh khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Chuẩn kiến thức
1. Thế nào là phát triển bền vững
- Là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tồn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai gọi là phát triển bền vững.
2.2. Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên.
a. Mục tiêu
- Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững.
b. Nội dung
- Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên.
- Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.
- Lấy ví dụ và liên hệ với Việt Nam
c. Sản Phẩm
- Biện pháp sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên
+ Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế
+ Với đất trồng, động thựu vật: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo
+ Với năng lượng mặt trời, không khí, nước,...: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng
- Một số ví dụ về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên:
+ Xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn, Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản l‎‎ý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;...
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 2, cho biết 
- Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên?
- Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?
Nhiệm vụ 2: Nêu các biện pháp khai thác thông minh đối với từng nhóm tài nguyên?
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm: Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm
- Các nhóm sẽ thu thập thông tin, tìm kiếm Các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên (Trên thế giới và Việt Nam), bằng cách truy cập internet.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS ở các nhóm tiến hành làm việc cá nhân, ghi ý kiến của cá nhân ra giấy, sau đó thảo luận thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến chung.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả học tập. Nhóm nào có ý kiến khác nhóm các bạn thì đưa ra lập luận để bảo vệ.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
Chuẩn kiến thức
2. Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên
-	 Ý nghĩa: 
+ Bảo vệ tự nhiên: Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi đề phát triền kinh tế, xã hội.
+ Khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên: Hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại, cũng như trong tương lai.
- Biện pháp sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên
+ Với khoáng sản: sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế
+ Với đất trồng, động thực vật: vừa sử dụng vừa khôi phục, tái tạo
+ Với năng lượng mặt trời, không khí, nước,...: tránh làm ô nhiễm, giảm chất lượng
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học
b. Nội dung
- Em hãy kể một số việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Em hãy kể một số việc làm hàng ngày để bảo vệ môi trường?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Thiêt kế một sản phẩm từ vật liệu tái chế.
c. Sản Phẩm
- Sản phẩm tái chế của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Nhóm/cá nhân sử dụng các vật liệu tái chế (chai nhựa, vỏ lon, giấy bão cũ, bìa catton ) làm một sản phẩm tái chế và có khả năng sử dụng được trong cuộc sống và học tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bao_ve_tu_nhien_va_khai_thac_thong_minh.docx