Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm về khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.

- Nêu được tên ,phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất .

b. Kĩ năng:

- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giả thích các hoàn lưu khí quyển.

c.Thái độ:

- HS tích cực chủ tham gia học tập.

2. Chuẩn bị:

a. Chuẩn bị của GV:

- Tranh vẽ SGK phóng to.

 - Bản đồ tự nhiên thế giới.

b. Chuẩn bị của HS:

- Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới

- Sgk, tập bản đồ.

 

doc 4 trang tuelam477 3870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 24 - Tiết 23: Khí áp và gió trên Trái Đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/02/2019 Ngày dạy: 22/02/2019.Lớp 6 
Tiết 23 - bài 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Nêu được tên ,phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất .
b. Kĩ năng:
- Biết sử dụng hình vẽ để mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giả thích các hoàn lưu khí quyển.
c.Thái độ:
- HS tích cực chủ tham gia học tập.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ SGK phóng to.
 - Bản đồ tự nhiên thế giới.
b. Chuẩn bị của HS: 
- Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới
- Sgk, tập bản đồ.
3. Tiến trình bài dạy
a Kiểm tra bài cũ: 5’
Hỏi: Thế nào là thời tiết, khí hậu? Nêu cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm?
Đáp án, biểu điểm 
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng của một địa phương trong một thời gian ngắn.(4đ’)
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của một địa phương trong nhiều năm. (3đ’)
- Cách tính: HS tự nêu (3đ’)
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’). Mặc dù con người không cảm thấy sức ép của không khí trên mặt đất, nhưng nhờ có khí áp kế, người ta vẫn đo được khí áp trên mặt đất. Không khí bao giờ cũng chuyển động từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp, sinh ra gió. Trên bề mặt Trái Đất có các loại gió thường xuyên thổi theo những hướng nhất định như gió Tín phong, gió Tây ôn đới ...
b Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
GV: Dựa vào kiến thức đã học và nội dung SGK.
tb? Nhắc lạ độ dày của khí quyển?
Trên 60.000 km.
tb? Không khí có trọng lượng không?
- GV: Vì lớp vỏ khí rất dày nên đã tạo ra sức nén lớn lên bề mặt đất, đó là khí áp.
tb? Hãy định nghĩa một cách chính xác khí áp là gì?Đơn vị?
GV: - Khí áp là sức nén của không khí lên mọi vật trên bề mặt Trái Đất.
k? Mức khí áp ở ngang mặt biển là bao nhiêu mm thuỷ ngân?
- 760 mm thuỷ ngân.
- GV: Đó là mức khí áp trung bình chuẩn, cao hơn 760 mm là khí áp cao, thấp hơn 760 mm là khí áp thấp. Càng lên cao khí áp càng giảm.
- GV: Khí áp được phân bố trên trái đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H50 SGK
tb? Các đai khí áp thấp nằm ở những vĩ độ nào?
0o và 60o bắc và nam
tb? Các đai khí áp cao nằm ở những vĩ độ nào?
 30o B - N và 900 B – N
k? Nhận xét sự phân bố của các đai khí áp?
- Nằm xen kẽ với nhau.
- GV: Giải thích sự hình thành các đai khí áp cao và thấp trên Trái Đất là do sự trênh lệch nhiệt độ giữa các khu vực.
 Do các đai dương và lục địa nằm xen kẽ nhau nên các đai khí áp này không liên tục mà được chia thành các khu khí áp riêng biệt
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H51 phóng to.
tb? Thế nào là gió? Gió thường chuyển động như thế nào trên Trái Đất?
- Không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp sinh ra gió
- GV: Chỉ các hoàn lưu khí quyển trên tranh vẽ 
tb? Em hiểu thế nào là hoàn lưu khí quyển?
Là hệ thống gió thổi vòng tròn
k? Dựa vào H51 SGK cho biết gió thổi từ vĩ độ 30oB-N về xích đạo là gió gì?
Gió tín phong 
tb? Hướng gió ? 
tb? Dựa vào H51 SGK cho biết gió thổi từ vĩ độ 30oB-N về 60oB-N là gió gì?
Gió tây ôn đới.
tb? Hướng gió ? 
k? Dựa vào H51 SGK cho biết gió thổi từ vĩ độ 90oB-N về 60oB-N là gió gì?
Gió đông cực
t? Hướng gió ? 
tb? Nhắc lại hệ quả của sự vận động tự quay xung quanh trục của Trái Đất?
k? Giải thích tại sao gió không thỏi theo phương kinh tuyến mà bị lệch hướng.?
k? Giải thích tại sao gió tín phong lại thổi từ vĩ độ 30oB-N về xích đạo, Gió tây ôn đới lại thổi từ vĩ độ 30oB-N về vĩ độ 60oB-N?
- Gió thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp
GV: KL
18’
17
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất
a. Khí áp.
- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng
- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Đơn vị: mm thuỷ ngân
- Mức khí áp trung bình chuẩn là 760 mm thuỷ ngân, càng lên cao khí áp càng giảm.
b. Các đai khí áp trên Trái Đất.
* Khí áp được phân bố trên trái đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
- Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0o và khoảng vĩ độ 60o bắc và nam
- Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o Bắc và Nam và 90o bắc và nam
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển. 
- Không khí chuyển động từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp sinh ra gió
- Hoàn lưu khí quyển: Là hệ thống gió thổi vòng tròn
*Gió tín phong: thổi từ khoảng vĩ độ 30oB-N ( các đai áp cao chí tuyến ) về xích đạo ( đai áp thấp xích đạo) 
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam. 
*Gió tây ôn đới: Thổi từ khoảng các vĩ độ 30oB-N(các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 60oB-N (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam;ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc. 
* Gió đông cực: Thổi từ khoảng các vĩ độ 90 0 Bắc và Nam (cực Bắc và cực nam) về khoảng các vĩ độ 60oB-N (các đai áp thấp ôn đới).
- Hướng gió : Ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc;ở nửa cầu Nam gió hướng Đông nam.. 
- Hiện tượng ngày và đêm nối tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, các vật chuyển động theo phương kinh tuyến bị lệch hướng
- Do tác động của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
c. Củng cố ,luyện tập: 3’
Tích hợp BĐKH
- Trong các câu hỏi dưới đây, hãy chọn một câu trả lời thích hợp nhất:
1. Có khí áp là do:
a) Không khí có trọng lượng nên tạo sức ép lên mặt đất.
b) Không khí chuyển động từ trên xuống tạo sức ép lên mặt đất.
c) Sức ép lên mặt đất của lớp không khí quá dầy ở dưới thấp.
d) Trọng lượng của lượng hơi nước có trong không khí.
2. Gió được sinh ra bởi:
a) Sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp.
b) Ảnh hưởng của các hoàn lưu chung khí quyển.
c) Sự chênh lệch khí áp giữa các vùng trên bề mặt Trái Đất. 
Đáp án: 1- c ; 2 - a
d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 1’
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 SGK.
- Chuẩn bị trước bài 20 “Hơi nước trong không khí. Mưa”
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ... 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_24_tiet_23_khi_ap_va_gio_tren_trai.doc