Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13, Bài 5: Giao tiếp có văn hóa

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13, Bài 5: Giao tiếp có văn hóa

I. Mục tiêu

*Kiến thức:

- Biết được hành vi giao tiếp có văn hóa.

- Thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.

- Phản đối hành vi giao tiếp thiếu văn hóa .

* Kĩ năng:

- Nhận xét, đánh giá, có thái độ đồng tình, ủng hộ hành vi giao tiếp có văn hóa. Xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.

*HS khá giỏi: Nhận xét, phân tích, đánh giá hành vi giao tiếp trong cuộc sống hiện tại.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án.

2. Học sinh: Bảng phụ, chuẩn bị nội dung chào hỏi.

III. Tổ chức hoạt động dạy học

1. ÔĐTC:

2. Kiểm tra: Chơi trò chơi: Sì điện

H: Thế nào là biết ơn? Lòng biết ơn được thể hiện dưới những hình thức nào?

 

doc 7 trang Hà Thu 28/05/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 13, Bài 5: Giao tiếp có văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày thực hiện:
 BÀI 5 – Tiết 13 
GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
I. Mục tiêu
*Kiến thức: 
- Biết được hành vi giao tiếp có văn hóa.
- Thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày.
- Phản đối hành vi giao tiếp thiếu văn hóa .
* Kĩ năng: 
- Nhận xét, đánh giá, có thái độ đồng tình, ủng hộ hành vi giao tiếp có văn hóa. Xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.
*HS khá giỏi: Nhận xét, phân tích, đánh giá hành vi giao tiếp trong cuộc sống hiện tại. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án. 
2. Học sinh: Bảng phụ, chuẩn bị nội dung chào hỏi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ÔĐTC:
2. Kiểm tra: Chơi trò chơi: Sì điện
H: Thế nào là biết ơn? Lòng biết ơn được thể hiện dưới những hình thức nào?
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Khởi động
- HS HĐ hát tập thể bài Chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát.
H. Em có thể rút ra điều gì từ bài hát?
- HS thảo luận- chia sẻ -rút ra bài học
HĐ 2: Hình thành kiến thức
* HS đứng thành hai hàng, đối diện nhau từng đôi một
- Theo hiệu lệnh của chủ tịch HĐTQ. HS từng đôi một sẽ đóng vai chào nhau trong từng tình huống cụ thể ( SGK-Tr.40)
H. Vì sao người ta lại chào nhau khi gặp gỡ?
(Là tạo không khí vui vẻ, cởi mở, lịch sự, có VH ).
H: Cách chào trong mọi tình huống có giống nhau không ? (Cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau)
H: Qua trò chơi vừa rồi, em thấy cách chào hỏi phụ thuộc vào những yếu tố nào? (Cách chào hỏi phụ thuộc vào đối tượng, hoàn cảnh, địa vị XH, nền văn hóa )
* Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bình luận, bổ sung ý kiến.
- Thống nhất ý kiến với cô giáo
- HSTL, chia sẻ, bổ sung.
- GVNX, chốt
+ Chào hỏi là việc đầu tiên cần làm khi giao tiếp.
+ Chào hỏi phụ thuộc nhiều yếu tố: đối tượng giao tiếp; hoàn cảnh, không gian, thời gian, tính chất giao tiếp; tính chất mối quan hệ, tuổi tác, dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, giới tính, phong tục tập quán địa phương, 
* HS HĐ cá nhân- mục a. trình bày – chia sẻ- chốt
- HS khoanh tròn vào ô tương ứng cho hành vi có văn hóa 
- HS chia sẻ những điều nên và không nên trong giao tiếp
- HS nêu các yêu cầu của hành vi giao tiếp có văn hóa
*TL: a. Biểu hiện của hành vi giao tiếp có VH; 1,3, 4,5, 8, 11, 12, 15, 16, 18, 19, 20, 23
-HĐ nhóm Mục b, c, d- báo cáo, điều khiển, chia sẻ ý kiến
b. Hành vi giao tiếp có VH thể hiện phẩm chất 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9,10.
H: Vậy em hiểu thế nào là hành vi giao tiếp có văn hóa?
 - Là những hành vi phù hợp với quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Dựa trên sự tôn trọng, bao dung của mình với người giao tiếp và ngược lại; thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời nói, nét mặt, thái độ.
H: Biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa?
1. Tìm hiểu về giao tiếp có văn hóa
- Giao tiếp có văn hóa là sự tiếp súc trao đổi thông tin giữa người với người sao cho phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục văn hóa giao tiếp thể hiện thông qua việc sử dụng đúng mực lời nói, ngôn ngữ, ngữ điệu; cử chỉ hành vi lịch lãm; thái độ, cách ứng sử tôn trọng lẫn nhau tất cả phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp.
2.Tìm hiểu biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa
- Biểu hiện của hành vi giao tiếp có VH: 1,3, 4, 5, 7,8, 11, 12, 15, 16, 18, 19, 20,23
- Hành vi giao tiếp có văn hóa
 1, 2, 3,4,5,9,10
-Biểu hiện của giao tiếp có VH ở lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ và hành vi giao tiếp ứng xử: Biết chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, lời nói nhã nhặn, khéo léo.
4. Củng cố(5'): GV khái quát kiến thức toàn bài. 
H: Thế nào là hành vi giao tiếp có văn hóa? Biểu hiện?
5. HD dẫn học bài và chuẩn bị bài
 *Bài cũ 
- Thế nào là giao tiếp có văn hóa? Nêu các hành vi giao tiếp có văn hóa trong gia đình và cộng đồng dân cư ? 
- Viết dạng câu giao tiếp có văn hóa
- Tìm hiểu và viết một bài khoảng 2- 3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp của học sinh THCS hiện nay
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về giao tiếp có văn hóa
* Bài mới: 
 Xem lại bài 5 và các tình huống trong bài 5.
- Khi tan học và tham gia giao thông, chúng ta cần phải thực hiện đúng luật ATGT. Đê đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông.
Ngày soạn: 
Ngày thực hiện: 
 BÀI 5 – Tiết 14 + 15
 GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA 
I. Mục tiêu
*Kiến thức: 
- Ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa. 
- Thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. Phản đối hành vi giao tiếp thiếu văn hóa.
* Kĩ năng: 
- Nhận xét, đánh giá, có thái độ đồng tình, ủng hộ hành vi giao tiếp có văn hóa. Xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.
*HS khá giỏi: Nhận xét, phân tích, đánh giá hành vi giao tiếp trong cuộc sống hiện tại. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ, giáo án. 
2. Học sinh: Bảng phụ, chuẩn bị nội dung chào hỏi.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. ÔĐTC:
2. Kiểm tra: Chơi trò chơi: Sì điện
H: Thế nào là giao tiếp có văn hóa? Nêu các hành vi giao tiếp có văn hóa trong gia đình và cộng đồng dân cư ? 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Khởi động
- HS HĐ hát tập thể bài Chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng Vân vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát.
H. Em có thể rút ra điều gì từ bài hát?
- HS thảo luận- chia sẻ -rút ra bài học
HĐ 2: Hình thành kiến thức 
GV: Cho HS suy nghĩ và nêu được ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa.
-HS hoạt động cặp đôi- trình bày – chia sẻ- chốt
-HS HĐ cá nhân- trình bày – chia sẻ- chốt
- GV nhận xét chốt.
-HS hoạt động nhóm- trình bày – chia sẻ
- chốt
- GV nhận xét chốt.
-TL: Mục a. Nhớ lại và chia sẻ với bạn bè về hành vi giao tiếp có VH:
+ Chào khách khi có khách đến nhà
+ Người khách vui vẻ, hài lòng
+ Em thấy mình rất vui
- Mục b. Đọc truyện và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao ông Giang nói rằng ông thấy đau nhói ở tim:cách ứng xử không có VH, thiếu tôn trọng người đi đường, người già, không tôn trọng luật giao thong của mấy cậu thanh niên
+ Tác động: sự xuống cấp về Vh ứng xử trong 1 bộ phận thanh thiếu niên hiện nay, cư xử thiếu VH khi tham gia giao thông, không phù hợp với các truyền thống đạo đức của dân tộc
Mục c. Hành vi giao tiếp có ý nghĩa ntn trong đời sống?
-HS điều khiển báo cáo, chia sẻ ý kiến
-GV: Chia sẻ về các hành vi giao tiếp có VH của bản thân và rút ra được ý nghĩa của giao tiếp có VH qua truyện đọc.
- GV nhận xét chốt.
KL: Giao tiếp tốt mang lại những tình cảm tốt đẹp giữa con người và con người, giúp ta nhận ra và phát huy các điểm mạnh trong giao tiếp của bản thân; Phát hiện và kiểm soát các điểm yếu trong giao tiếp; Chuẩn bị tốt tâm lý cho bản thân để giao tiếp tốt hơn; Thực hành được các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp.
*HS khá giỏi: liên hệ thực tế và nhận xét, , đánh giá hành vi giao tiếp trong học tập, trong lớp. 
HĐ: Luyện tập
Nội dung: HĐCN, nhóm, liên hệ thực tế, đóng vai, trải nghiệm và chia sẻ để đánh giá, nhận xét hành vi của bản thân và của người khác về giao tiếp có VH hoặc chưa có văn hóa.
1. Liên hệ thực tế
- HĐ chung cả lớp: Em nhận xét về các hành vi giao tiếp của các bạn trong lớp, trường, địa phương hiện na: 
+ Biểu hiện tốt: Chào hỏi thầy cô, bạn bè, lời nói cử chỉ tác phong đúng của HS ..
+ Biểu hiện chưa tốt: nói tục, gây gổ với bạn bè, vô lễ với thầy cô giáo .
-Thái độ: ủng hộ ...
 Tiết 2
2. Lựa chọn xử lí tình huống: 
- GV chiếu slais 1, 2, 3 lần lượt 3 tình huống 
-HS hoạt động cá nhân HS lựa chọn tình huống – chia sẻ - chốt kiến thức
HS: Lựa chọn được cách giải quyết phù hợp thể hiện giao tiếp có VH.
3. Đóng vai
-HĐ nhóm: Mục a, b: Các nhóm dựa vào tình huống, đóng vai trước lớp
-Mục c: Thảo luận- báo cáo, điều khiển, chia sẻ ý kiến
+ Nhận xét: Các bạn trong các tình huống ứng xử chưa có VH( chửi thậm tệ, lấy trộm cuốn nhật kí của người khác đọc trộm)
+Ứng xử của Tiến và Hoa : nhẹ nhàng xin lỗi( Tiến) nhắc nhở các bạn lần sau không nên làm như vậy (Hoa)
-Điều chỉnh: Kìm nén sự tức giận, sử dụng lời nói mắng mỏ người khác thậm tệ, khuyên bảo cần phải cần thận , không nên lọc lọi đồ của người khác.
-HS: Rút ra được cách ứng xử có VH đối với bạn bè.
-Giáo viên chiếu Slais 4. Tình huống 1,2
+ Đóng vai các tình huống 1, 2, sau đó thảo luận về cách giao tiếp trong 2 tình huống đó 
+ HS thảo luận nhóm - sắm vài- thực hiện kịch bản
-> Đại diện các nhóm: Nhận xét hành vi ứng xử của các bạn trong tiểu phẩm
H. Theo em cần điều chỉnh hành vi đó như thế nào cho có văn hóa hơn ?
4. Trải nghiệm và chia sẻ
-HĐ cặp đôi - báo cáo, chia sẻ ý kiến
-HS: Chia sẻ về cách ứng xử khi gặp phải các tình huống ở mục 3 trong c/s
* Tích hợp, RKNS, THNĐ. 
- HS đóng vai một tình huống giao tiếp xây 
dựng thành kịch bản cụ thể (Có nhân vật, có lời thoại cách giao tiếp ứng xử)
H. Em có nhận xét gì về hành vi ứng xử của các bạn trong tiểu phẩm vừa xem? Hành vi của các bạn đã có văn hóa chưa? Vì sao ?
 + HS hoạt động cá nhân – chia sẻ
- GV nhận xét chốt.
*HS khá giỏi: Liên hệ và đánh giá hành vi giao tiếp trong cuộc sống hiện tại. 
- Xây dựng kế hoạch thay đổi bản thân 
- Viết bài cổ động.
- Sưu tầm những câu giao tiếp, tình huống giao tiếp có VH
- Nhận xét về hành vi giao tiếp
3. Ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa
a. Chia sẻ với bạn bè...
b. Đọc truyện
c. Thảo luận
- Giao tiếp có VH thể hiện là người có VH, có đạo đức được mọi người yêu mến.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ XH tốt đẹp giữa người với người.
4. Luyện tập 
Bài tập 1. Liên hệ thực tế
 (Nhận xét hành vi giao tiếp của các bạn trong lớp, trong trường, ở địa phương
- Thái độ: ủng hộ, học tập làm theo những hành vi giao tiếp có VH; phê phán, lên án không làm theo các hành vi thiếu VH.
 Tiết 2
Bài tập 2. Lựa chọn xử lí tình huống
 Xử lí tình huống
- Tình huống 1: B
- Tình huống 2: C
- Tình huống 3: C
Bài tập 3. Đóng vai
-Kìm nén sự tức giận, Không nên sử dụng lời nói mắng mỏ người khác thậm tệ khi người đó mắc lỗi , 
-Khuyên bản không nên lọc lọi đồ của người khác khi chưa được sự cho phép
Bài tập 4.Trải nghiệm và chia sẻ
4. Củng cố: H:Thế nào là giao tiếp có văn hóa? Nêu ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa trong gia đình và cộng đồng dân cư ?
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài
* Bài cũ: Biếu hiện, ý nghĩa của giao tiếp có VH
- Tìm hiểu và viết một bài khoảng 1-2 trang về thực trạng hành vi giao tiếp của học sinh THCS hiện nay
- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về giao tiếp có văn hóa
* Bài mới 
 Xem và trả lời các câu hỏi ở Bài 6. ATGT. HĐ A và B.
- Khi tan học và tham gia giao thông, chúng ta cần phải thực hiện đúng luật ATGT. Đê đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_13_bai_5_giao_tiep_co_v.doc