Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 1+2
2. Năng lực:
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, cần cù, nhân ái.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ (Tiết 1, 2, 3) Môn học: GDCD 6 Ngày soạn: .. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. - Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp. 2. Năng lực: - Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, cần cù, nhân ái. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Màn chiếu/Tivi, laptop, giấy A0, bút lông, phiếu học tập. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa, thơ, ca dao, tục ngữ, âm nhạc, những ví dụ thực tế, gắn với chủ đề “Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra vấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV cho HS xem video bài hát “Lá cờ” của nhạc sĩ Tạ Quang Thắng để HS thấy được những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. c) Sản phẩm: - HS hiểu được những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ qua lời bài hát. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước đoạn video, màn chiếu/tivi, laptop để trình chiếu cho học sinh xem đoạn video. HS xem video clip và trả lời câu hỏi. Hỏi: Bài hát nói về những truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Em có những hiểu biết gì về những truyền thống đó? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung. - Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Truyền thống của dân tộc Việt Nam ta rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nếu thế hệ trẻ chúng ta không biết quan tâm giữ gìn và phát huy thì những truyền thống tốt đẹp ấy sẽ dần bị mai một và mất đi. Vậy, làm thế nào để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Khám phá 1. Các truyền thống gia đình, dòng họ a) Mục đích: - Giáo viên gọi HS đọc thông tin về dòng họ Đặng ở Sơn La trong SGK sau đó thảo luận nhóm để tìm hiểu các truyền thống của gia đình, dòng họ. b) Nội dung: - GV cho HS đọc thông tin trong SGK và thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra. c) Sản phẩm: 1. Các truyền thống gia đình, dòng họ - Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. - Gia đình, dòng họ ở Việt Nam có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các làng nghề truyền thống, ... được lưu giữ, tiếp nối và phát huy qua nhiều thế hệ. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên mời HS đọc phần thông tin và chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận câu hỏi sau: 1. Nhóm 1, 3: Dòng họ Đặng ở Sơn La có những truyền thống tốt đẹp nào? Em có suy nghĩ gì về những truyền thống ấy? Nhóm 2, 4: Kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Gia đình em đã kế thừa và phát huy những truyền thống nào? 2. Em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 3. Nêu một số truyền thống tiêu biểu của gia đình Việt Nam? - Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành lắng nghe bạn đọc câu truyện. + Chuẩn bị các dụng cụ học tập để hoàn thành câu trả lời thảo luận của nhóm Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy A0. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ trong nhóm để trình bày nội dung. Gọi học sinh của nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1. Nhóm 1, 3: - Truyền thống yêu nước, hiếu học. - Em cảm thấy ngưỡng mộ, tự hào và cần phải học tập theo. Nhóm 2,4: Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, yêu thương con người, cần cù lao động, học tập, - HS tự liên hệ các truyền thống của gia đình. 2. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. 3. Gia đình, dòng họ ở Việt Nam có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các làng nghề truyền thống, ... được lưu giữ, tiếp nối và phát huy qua nhiều thế hệ. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 1. Tìm hiểu các truyền thống gia đình, dòng họ - Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác. - Gia đình, dòng họ ở Việt Nam có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các làng nghề truyền thống, ... được lưu giữ, tiếp nối và phát huy qua nhiều thế hệ. 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ a) Mục đích: - Giáo viên giúp HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. b) Nội dung: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm xử lý tình huống có vấn đề để tìm hiểu nội dung bài học. c) Sản phẩm: 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ 1. Giáo viên cho HS các nhóm tự đọc phần tình huống trong SGK và thảo luận: Nhóm 1, 3: Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Dung? Việc làm đó đã mang lại cho Dung những tác động như thế nào? Nhóm 2, 4: Em có đồng tình với việc nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình hay không? Việc làm đó đã mang đến những tác động như thế nào? 2. Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1. Nhóm 1, 3: - Suy nghĩ của Dung rất đúng. Chúng ta phải biết noi theo tấm gương của ông bà, cha mẹ để phấn đấu, rèn luyện vượt qua khó khăn trở thành một người có ích, làm cho gia đình cảm thấy tự hào về mình. - Giúp Dung: Ý thức được giá trị của bản thân, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ tạo động lực cho Dung phấn đấu và học tập. Nhóm 2, 4: - Em đồng tình. Vì như vậy gia đình sẽ dễ dàng quan tâm, chăm sóc và chia sẻ vui buồn với nhau, tạo thêm niềm vui và sức mạnh cho các thành viên trong gia đình. - Mang lại cho gia đình Nam một cuộc sống đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Tạo ra môi trường sống yêu thương. 2. Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 3. Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ a) Mục đích: - Giáo viên giúp học sinh biết thực hiện những hành động cụ thể để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề và động não để bày tỏ ý kiến cá nhân về các vấn đề đặt ra. c) Sản phẩm: 3. Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Mỗi người cần tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống ấy. - Phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên cho HS đọc to trước lớp và thảo luận chung trả lời câu hỏi. 1. Việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến những cảm xúc như thế nào cho người thân? 2. Em thường làm gì vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán? 3. Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? 4. Gia đình, dòng họ em có truyền thống nghệ thuật nào không? Em đã kế thừa và phát huy như thế nào? 5. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ theo em mỗi người cần phải có những việc làm gì? 6. Nêu tấm gương về việc phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mà em biết. GV cho HS xem vieo giới thiệu về “Truyền thống ứng xử của gia đình, dòng họ”. GV kết luận toàn hoạt động khám phá: - HS nhắc lại nội dung bài học, GV chốt những nội dung chính. Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Đọc và trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1. Linh biết kính trên, nhường dưới, kính trọng người lớn qua những lời chúc ý nghĩa khi sum họp cùng gia đình. Việc làm đó giúp cho người thân của Linh cảm thấy hạnh phúc, tự hào. 2. HS tự liên hệ. 3. An đã phát huy tốt truyền thống nghệ thuật của gia đình khi luyện tập và muốn giới thiệu nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam với thế giới. 4. HS tự liên hệ. 5. - Mỗi người cần tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ qua việc trò chuyện, hỏi han ông bà, cha mẹ mình; từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống ấy như chăm học, chăm làm, yêu thương, kính trọng mọi người xung quanh, ... - Phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ. 6. HS tự liên hệ. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 3. Những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ - Mỗi người cần tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống ấy. - Phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, xử lý tình huống cụ thể trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. Bài tập 1. - Đồng tình với ý kiến a, b. Vì: a. Đó là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ VN từ thời xa xưa đến nay. b. Đó là một trong những việc làm cụ thể, thiết thực để thể hiện lòng trân trọng, biết ơn đối với các thế hệ đi trước. - Không đồng tình với ý kiến c. Vì: truyền thống của gia đình, dòng họ không chỉ nói đến những giá trị vật chất, sự giàu có mà còn nói đến những giá trị tinh thần. Bài tập 2. TH1: Ngưỡng mộ và học tập theo, suy nghĩ về ngành nghề mà mình muốn học để có động lực phận đấu. Lập kế hoạch học tập để có kết quả tốt nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. TH2: Tự hào về bố mẹ, yêu thương, kính trọng bố mẹ và truyền thống của gia đình. Tìm hiểu thêm những mẫu mã về đồ chơi Trung thu và phụ giúp bố mẹ. Chọn nghề nào là ý kiến cá nhân của mỗi người. Nhưng dù thế nào cũng phải tôn trọng và tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ. TH3: Đồng ý với Tuấn. Vì tiếp nối truyền thống của gia đình, dòng họ không chỉ là tiếp nối về nghề nghiệp mà còn tiếp nối các giá trị truyền thống tinh thần khác. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. b) Nội dung: - GV cho HS viết thư và lập kế hoạch cá nhân để các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. c) Sản phẩm: Học sinh ghi ra giấy và chia sẻ với lớp. Học sinh còn lại nhận xét. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Viết thư chia sẻ về niềm tự hào của bản thân về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Về nhà lập kế hoạch theo mẫu ở trang 8. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh kết quả, chia sẻ và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét. KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Tiết 4, 5) Môn học: GDCD 6 Ngày soạn: .. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. - Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người. - Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. - Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. - Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. 2. Năng lực: - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiểu, tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội. 3. Phẩm chất: - Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, cần cù, nhân ái. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Màn chiếu/Tivi, laptop, giấy A0, bút lông, phiếu học tập. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa, thơ, ca dao, tục ngữ, âm nhạc, những ví dụ thực tế, gắn với chủ đề “Yêu thương con người”. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra vấn đề để dẫn dắt vào bài học. b) Nội dung: - GV cho HS xem hình ảnh “Chia sẻ cùng miền Trung” và đặt câu hỏi để HS trả lời nhằm hiểu được biểu hiện của yêu thương con người. c) Sản phẩm: - HS hiểu được biểu hiện của yêu thương con người. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước hình ảnh và chiếu lên màn hình tivi cho HS cùng xem. Hỏi: 1. Những hình ảnh trên gợi cho em nhớ về những sự kiện nào đã xảy ra ở nước ta? 2. Trước sự việc đó Nhà nước và nhân dân ta đã có những hành động gì? 3. Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó? - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung. - Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống con người cần yêu thương, gắn bó, đoàn kết với nhau. Có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc và đạt kết quả trong công việc. Để hiểu rõ điều này chúng ta học bài 2. 2. Hoạt động 2: Khám phá 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người a) Mục đích: - Giáo viên giúp HS nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. b) Nội dung: - GV cho HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Biểu hiện: thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ; sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn; biết tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; cảm thông, chia sẻ, biết tha thứ, có lòng vị tha; biết hi sinh lợi ích của bản thân vì người khác. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên mời HS đọc to phần thông tin và đặt câu hỏi sau: 1. Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó? 2. Theo em, yêu thương con người là gì? 3. Nêu những hành vi thể hiện tình yêu thương con người trong cuộc sống mà em đã từng gặp. 4. Cho HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập: Biểu hiện của t nh yêu thương con người Việc làm - Giúp đỡ người nghèo - - - Thái độ - Quan tâm - - - Lời nói - - - - 5. Cho HS quan sát tranh ảnh trong SGK và miêu tả biểu hiện của yêu thương con người qua các mối quan hệ trong cuộc sống vào bảng 2 trong PHT. MQH Biểu hiện Ví dụ ở gia đình Ở nhà trường Ở xã hội 6. Theo em hiểu yêu thương con người cần có những biểu hiện như thế nào? 7. Trái với yêu thương con người là những biểu hiện như thế nào? - Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. + Tiến hành lắng nghe bạn đọc câu truyện. + Trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy A0. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ trong nhóm để trình bày nội dung. Gọi học sinh của nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1. Hải An muốn hiến tặng giác mạc của mình cho người khác. Đó là ước nguyện cao cả của một cậu bé giàu lòng nhân ái, biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác làm lay động hàng triệu trái tim con người Việt Nam. 2. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 3. Giúp cụ già/em bé qua đường; ủng hộ quần áo, tập sách, tiền cho đồng bào bị lũ lụt, 4. Biểu hiện của tình yêu thương con người Việc làm - Giúp đỡ người nghèo. - Giúp đỡ các bạn khuyết tật. - Giúp đỡ người già neo đơn, - Thái độ - Quan tâm. - Đồng cảm. -Chia sẻ. - Lời nói - Không sao đâu, mọi chuyện sẽ qua thôi, mình luôn bên bạn. - Hãy để mình giúp bạn một tay nhé! - Cháu có thể giúp gì cho bác không ạ? - 5. MQH Biểu hiện Ví dụ ở gia đình - Quan tâm chăm sóc lẫn nhau. - Động viên, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Chăm sóc khi ốm. - Cố gắng tro g học tập, công việc. Ở nhà trường - Hỗ trợ nhau trong học tập và rèn luyện. - GV động viên, dạy bảo HS. - Ủng hộ các bạn khó khăn. - Giúp đỡ HS khuyết tật. Ở xã hội - Mọi người yêu thương, cảm thông, chia sẻ. - Giúp người dân vùng khó khăn, - Giúp đỡ người dân vùng lũ. - Hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch Covid-19. 6. Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng và giúp nâng cao giá trị con người. + Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. + Cảm thông, chia sẻ, biết tha thứ, có lòng vị tha. + Biết hi sinh lợi ích của bản thân vì người khác. 7. Trái với yêu thương là thù hận, mâu thuẫn, căm ghét nhau. Hậu quả là con người sẽ không thể sống thanh thản, sống tốt được. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. - Biểu hiện: thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ; sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn; biết tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; cảm thông, chia sẻ, biết tha thứ, có lòng vị tha; biết hi sinh lợi ích của bản thân vì người khác. 2. Giá trị của tình yêu thương con người a) Mục đích: - Giáo viên giúp HS Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người. b) Nội dung: - GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung bài học. c) Sản phẩm: 2. Giá trị của tình yêu thương con người - Tình yêu thương con người nhận mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho MQH giữa con người với con người càng thêm gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. - Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. d) Tổ chức thực hiện: Các bước tiến hành Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ 1. Giáo viên cho HS các nhóm tự đọc phần tình huống trong SGK và thảo luận: Nhóm 1, 3: Tình yêu thương con người mang lại ý nghĩa gì đối với người thể hiện và nhận được tình cảm yêu thương? Nhóm 2, 4: Tình yêu thương con người mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội, với đất nước? 2. Vì sao phải yêu thương con người? Nếu con người không biết yêu thương lẫn nhau điều gì sẽ xảy ra? GV kết thúc hoạt động khám phá: Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học. GV chốt lại những nội dung chính. Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên theo dõi - Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Trả lời. Báo cáo và thảo luận Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Kết luận và nhận định Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu: 1. Nhóm 1, 3: - Người nhận sẽ cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. - Người thể hiện cảm thấy vui vẻ, đồng cảm. Nhóm 2, 4: - Xã hội sẽ trở nên lành mạnh, tốt đẹp. - Đất nước ổn định và phát triển. 2. - Vì yêu thương con người là phẩm chất tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc VN. - Nếu không biết yêu thương lẫn nhau con người sẽ không thể sống thoải mái, hợp tác tốt, công việc không mang lại hiệu quả cao, cuộc sống con người không vui vẻ, hạnh phúc con người sẽ không thể sống tốt. - Nghe và ghi chép khi GV kết luận. 2. Giá trị của tình yêu thương con người - Tình yêu thương con người nhận mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn; làm cho MQH giữa con người với con người càng thêm gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. - Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. - Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, xử lý tình huống cụ thể trong SGK. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. Bài tập 1. - Thương người như thể thương thân. - Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Ý nghĩa: Lời khuyên của ông cha ta, người với người phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau. Bài tập 2. - Đồng tình 2, 3. - Không đồng tình 1. Bài tập 3. TH1: Không làm theo và dùng tiền đó ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn. TH2: Khuyên các bạn cùng động viên, chia sẻ, giúp Hoa vượt qua khó khăn. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Bài tập 1. GV tổ chức cho 7 – 10 HS tham gia trò chơi “Đối mặt”, các bạn sẽ đứng thành vòng tròn, GV bắt đầu đi xung quanh, đứng ở vị trí bạn nào bạn đó phải đọc to ca dao, tục ngữ, nói về yêu thương con người. Bài tập 2. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả lên bảng. Bài tập 3. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả lên bảng. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. b) Nội dung: - GV cho HS vẽ tranh và lập kế hoạch vận động để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. c) Sản phẩm: Học sinh ghi ra giấy và chia sẻ với lớp. Học sinh còn lại nhận xét. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Viết tranh mang thông điệp yêu thương con người. 2. Về nhà lập kế hoạch giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. KẾ HOẠCH Mục tiêu Họ và tên người cần giúp đỡ Thời gian thực hiện Các việc làm cụ thể - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh kết quả, chia sẻ và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_12.docx