Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 3: Tiết kiệm

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 3: Tiết kiệm

I.Mục tiêu cần đat:

- Nêu được thế nào là tiết kiệm.

- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiêm.

- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.

- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.

- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng tiền bạc, thời gian một cách hợp lí tiết kiệm.

 - Thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

 - Phê phán những biểu hiện lãng phí.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- KN tư duy phê phán

- KN thu thập và xử lý thông tin

- Động não

- Trình bày 1 phút

- Vấn đáp

IV. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, sách giáo viên GDCD 6, bảng phụ, tranh, sách tư tưởng đạo đức HCM.

- Học sinh: SGK và vở chép bài, chuẩn bị bài ở nhà.

V. Tiến trình dạy học:

* Khám phá:

Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nếu siêng năng, kiên trì sẽ thành công trong công việc, trong cuộc sống nhưng nếu như siêng năng, kiên trì mà tiêu xài phung phí, không có kế hoạch thì như thế nào?

Hs: Vẫn nghèo đói, thậm chí thiếu nợ

Gv: Vậy để hiểu rõ hơn tiết kiệm có tầm quan trọng như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.

*Hoạt động tìm kiến thức:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc.

Mục tiêu: hs biết được thế nào là tiết kiệm.

 Cách thực hiện : Động não

- GV cho học đọc truyện đọc và nêu câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi và nhận xét bổ sung

- GV nhận xét và kết luận lại .

 

docx 3 trang Dương Tử Quỳnh 3201
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 3: Tiết kiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: TIẾT KIỆM
I.Mục tiêu cần đat:
- Nêu được thế nào là tiết kiệm.
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiêm.
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng tiền bạc, thời gian một cách hợp lí tiết kiệm.
 - Thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
 - Phê phán những biểu hiện lãng phí.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN tư duy phê phán
- KN thu thập và xử lý thông tin
- Động não
- Trình bày 1 phút
- Vấn đáp
IV. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: SGK, Chuẩn KTKN, sách giáo viên GDCD 6, bảng phụ, tranh, sách tư tưởng đạo đức HCM.
- Học sinh: SGK và vở chép bài, chuẩn bị bài ở nhà.
V. Tiến trình dạy học:
* Khám phá: 
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu nếu siêng năng, kiên trì sẽ thành công trong công việc, trong cuộc sống nhưng nếu như siêng năng, kiên trì mà tiêu xài phung phí, không có kế hoạch thì như thế nào?
Hs: Vẫn nghèo đói, thậm chí thiếu nợ 
Gv: Vậy để hiểu rõ hơn tiết kiệm có tầm quan trọng như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
*Hoạt động tìm kiến thức:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc. 
Mục tiêu: hs biết được thế nào là tiết kiệm.
Cách thực hiện : Động não
GV cho học đọc truyện đọc và nêu câu hỏi
HS trả lời câu hỏi và nhận xét bổ sung
GV nhận xét và kết luận lại .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Gv: Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không?
Hs: tl
Gv: Thảo có suy nghĩ gì khi mẹ thưởng tiền ?
- Thảo từ chối, vì hiểu được sự khó khăn của gia đình.
Gv: Việc làm của thảo nói lên bạn là người ntn ?
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
Gv: Suy nghĩ của Hà như thế nào sau khi đến nhà Thảo?
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và tự hứa sẽ tiết kiệm.
Gv: Qua câu chuyện trên, em thấy Thảo đã tiết kiệm gì?
- Tiết kiệm tiền bạc cho gia đình.
Gv: Ngoài tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống chúng ta cần tiết kiệm gì nữa ?
- Tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm trong chi tiêu(điện, nước .).
Gv: Vậy theo các em tiết kiệm là gì?
Hs: tl
Gv cho hs xem chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và tìm những việc làm thể hiện sự tiết kiệm của Bác.(Sau ngày tuyên bố độc lập 02/09/1945, nước ta gặp khó khăn lớn là nạn đói đe dọa. Bác Hồ đã kêu gọi mọi người tiết kiệm lương thực để giúp đồng bào nghèo bằng biện pháp lập hũ gạo cứu đói; đồng thời Bác gương mẫu thực hiện trước bằng cách mỗi tuần nhịn ăn một bữa, bỏ số gạo ấy vào hũ cứu đói)
Ü Lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Gv: Trái với tiết kiệm là gì? Hậu quả
Hs: Tiêu xài hoang phí. Hậu quả con người dễ hư hỏng, sa ngã.
Gv kể chuyện “ Lão hà tiện” để hs phân biệt được sự khác nhau giữa tiết kiệm với hà tiện và xa hoa, lãng phí.
Gv: Theo các em thì tiết kiệm được biểu hiện như thế nào?
Hs: tl
I. Truyện đọc:
Thảo và Hà.
II.Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
- Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng dưới mức cần thiết.
- Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc, sức lực, thời gian quá mức cần thiết.
2. Biểu hiện:
 Biểu hiện của tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của người khác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiếu ý nghĩa của tiết kiệm 
Mục tiêu: hs biết được tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào.
Cách thực hiện: 
GV nêu câu hỏi
HS động não trả lời.
GV nhận xét và kết luận.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Gv: Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì?
- Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Gv: Các em lấy vd phê phán cách tiêu dùng hoang phí.
- Tham ô, tham nhũng.
- Các công trình chất lượng kém.
- Cán bộ tiêu xài tiền nhà nước.
Gv: Tổ chức học sinh thảo luận chủ đề: “Em đã tiết kiệm như thế nào ?”
- Trong gia đình: ăn mặc giản dị, không lãng phí điện nước, tiêu dùng đúng mức .
- Ở lớp, ở trường: giữ gìn bàn ghế, tắt điện quạt khi ra về, không là hỏng tài sản chung .
- Ở xã hội: giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm điện nước, không làm thất thoát tài sản xã hội . 
Gv: Vậy tiết kiệm có ý nghĩa gì về đạo đức, về kinh tế và về văn hóa ?
Hs: tl
Gv: Trường em đã có phong trào gì thể hiện sự tiết kiệm ?
- Thu gom giấy vụn, sách báo củ.
- Tiết kiềm tiền ăn sáng giúp đỡ bạn nghèo.
- Quyên góp sách vở giúp đỡ những bạn hs bị thiên tai.
Gv: Là hs em làm gì để rèn luyện tính tiết kiệm cho mình ?
Hs: tl
Gv: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm ?
- Góp gió thành bão.
- Tích tiểu thành đại
- Cần cù bù thông minh.
- Năng nhặt chặt bị
- Được mùa chớ phụ ngô, khoai
Đến khi thất bát lấy ai lo cùng.
3.Ý nghĩa:
- Về đạo đức: Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của mình và của xh, quý trọng mồ hôi công sức, trí tuệ của con người.Sống hoang phí dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa ngã.
- Về kinh tế: giúp chúng ta tích lũy vốn để phát triển kinh tế gđ, kinh tế đất nước.
- Về văn hóa: TK thể hiện lối sống có văn hóa.
3. Vận dụng: 
Tình huống: Mỗi sáng mẹ cho Thành 10.000 để ăn sáng và đi học. Thành không ăn mà tiết kiệm để chơi điện tử. Câu hỏi: Theo em, Thành có tiết kiệm chưa? Vì sao
Hs: trả lời
Gv: kết luận
4. Hướng dẫn về nhà : 
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm bài tập b,c trang 8.
- Xem trước bài 4: Lễ độ
+ Đọc truyện đọc “ Em thủy”
+ Thế nào là lễ độ ? biểu hiện ? ý nghĩa ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_6_bai_3_tiet_kiem.docx