Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức:

- Biết và giải thích được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

 b. Về kỹ năng:

- Dựa vào hình vẽ trình bày được hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ

 c. Thái độ:

- HS yêu thích môn học, ham học hỏi để giải thích các hiện tượng địa lí trong thực tế

 2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a. Chuẩn bị của GV.

- Hình 24, 25trang 28 SGK (phóng to)

- Bảng phụ, phiếu học tập

 b. Chuẩn bị của HS.

- Học bài cũ, đọc nghiên cứu bài mới

 

doc 6 trang tuelam477 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2019
Ngày dạy: 15/ 11/2019
 Dạy lớp: 6 
Tiết 11: HIỆN TƯỢNG NGÀY ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
 1. Mục tiêu 
	a. Về kiến thức:
- Biết và giải thích được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
	b. Về kỹ năng:
- Dựa vào hình vẽ trình bày được hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ
	c. Thái độ:
- HS yêu thích môn học, ham học hỏi để giải thích các hiện tượng địa lí trong thực tế
 2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a. Chuẩn bị của GV.
- Hình 24, 25trang 28 SGK (phóng to)
- Bảng phụ, phiếu học tập
 b. Chuẩn bị của HS.
- Học bài cũ, đọc nghiên cứu bài mới
 3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ
KIỂM TRA 15 PHÚT
 Câu hỏi: 
Câu 1 ( 7 điểm)
Trình bày sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
Câu 2 ( 3 điểm) 
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm?
 Đáp án – Biểu điểm
Câu 1 ( 7 điểm)
2đ	- Trái đất chuyển động quanh MT theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
1đ	- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
2đ	- Thời gian TĐ chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
2đ	- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Câu 2 ( 3 điểm) 
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong một năm vì:
1đ	- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo, nên TĐ có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời
1đ	- Vào ngày 22/6 nửa cầu Bắc ngả về phía MT ở đó là mùa nóng, nửa cầu Nam chếc xa MT ở đó la mùa lạnh
1đ	- Vào ngày 22/12 nửa cầu Nam ngả về phía MT ở đó là mùa nóng, nửa cầu Bắc chếc xa MT ở đó la mùa lạnh
 * Đặt vấn đề: (1’) Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hiện tượng ngày đêm, song do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời mà nhịp điệu ngày đêm diễn ra ở mỗi nơi mỗi khác. Có nơi ngày dài bằng đêm, có nơi ngày dài đêm ngắn hoặc ngược lại. Cụ thể đó là những nơi nào trên Trái Đất? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới
 Hoạt động của GV
tg
 Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS quan sát H24 – SGK cho biết 
 ?K Vì sao trục sáng tối (ST) và trục Trái đất (BN) không trùng nhau?
?K- Vào ngày 22/ 6 ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó được gọi là đường gì?
?TB- Vào ngày 22/12 ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó được gọi là đường gì?
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 25 tr 29- SGK. Thảo luận nhóm:2 bàn (t=3’)
?K- Cho biết sự khác nhau về độ dài của ngày đêm của các địa điểm A, B, C, D, A’, B’, D’ Trong các ngày 22/6 và 22/12 
- GV gọi đại diện 1 số nhóm trả lời
- GV nhận xét kết quả của các nhóm→ Chốt kiến thức
( Ngày 22/ 6 Hạ chí )
25’
1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất.
- HS quan sát hình
HS: Trục TĐ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo là 66033’. Trục sáng tối vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. 2 đường này cắt nhau ở 2 địa cực tạo thành góc 23027' 
- Ngày 22/ 6: ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23 27'B vĩ tuyến đó được gọi là đường chí tuyến Bắc. 
- Ngày 22/ 12: ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở vĩ tuyến 23 27'N vĩ tuyến đó được gọi là đường chí tuyến Nam. 
- Quan sát hình để xác định độ dài ngày, đêm ở các địa điểm khác nhau trong 2 ngày 22/6 và 22/12, thảo luận, thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lợi nhận xét, bổ sung
Địa điểm
Các 
Điểm
Vĩ độ
Thời gian ngày đêm
Mùa 
gì
 Kết luận
Bắc bán cầu
A
B
D
200B
400B
66033'B
Ngày > Đêm
Ngày > Đêm
Ngày = 24 giờ
Hạ
Càng lên vĩ độ cao ngày càng dài ra. Từ 66 33'B -> Cực có ngày dài suốt 24 giờ.
Xích đạo
C
00
Ngày - Đêm
Quanh năm ngày = Đêm
Nam bán cầu
A’
B’
D’
200N
400N
66033'N
Ngày <Đêm
Ngày <Đêm
Đêm = 24 giờ
Đông
Càng lên vĩ độ cao ngày càng ngắn lại. Từ 66 33'B -> Cực có đêm dài suốt 24 giờ.
- GV yêu cầu HS về nhà lập 1 bảng tương tự như trên đối với ngày 22/12 
?G Em có nhận xét gì về hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên TĐ?
 ?K- Vào ngày 21/ 3 và 23/ 9 ánh sáng Mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất ở đường xích đạo vậy hiện tượng ngày đêm ở 2 nửa cầu Bắc và Nam như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H24,25 cho biết
?TB- Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài ngày đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam như thế nào?Vĩ tuyến 66 33'B&N là những đường gì?
?TB- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm ở 2 điểm cực như thế nào?
?K- Số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi như thế nào từ vòng cực đến 2 cực?
?K- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng gì đến đời sống con người?
?G - Giải thích câu tục ngữ: 
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”
9’
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Băc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau
- Vào 2 ngày này 2 nửa cầu Bắc, Nam được chiếu sáng như nhau
2. Ở 2 miền địa cực có số ngày đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa.
- HS quan sát hình, tìm câu trả lời
+ Ngày 22/6 tại điểm D ngày dài hơn đêm, tại điểm D’ ngày ngắn hơn đêm
+ Ngày 22/12 tại điểm D’ ngày dài hơn đêm, tại điểm D ngày ngắn hơn đêm
+ Vĩ tuyến 66033'B&N gọi là những đường vòng cự Bắc và Nam
- Vào 2 ngày này tại 2 điểm cự có ngày hoặc đêm dài 24h
- Vào các ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033' Bắc và Nam có một ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ
- Các địa điểm nằm từ 66033' Bắc và Nam đến 2 cực có số ngày đêm dài 24 giờ dao động theo mùa từ 1 ngày đến 6 tháng
- Các địa điểm nằm ở cực Bắc và cự Nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, sản xuất
- Do VN nằm ở BCB nên tháng 5 rơi vào mùa hè nên có ngày dài hơn đêm, tháng 10 rơi vào mùa đông nên có ngày ngắn hơn đêm.
 	c. củng cố, luyện tập (2’)
 (?TB) Tại sao lại có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? ở nơi nào trên TĐ không có hiên tượng này?
	Trả lời:
 - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Băc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo, quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau
 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1’)
 - Học bài và làm bài tập cuối bài 
 - Phân tích tiếp hiện tượng ngày đêm vào ngày 22/ 12 theo mẫu bảng ngày 22/ 6.
 - Chuẩn bị trước bài 10 " Cấu tạo bên trong của TĐ " 
 	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
 Thời gian: 
Nội dung: 
 . 
Phương pháp: .
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_11_tiet_11_hien_tuong_ngay_dem_dai.doc