Giáo án Giáo dục công dân Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Giáo dục công dân Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

 Học sinh cần:

 - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì (nêu được các biểu hiện đặc trưng của siêng năng, kiên trì. Phân biệt được siêng năng với lười biếng , kiên trì với hay nản lòng, chóng chán)

 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

2. Kỹ năng:

- Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về SN, KT trong học tập, lao động ( Liên hệ bản thân, tập thể trong học tập, lao động, rèn luyện )

- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động hàng ngày khác.

 3. Thái độ:

- Quý trọng những người SN, KT , ko đồng tình với những biểu hiện của lười biếng hay nản lòng.

4. NL cần hướng tới:

 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Thày: Giáo án. tư liệu

 2. Trò: Nghiên cứu bài học, tìm hiểu những tấm gương trong thực tế thể hiện tính siêng năng, kiên trì.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

 A. HĐ khởi động

- Mục tiêu:

+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận

- Cách tiến hành

 1. Ổn định tổ chức: (1’).

 2. Kiểm tra bài cũ: (5’).

 ? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 ? Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao.

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1’).

 Nhà cô Mai có hai người con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong gia đình đều do ba mẹ con cô cô xoay xở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi.

? Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.

B.Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu:

+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo.

Cách tiến hành

 

doc 145 trang tuelam477 5810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 19 / 8 / 2019
Ngày dạy: 29 / 8 / 2019 
Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1
TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 HS cần hiểu:
 - Thân thể , sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người cần phải tự chăm sóc và rèn luyện để phát triển tốt.
 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
 - Nêu được cách tự chăm sóc và rèn luyện bản thân.( ví dụ: giữ gìn vs cá nhân ; tập tdtt; có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phòng bệnh hợp lí)
2. Kỹ năng:
- Biết nhận xét , đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện thân thể .
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II . CHUẨN BỊ.
	1. Thầy: Giáo án; tư liệu; tranh GDCD Bài 1 – Bác Hồ ở chiến khu VB
 2. Trò: Chuẩn bị bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
 1. Ổn định tổ chức: (1’).	
	2. Kiểm tra bài cũ: (4’). GV kiểm tra sách vở của học sinh
	3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’).
Cha ông ta vẫn thường nói: “Có sức khoẻ là có tất cả.” Để có được sức khoẻ tốt, mỗi một cá nhân chúng ta cần phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. ý nghĩa của việc làm này như thế nào và cách rèn luyện ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
 Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: (10’). HS tự kiểm tra và kiểm tra lẫn nhau về vệ sinh thân thể.
- HS: Đọc truyện: Mùa hè kì diệu.
? Minh thua kém các bạn trong lớp điều gì?
-HS: Minh thấp nhất lớp.
? Minh đã làm gì để có được cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối?
- HS: Minh tập thể dục.
? Quá trình tập luyện của Minh đã gặp phải những khó khăn gì?
-HS: Nhà xa; nước vào mồm, mũi, tai; tối nằm ngủ toàn thân mỏi nhừ.
? Kết quả luyện tập của Minh?
-HS: Chân tay rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, cao hẳn lên.
? Vì sao Minh đã có được điều kì diệu ấy.
? Em (Bạn em) đã thực hiện việc vệ sinh thân thể như thế nào?
HS: Liên hệ bản thân.
-GV: NX, Tuyên dương hs thực hiện tốt.
? Kể những tấm gương về chăm sóc, giữ gìn sức khỏe, luyện tập hàng ngày.
? Thế nào là tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
-HS:tl
-GV: rút ra kl
GV: tích hợp GDMT: Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sk của cn; Cần giữ gìn vs cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gđ, tr học, khu dân cư. Vd: ko vứt rác khạc nhổ bừa bãi; quét dọn thường xuyên 
Hoạt động 3: (8’). ý nghĩa:
- GV: treo tranh và kể cho hs về một số mẩu chuyện BH tập TD và những tấm gương điển hình khác
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Tại sao?
HS: Trả lời.
-GV: Nhận xét, phân tích 
Hoạt động 4: (10’): Cách chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-GV: Hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta cần phải làm gì?
-HS: Thảo luận, trình bày theo nhóm.
-GV: Nhận xét, lấy vd 
? Bài tập nhanh: ý kiến nào là đúng.
 Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng
Ăn ít, kiêng khem để giảm cân
Ăn thức ăn có chứa đủ đạm, can xi, sắt, kẽm....thì chiều cao phát triển sớm.
Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều
Hàng ngày tập luyện TDTT
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để.
-GV: kl
4. Hoạt động 5: Luyện tập củng cố (5’).
- Giáo viên y/c hs nhắc lại nội dung bài học.
- Luyện tập.
GV: Hướng dẫn hs làm bài tập a.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập a.
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
? Em biết gì về tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người?
? Nếu bị một người dụ dỗ hít heroin em sẽ ứng xử như thế nào?
? Em hãy tự đặt cho mình một kế hoạch luyện tập thể dục, thể thao để người mạnh khoẻ?
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS: Trình bày. 
GV: Nhận xét, đưa ra cách ứng xử đúng 
I. Truyện đọc: 
“ Mùa hè kì diệu”.
II. Nội dung bài học 
1.Thân thể, sức khỏe: là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc , rèn luyện để phát triển tốt.
2. Ý nghĩa:
- Mặt thể chất: Giúp chúng ta có 1 cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc học tập có hiệu quả.
- Mặt tinh thần: Thấy sảng khoái, lạc quan, yêu đời.
3. Cách chăm sóc, rèn luyện thân thể:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
- Hằng ngày tập luyện TDTT.
- Phòng chữa bệnh kịp thời.
III. Bài tập:
Bài tập a. 
Những việc làm thể hiện tự chăm sóc sức khoẻ là: 1, 2, 3, 5.
Bài tập b.
 HS tự bộc lộ.
.Bài tập c
 HS tự bộc lộ.
*. HS ứng xử
Bài tập d
 . HS tự lập kế hoạch.
C. HĐ luyện tập :
- GV : Nêu BT
+ Hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở địa phương em về rèn luyện sức khoẻ
+ Lập kế hoạch tập thể dục cho bản thân em
+ Hãy nêu những biểu hiện đúng và chưa đúng trong rèn luyện sức khỏe?
- HS : Làm việc cá nhân và trao đổi , thảo luận theo nhóm.
+ Thống nhất ý kiến và trả lời.
- GV : Bổ sung và chuẩn hóa kiến thức
	D. HĐ vận dụng
	Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau đây:
	a. Rủ bạn đi tập thể dục nhưng bạn không đi vì lấy lý do còn ngủ.
	b. Bạn trong lớp em thường xuyên trốn học giờ thể dục.
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
- HS tìm đọc thêm những tấm gương có tinh thần rèn luyên thể dục, chăm sóc tốt sức khỏe và rút ra bài học cho bản thân.
- HS tham khảo thêm những kiến thức về tự chăm sóc và rèn luyện sức khỏe
 - Chuẩn bị bài 2
Kí duyệt : 22 / 8 / 2019
Ngày soạn : 21 /8 /2018
Ngày dạy: 
Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (t1)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
 Học sinh cần:
 - Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì (nêu được các biểu hiện đặc trưng của siêng năng, kiên trì. Phân biệt được siêng năng với lười biếng , kiên trì với hay nản lòng, chóng chán)
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Kỹ năng:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về SN, KT trong học tập, lao động ( Liên hệ bản thân, tập thể trong học tập, lao động, rèn luyện )
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động hàng ngày khác.
 3. Thái độ: 
- Quý trọng những người SN, KT , ko đồng tình với những biểu hiện của lười biếng hay nản lòng.
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. CHUẨN BỊ.
	1. Thày: Giáo án. tư liệu
	2. Trò: Nghiên cứu bài học, tìm hiểu những tấm gương trong thực tế thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
	A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
	1. Ổn định tổ chức: (1’).
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	 ? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân.
	 ? Hãy trình bày kế hoạch luyện tập thể dục thể thao.
	3. Bài mới: 
	 Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1’). 
 Nhà cô Mai có hai người con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong gia đình đều do ba mẹ con cô cô xoay xở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi.
? Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: (12). Tìm hiểu truyện đọc: “ Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
- HS: Đọc truyện: 
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? 
-HS: Năm thứ tiếng: Đức, ý, Nhật...khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
-GV: Bác biết hơn 14 thứ tiếng...
? Bác đã tự học như thế nào?
-HS: Bác học thêm vào hai giờ nghỉ; Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào tay, vừa làm vừa học, tra từ điển, nhờ người nước ngoài giảng....
? Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
-HS: Bác không được học ở trường lớp; thời gian làm việc của Bác từ 17 - 18 giờ/ngày; tuổi cao.
-GV: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng.
? Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- HS: Bác Hồ đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
-> Đức tính đó đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
-HS: Trả lời.
-GV: Nhận xét.
- GV kết luận và chuyển ý: Bác Hồ học trong nhà trường không nhiều. Nhưng nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học mà Bác đã nói được nhiều thứ tiếng nước ngoài. Đức tính đó của Bác đã là tấm gương cho các thế hệ con, cháu Việt Nam noi theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm (15’).
? Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trỡ
-HS: tl
-GV: kl
- GV: Dân tộc ta có truyền thống lao động cần cù, siêng năng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước mà thành công của họ là nhờ tính siêng năng, kiên trì.
? Em hãy kể tên những người mà em biết nhờ có tính siêng năng cần cù mà thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình
-HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, Giáo sư bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học- Giáo sư Lương Đình Của, nhà văn Nga M.Gorki, Niutơn...
? Trong lớp chúng ta, bạn nào có đức tính siêng năng trong học tập?
HS: Liên hệ thực tế.
GV: Lấy VD phân tích
GV: Ngày nay có nhiều nhà doanh nghiệp trẻ, nhà khoa học trẻ, những hộ kinh doanh làm kinh tế giỏi...họ đã làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội nhờ sự siêng năng, kiên trì.
-GV: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất, đạo đức của mỗi người. Để đánh giá được đức tính này cần phải thông qua các hoạt động cụ thể: học tập, lao động và các hoạt động khác.
I. Truyện đọc
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
II. Nội dung bài học.
1. Siêng năng, kiên trì
a. Siêng năng: Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.
b. Kiên trì: Là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ.
- Người siêng năng:
+ Là người yêu lao động
+ Miệt mài trong công việc
+ Làm việc thường xuyên đều đặn.
+ Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
+ Lấy cần cù để bù khả năng của mình..
C. HĐ luyện tập
GV: Cho HS làm một bài tập trả lời nhanh.
- Người siêng năng:
+ Là người yêu lao động
+ Miệt mài trong công việc.
+ Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
+ Làm việc thường xuyên đều đặn.
+ Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
+ Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
+ Lấy cần cù để bù khả năng của mình.
+ Vì nghèo mà thiếu thốn.
+ Học bài quá nửa đêm.
- HS: Làm việc cá nhân+ trao đổi cặp đôi trình bày và giải thích
D. HĐ vận dụng
	- Học bài -Tìm hiểu những biểu hiện của SNKT
 - Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
 - Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, truyện cười nói về đức tính SNKT
Kí duyệt
Ngày soạn : 25/8/2018
Ngày dạy: 
Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 2
SIÊNG NĂNG , KIÊN TRÌ (t2)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
 Học sinh cần:
 - Nêu được các biểu hiện đặc trưng của siêng năng, kiên trì. Phân biệt được siêng năng với lười biếng , kiên trì với hay nản lòng, chóng chán)
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Kỹ năng:
 - Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về SN, KT trong học tập, lao động ( Liên hệ bản thân, tập thể trong học tập, lao động, rèn luyện )
 - Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động hàng ngày khác.
3. Thái độ: 
 - Quý trọng những người SN, KT , ko đồng tình với những biểu hiện của lười biếng hay nản lòng.
4. NL cần hướng tới: 
- NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. CHUẨN BỊ.
	1. Thầy : Giáo án. Ôn bài 
	2. Trò : Nghiên cứu bài học, tìm hiểu những tấm gương trong thực tế thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
	1. Ổn định tổ chức: (1’).
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	HS1: Thế nào là siêng năng? Thế nào là kiên trì?
	 HS2: ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì?
	 GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1’).
	 Chúng ta đã được học và biết được thế nào là siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Vậy để có được đức tính này chúng ta cần phải làm gì, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này trong tiết học hôm nay.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu: + HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Chia nhóm thảo luận theo 3 chủ đề:
CĐ1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
CĐ2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực lao động.
CĐ3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác.
Khi thảo luận xong cử 1 nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch trong học tập, bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà, đạt kết quả cao
Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, Miệt mài với công việc, tiết kiệm, tìm tòi sáng tạo.
Kiên trì luyện tập TDTT; kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo, dạy chữ.
? Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
- Lười biếng, ỷ lại, hời hợt, cẩu thả..
- Ngài khó, ngại khổ, mau chán nản....
? Phân biệt SN- LB; KT- hay nản lòng, chóng chán.
GV: Phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
- Có thể tổ chức cho HS đóng vai hoặc tiểu phẩm minh hoạ.
Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì?
-HS:2 đội chơi trò chơi tiếp sức
+Tay làm hàm nhai.
+ Siêng làm thì có.
+ Miệng nói tay làm.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
+ Kiến tha lâu đầy tổ.
+ Năng nhặt, chặt bị.
+ Đổ mồ hôi, sôi nước mắ.
+ Liệu cơm gắp mắm.
+ Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn
+ Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
+ Siêng làm thì có, siêng học thì hay
-GV: td đội kể được nhiều nhất , khuyến khích đội kia
-GV: treo 3 bức tranh và y/c hs kể về nội dung của các bức tranh
-GV: kể cho hs một số câu chuyện, ví dụ về sự thành đạt của: HS giỏi của trường; nhà khoa học trẻ thành đạt trên các lĩnh vực; làm kinh tế giỏi VAC; làm giàu từ sức lao động của chính mình nhờ siêng năng.
? Nêu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
?Để có tính siêng năng, kiên trì chúng ta phải làm gì?
	HS: Thảo luận .
	HS: Trình bày ý kiến thảo luận.
	GV: Nhận xét.
4. Hoạt động 4 : Luyện tập 
- Nhắc lại nd ?
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Goị hs lờn bản làm bài tập (a)
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập (a)
Đánh dấu x vào tương ứng thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
1. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
2. Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập
+
3. Gặp bài tập khó Bắc không làm
+
4. Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật 
+
5. Hùng tự tự giác nhặt rác trong lớp
+
6. Mai giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
Bài tập b. 
? Hãy kể việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của em?
- Hs tự kể vào giấy -> Gv thu lại
Bài c
? Kể tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết?
- Hs lên kể bằng miệng 
- Gv cung cấp tư liệu về Nguyễn Ngọc Kí,
GV nêu thêm ví dụ về sự thành đạt nhờ đức tính siêng năng, kiên trì:
? Đặt câu hỏi tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì:
HS:- Tay làm hàm nhai
Siêng làm thì có
Miệng nói tay làm
Có công mài sắt có ngày nên kim
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Cần cù bù khả năng
GV: Nhận xét và cho điểm.
 * BT thêm: Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
+
- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn
+
- Năng nhặt, chặt bị 
+
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
+
- Liệu cơm, gắp mắm
+
+
- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
GV: nêu phương hướng rèn luyện. Phê phán những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
HS: nêu hướng giải quyết các vấn đề trên
2. Biểu hiện
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch trong học tập, bài khó không nản chí, tự giác học, không chơi la cà, đạt kết quả cao
Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, Miệt mài với công việc, tiết kiệm, tìm tòi 
áng tạo.
Kiên trì luyện tập TDTT; kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo, dạy chữ.
3. Ý nghĩa: 
Siêng năng, kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
III. Bài tập:
1. Bài a: 
Đáp án 1,2,4,5
2. Bài b:
- Chăm chỉ học bài
- Giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
.....
3. Bài c:
Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Văn Siêu, Mạc Đĩnh Chi.....
C. HĐ luyện tập
 - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì.
- HS: làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi và tb
D. HĐ vận dụng
- Hãy lập kế hoạch rèn luyện tính siêng năng kiên trì cho bản thân em
- HS trao đổi theo nhóm và hoàn thiện bản kế hoạch để giờ sau trình bày
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
- Xem trước bài 3: Tiết kiệm.
Kí duyệt
Ngày soạn : 10/9/2018
Ngày dạy: (6A) (6B) (6C) / .. / 2018
 Tiết 4: Bài 3
	 TIẾT KIỆM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
 HS cần hiểu:
 - Thế nào là tiết kiện ( phân biệt được giữa tiết kiệm với hà tiện và keo kiệt, giữa tiết kiệm với xa hoa lãng phí)
 - Ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống( về các phương diện đạo đức, văn hóa,kinh tế ).
2. Kỹ năng:
 - HS biết sống tiết kiệm , không xa hoa, lãng phí.
3. Thái độ: 
 - HS biết tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm như thế nào? Biết thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của bản thân, gia đình, tập thể.
 - Phê phán những hành vi sống xa hoa, lãng phí.
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. CHUẨN BỊ.
	1. Thầy: Bài giảng
	- Mẩu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ về tính tiết kiệm.
	2. Trò: Nghiên cứu bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
	`1. Ổn định tổ chức: (1’).
	 2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	 HS1: Thế nào là siêng năng? Thế nào là kiên trì?
	 HS2: Làm bài tập c.
	 GV: Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
	Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (1’).
	Một người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tíêt kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ.
	Tiết kiệm là gì? Chúng ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
	B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
 Hoạt động của thày và trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: (8’). Khai thác nội dung bài học qua truyện đọc.
	HS: Đọc truyện ở SGK.
	GV: Khi nhận được giấy báo, Hà đã yêu cầu mẹ điều gì? (Thưởng tiền).
? Thái độ của mẹ trước yêu cầu của Hà?
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
? Hà có suy nghĩ gì trước thái độ của Thảo?
? Em hãy cho biết ý kiến của mình về hai nhân vật trong truyện trên?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3 (7’): Biểu hiện tiết kiệm và 
- GV: Đưa ra các tình huống sau:
- HS: Giải thích và rút ra kết luận tiết kiệm là gì?
TH1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
TH2: Bác Dũng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giải trí và thăm bạn bè.
Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý vì hoàn cảnh gia đình cũn khó khăn
? Qua phần tình huống , em hiểu tiết kiệm là gì ?
? Lấy 1 số ví dụ khác thể hiện đức tính tiết kiệm?
- Hs: Tự kể
- Gv cung cấp:
+ Tiết kiệm csvc: VN sau CMT8 “Hũ gạo tiết kiệm”, tăng gia sx- đủ lương thực cho 30 triệu người; BH mỗi tuần nhịn ăn 1 bữa...nhặt từng hạt cơm rơi; “Dọn tí phân rơi....”- Tố Hữu
+ Tiết kiệm tg: Chuyện kể một đồng chí đến muộn trong 10 phút. Bác nói “ 10’ của đ/c phải cộng với 10’ của 500 đồng chí ngồi đây”
Hoạt động 4. (12’): Rút ra khái niệm, ý nghĩa của tiết kiệm.
GV: Tiết kiệm là gì? Vì sao cần phải tiết kiệm?
 ? Trái với tiết kiệm là gì? Tìm những câu ca dao tục ngữ thể hiện sự lãng phí?
- Hs: Vung tay quá trán
 Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ
 Cơm thừa, gạo thiếu.
 Bóc ngắn cắn dài
 ? Đọc và giải thích câu tục ngữ và câu nói nổi tiếng của H.C.Minh trong SGK
? Để rèn luyện tính tiết kiệm em cần làm gì?
HS : Tự bộc lộ
Hoạt động 5. (5’): Luyện tập.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a.
Đánh dấu x vào tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Năng nhặt chặt bị
- Cơm thừa gạo thiếu
- Góp gió thành bão 
- Của bền tạ người
- Vung tay quá trán
- Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ 
HS: Trình bày bài tập.
GV: Nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm.
HS: Nêu.
Tích gió thành bão.
Tích tiểu thành đại.
Có trí thì nên
Có công mài sắt có ngày nên kim
* Bt thêm: Đánh dấu x vào cột tương ứng.
Hành vi
Không
Có
- Cần cù chịu khó
- Lười biếng, ỷ lại
- Tự giác làm việc
- Việc hôm nay chớ để ngày mai
- Uể oải, chểnh mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đẩy, trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
x
x
x
x
x
I. Truyện đọc.
- Bối rối.
- Thảo: Không nhận tiền - gạo hết.
® Tiết kiệm.
- Hà: ân hận, hứa: Không vòi tiền của mẹ.
® Tiết kiệm.
II. Nội dung bài học
1. Tiết kiệm.
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
2. Biểu hiện:
Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác. 
3. Ý nghĩa:
 a. Về đạo đức: Đây là phẩm chất đâọ đức tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng thành quả lao độngcủa mình và xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của mỗi người.
 b. Về kinh tế : giúp tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
c. Vế văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
III. Bài tập
4. Củng cố bài.(3 /)
 - Gv hướng dẫn học sinh đọc truyện “Chú heo Rôbốt” – BTTH 
 - Gv: Yêu cầu học sinh nhắc lại: 
 Thế nào là tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội.
5. Dặn dò: (1’)
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk và xem trước bài 4 trước khi dến lớp.
 6. Rút kinh nghịêm
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 18/9/2014
Ngày dạy: (6A) (6B) (6C) / ../2014 
Tiết 5- Bài 4
	 LỄ ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 Học sinh cần hiểu:
 - Nêu được thế nào là lễ độ.
 - Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người.
 2. Kỹ năng:
- HS biết tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân , của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.
- Biết đưa ra cách ứng xử thể hiện lễ độ trong các tình huống giao tiếp.
- Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh.
3. Thái độ: 
 Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người, không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ.
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. CHUẨN BỊ:
	1. Thầy: Câu chuyện, thơ, ca dao, tục ngữ nói về lễ độ.
	2. Trò: Nghiên cứu bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
	1. Ổn định tổ chức. (1’): Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp học.
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
	 HS1: Thế nào là tiết kiệm? Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.
. Về đạo đức: Đây là phẩm chất đâọ đức tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của mình và xã hội, quý trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của mỗi người.
. Về kinh tế : giúp tích lũy vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nước.
. Vế văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
 HS2: Để rèn luyện tính tiết kiệm, em đã làm gì?
	 HS: Làm BT c.
	 GV: Nhận xét, ghi điểm.
	3. Bài mới: 
	 * Hoạt động 1. Giới thiệu bài: (2’).
 Dân gian có câu: “Tiên học lễ, hậu...” (Trước tiên phải học lễ nghĩa sau mới học văn hoá)
Trong cuộc sống hàng ngàycó nhiều mối quan hệ: cha – con, thày – trò; bè bạn...quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Một trong những quy tắc đạo đức ấy là lễ độ...
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
 Hoạt động của thày và trò
Nội dung
 Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc
- GV: gọi Hs đọc SGK
GV: đọc truyện đọc “Em thuỷ” , gọi HS đọc lại
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
HS: - Chào khách 
Mời khách vào nhà
Mời ngồi
..........
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện?
=> Nx: Thuỷ là một học sinh ngoan, lễ độ.
 I. Tìm hiểu truyện đọc.
“Em Thuỷ"
 - Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách.
 - Biết tôn trọng bà và khách.
 - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
 => Nx: Thuỷ là một học sinh ngoan, lễ độ.
Hoạt động 3: Khai thác nội dung của truyện đọc trong sgk (11 /)
GV: đọc truyện đọc “Em thuỷ” , gọi HS đọc lại
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà.
HS: - Chào khách 
Mời khách vào nhà
Mời ngồi
..........
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện?
? Cách cư xử ấy biểu hiện đức tính gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học (15 /)
GV: Đưa ra tình huống:
Thày Long là Gv dạy thể dục mới của Mai và Hoa. Khi gặp thày Mai lễ phép chào thày. Hoa không chào chỉ đứng sau lưng bạn. Vì Hoa thấy ngại bởi nhà thày gần nhà Hoa, thường ngày Hoa vẫn gọi thày bằng anh
? Nhận xét về cách cư xử của Mai và Hoa?
(gv có họ hàng với hs - mời cô lên bảng ạ
Lời chào cao....; Lời nói chẳng mất.........)
? Việc làm của Mai thể hiện đức tính gì?
? Cho biết thế nào là lễ độ?
GV: Chuyển ý sang mục 4 bằng cách đưa ra 3 chủ đề để học sinh thảo luận.
? Tìm những hành vi biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng sau
Đối tượng
Biểu hiện, thái độ
- Ông bà, cha mẹ.
- Anh chị em trong gia đình.
- Chú bác, cô dì. 
- Người già cả, lớn tuổ
.
.....................................
.....................................
.....................................
.....................................
.....................................
? Nêu biểu hiện của lễ độ?
? Vì sao cần phải lễ độ?
? Trái với lễ độ là gì ? Nó biểu hiện như thế nào?
Thái độ
Hành vi
- Vô lễ.
- Ngông nghênh
- Cãi lại bố mẹ
- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người.
- Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang. 
Hoạt động 4: Rút ra bài học thực tiễn và rèn luyện đức tính lễ độ. (7 /)
GV: Em làm gì để trở thành người có đức tính lễ độ?
HS: Trả lời -
II. Nội dung bài học
1. Thế nào là lễ độ? 
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
2. Biểu hiện của lễ độ
Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người
Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức.
3. Ý nghĩa
- Giúp cho quan hệ giữa người với người trở lên tốt đẹp hơn
- Làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
4. Rèn luyện đức tính lễ độ:
(có thể để học sinh tự rút ra)
Thường xuyên rèn luyện.
Học hỏi các quy tắc, cách cư xử có văn hoá.
Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.
Tránh những hành vi thái độ vô lễ
C. HĐ luyện tập
 - 2 HS sắm vai tình huống ở BT 6. GV Nhận xét, ghi điểm.
? Đọc và giải thích 2 câu thành ngữ trong SGK?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ,... thể hiện tính lễ độ?
+ Kính trên nhường dưới
+ Kính già yêu trẻ.
+ Gọi dạ bảo vâng
D. HĐ vận dụng
 - Hãy nêu các biểu hiện lễ độ của em trong các mối quan hệ hàng ngày.
- HS: tb cá nhân
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
- HS sưu tầm các câu ca dao tục ngữ, danh ngôn nói về lễ độ
6. Rút kinh nghiệm. 
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn: 25/9/2018
Ngày dạy: (6A) (6B) (6C) / /2018
 Tiết 6- Bài 5
	 TÔN TRỌNG KỶ LUẬT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
Học sinh cần hiểu:
 - Thế nào là tôn trọng kỷ luật.
 - Nêu được ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỷ luật.
 - Biết được tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể, xã hội.
 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_khoi_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc