Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Trung thực

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Trung thực

. MỤC TIÊU

Phẩm chất năng lực Yêu cầu cần đạt

1.Phầm chất chủ yêu

Nhân ái Có thái độ hành vi, việc làm thể hiện sự trung thực, thật thà trong học tập, sinh hoạt và mối quan hệ với mọi người.

Chăm chỉ Tích cực, tìm tòi, nghiên cứu khoa học

2.Năng lực chung

Năng lực giao tiếp và hợp tác Biết chủ động và hợp tác trong giao tiếp: Biết bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề nào đó đồng thời tiếp lắng nghe, tiếp thu những ý kiến tích cực về việc làm thể hiện sự trung thực của bản thân và của mọi người.

3.Năng lực điều chỉnh hành vi

Năng lực chuẩn mực hành vi Nêu được khái niệm và biểu hiện của sự trung thực; trình bày được giá trị của trung thực trong cuộc sông.

Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác Phê phán, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiên sự trung thực trong đời sống thực tiễn. Phê phán những biểu hiện trái với trung thực.

Điều chỉnh hành vi Tự giác thực hiện những việc làm của bản thân đối với mình và mọi người thể hiện sự trung thực.

 

doc 5 trang tuelam477 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 2, Bài 2: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2. Bài 2: TRUNG THỰC (thời lượng 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất năng lực
Yêu cầu cần đạt
1.Phầm chất chủ yêu
Nhân ái
Có thái độ hành vi, việc làm thể hiện sự trung thực, thật thà trong học tập, sinh hoạt và mối quan hệ với mọi người.
Chăm chỉ
Tích cực, tìm tòi, nghiên cứu khoa học
2.Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Biết chủ động và hợp tác trong giao tiếp: Biết bày tỏ ý kiến của bản thân về vấn đề nào đó đồng thời tiếp lắng nghe, tiếp thu những ý kiến tích cực về việc làm thể hiện sự trung thực của bản thân và của mọi người.
3.Năng lực điều chỉnh hành vi
Năng lực chuẩn mực hành vi
Nêu được khái niệm và biểu hiện của sự trung thực; trình bày được giá trị của trung thực trong cuộc sông.
Đánh giá hành vi của bản thân và của người khác
Phê phán, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiên sự trung thực trong đời sống thực tiễn. Phê phán những biểu hiện trái với trung thực.
Điều chỉnh hành vi
Tự giác thực hiện những việc làm của bản thân đối với mình và mọi người thể hiện sự trung thực.
II. CHUẨN BỊ 
- SGK + SGV. TLTK: Tình huống, những câu chuyện... liên quan
-Giấy A3, bút lông, màu sáp ... máy chiếu
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Phương pháp thảo luận nhóm, Nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép
Hình thức dạy học: Thảo luận nhóm, làm việc cá nhân
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động học
(1 tiết)
Mục tiêu (STT yêu cầu cần đạt)
Nội dung dạy học
trọng tâm
Phương pháp, kĩ thuật dạy học
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động
1
Thấy được Vai trò của khí Oxi
Dạy học khám phá
HS trả lời được điều gì sẽ xảy ra nếu bị không có oxi ?
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
2
3,4
4
- Tìm hiểu thành phần của không khí 
- Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí (Khí quyển) 
- Tìm hiểu các khối khí 
-Giải quyết vấn đề/ đàm thoại
- Dạy học hợp tác/ Phòng tranh
Dạy học hợp tác/ Cặp đôi
- HS tả lời được thành phần của không khí, mỗi thành phần chiếm tie lệ bao nhiêu?
- Cấu tạo của lớp vỏ khí và đặc điểm của từng tầng?
- Đặc điểm của khối khí nóng, lạnh, biển và lục địa?
Hoạt động 3.
Vận dụng củng cố
3
4
3
- Kể tên các tầng của khí quyển.
- Kể tên các khối khí
- Biết vị trí, đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. 
- Dạy học giải quyết vấn đề.
GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, HS đánh giá kết quả. 
Hoạt động 4.
Vận dụng thực tiễn 
- HS cần làm gì để giảm ô nhiễm không khí?
- Hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên phạm vi Việt Nam thời gian gần đây.
Khám phá 
GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời của học sinh 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động1: Khởi động( 5 phút)
Mục đích: Tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: GV đưa câu hỏi
Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV
Cách tiến hành: Gv đưa ra một số tình huống: Em sẽ làm gì khi nhặt được bút của bạn...? HS TL – GV dẫn vào bài mới. 
 Trong cuộc sống, trung thực là phẩm chất đáng quý, đem lại lợi ích cho mỗi chúng ta. Vậy trung thực là gì? Ý nghĩa của trung thực... ta vào bài hôm nay.
 Hoạt động 2: Khám phá vấn đề( 20 phút)
Mục đích: HS nêu được khái niệm biểu hiện của tính trung thực và ý nghĩa của sống trung thực
Nội dung: Khái niệm biểu hiện của tính trung thực và ý nghĩa của sống trung thực
Sản phẩm: HS tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm việc cá nhân. Trả lời được câu hỏi 
Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc truyện. 
- GV chuyển giao nhiệm vụ- Yêu cầu làm việc cá nhân
- HS TL. HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt KT.
? Tìm chi tiết nói lên việc Bra - man - tơ đã đối xử với Mi - ken - lăng- giơ ?
? Vì sao Bra - man - tơ có thái độ như vậy?
? Mi - ken - lăng- giơ đã có thái độ như thế nào?
? Vì sao Mi -ken - lăng- giơ lại xử sự như vậy?
? Theo em, ông Mi-ken là người như thế nào?
? Phẩm chất đẹp đẽ nào của Mi-ken-lăng-giơ đáng học tập ?
1. Truyện đọc: 
- Không ưa thích, kình địch, làm giảm danh tiếng, hại sự nghiệp của ông.
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
- Ông thẳng thắn và tôn trọng sự thật
đánh giá đúng sự việc.
-> Ông là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực.
- Trung thực, tôn trong ngời khác.
- GV chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu làm việc theo nhóm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ TL nhóm: 2 nhóm (3 phút)
Cách chia nhóm:
“Nhóm chuyên gia“: Chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 4 đến 6 học sinh. Trong mỗi nhóm, mỗi thành viên nhận được một màu theo thứ tự xoay vòng: Hồng, xanh lá, vàng.
 “Nhóm mảnh ghép“: 
+ Các thành viên cùng màu từ nhóm 1 đến nhóm 3 lập thành các nhóm mới..
+ Các thành viên cùng màu từ nhóm 4 đến nhóm 6 lập thành các nhóm mới..
Nhiệm vụ của các nhóm:
*Nhóm chuyên gia:
STT
Yêu cầu
Ví dụ
1
Trung thực
2
Biểu hiện của trung thực
3
Giá trị của trung thực
*Nhóm mảnh ghép:
Các học sinh chuyên sâu lần lượt sẽ trình bày về “Khái niệm và biểu hiện của trung thực; Giá trị của trung thực“ mà nhóm chuyên gia của mình đã nghiên cứu. Sau đó các nhóm mảnh ghép trình bày sản phẩm dưới dạng bảng tổng kết trên giấy A0 cùng màu.
Bước 2;Học sinh thực hiện nhiệm vụ 
-Học sinh làm việc tại nhóm chuyên gia theo phân công.
+Học sinh lập nhóm mảnh ghép, học sinh chuyên gia trình bày cho các học sinh còn lại. Các học sinh trong nhóm tổng hợp ý kiến và trình bày “Khái niệm và biểu hiện của trung thực; giá trị của trung thực“ dưới dạng tổng kết trên giấy A0.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
-Giáo viên mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.
-Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, tổng kết.
-Giáo viên tổng kết mỗi nội dung bài học.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia một số câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng trò chơi để đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu của hoạt động dạy học
Tích hợp: Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh Lớp 7
* Lưu ý: Một số trường hợp không nói đúng sự thật nhưng vẫn là trung thực: VD như bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ không nói sự thật.
Các nhóm theo phân công của giáo viên.
-Nhóm chuyên gia thảo luận và trình bày trên giấy A3.
-Nhóm các mảnh ghép, ghép thành nội dung hoàn chỉnh.
*Học sinh tự kết luận do giáo viên chốt kiến thức vào vở:
Trung thực là tôn trong sự thật tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý, sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm
* Học sinh tự ghi kết luận do giáo viên chốt kiến thức vào vở: 
+Những biểu hiện của trung thực: 
-Luôn bảo vệ lẽ phái, không ngại khó khăn, hiểm nguy.
-Dám tự nhận lỗi của bản thân khi có hành vi, việc làm không đúng.
-Nhặt được của rơi trả người đánh mất
+ Những biểu hiện trái với trung thực:
-Có hành vi qua cóp, nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra.
-Nói dối khi mình mắc khuyết điểm, đổ lỗi cho người khác.
-Có thói quen xấu: Ăn cắp vặt đồ dùng của người khác.
* Học sinh tự kết luận do giáo viên chốt kiến thức vào vở:
Giá trị của sự trung thực là: Sống trung thực sẽ nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ XH, được mọi người tin yêu kính trọng.
Bài tập trắc nghiệm cho học sinh:
1, Biểu hiện thể hiện sự trung thực.
A. Quay cóp, nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra. B. Nhận lỗi và sửa chữa khuyết điểm mỗi khi mắc khuyết điểm. C. Đổ lỗi khuyết điểm cho bạn còn nhận những việc làm đúng. D. Buôn gian, bán lậu nhằm làm giàu bất chính.
2. Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.
 A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra 
B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
C. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
D. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn 
 Hoạt động 3: Luyện tập( 5 phút)
Mục đích: HS đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tính trung thực và phê phán những biểu hiện trái với trung thực
Nội dung: Thái độ, hành vi thể hiện/ không thể hiện tính trung thực 
 Sản phẩm: HS đánh giá, phê phán được thái độ, hành vi thể hiện/ không thể hiện tính trung thực
Cách tiến hành: 
- GV chuyển giao nhiệm vụ TL cặp đôi: 3 phút.
? Hành vi nào thể hiện đức tính giản dị ? Vì sao?
- Đại diện HS TB - HS khác NX, b/s
- GV NX, chốt KT.
3. Bài tập
* a. Hành vi: 4,5,6.
 Hoạt động4: Thực hành( 10 phút)
Mục đích: HS thực hiện được việc làm thể hiện trung thực
Nội dung: Thực hiện được việc làm thể hiện trung thực
Sản phẩm: Thực hiện được việc làm thể hiện trung thực
- Cách tiến hành: 
- GV chuyển giao nhiệm vụ - Sắm vai diễn tình huống
- HS lên diễn - HS khác NX, bổ sung.
- GV NX.
- Tình huống: Trên đường đi học về, Hà nhặt được chiếc ví .
? Nếu là Hà, em sẽ làm gì? Sắm vai t/hiện.
Đến cơ quan công an gần nhất báo cáo để trả lại cho người mất.
- GV chuyển giao nhiệm vụ- Yêu cầu làm việc cá nhân
- HS TL. HS khác NX, bổ sung.
- GV NX, chốt KT.
? Kể những việc em đã làm thể tính trung thực đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em? 
 Hoạt động 5: Tổng kết( 5 phút)
Mục đích: HS được củng cố, nâng cao yêu cầu về phẩm chất, năng lực
Nội dung: Nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi tham gia các hoạt động 
của HS; tạo tình huống tiếp nối sau buổi học
Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động
Cách tiến hành: 
GV: Nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi của HS trong tham gia các hoạt động
HS: Lắng nghe nhận xét, đánh gía của GV và nêu ý kiến phản hồi( nếu có)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_2_bai_2_trung_thuc.doc