Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Tiết 3+4: Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Tiết 3+4: Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được: Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng; hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; Phát biểu được đ/n đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. Biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.

- Biết cách vẽ: Ba điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng.

3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng kí hiệu, công thức.

=> Năng lực và phẩm chất:

- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về ba điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: Sách hướng dẫn học, bảng phụ, thước thẳng.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, dh phát hiện và gq vấn đề, trò chơi, sơ đồ tư duy, dh khám phá,.

- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.

2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang tuelam477 3830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương I: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Tiết 3+4: Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2019. Ngày day: 08/9/2019
	TUẦN 3+4
TIẾT 3+4: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được: Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng; hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; Phát biểu được đ/n đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: 
- Biết sử dụng các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. Biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng.
- Biết cách vẽ: Ba điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng.
3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng kí hiệu, công thức.
=> Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về ba điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: Sách hướng dẫn học, bảng phụ, thước thẳng.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, dh phát hiện và gq vấn đề, trò chơi, sơ đồ tư duy, dh khám phá,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ. 
2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
TUẦN 3. Tiết 3: (HĐ khởi động và hình thành kiến thức)
1. Ổn định tổ chức lớp. Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: GV gọi hs báo cáo kq thực hiện nhiệm vụ giao về nhà ở tiết học trước. 
3. Bài mới:	A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
*Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập.
- Nhận biết được: Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng; hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; Phát biểu được đ/n đoạn thẳng.
- Vẽ được ba điểm thẳng hàng, hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau, đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đường thẳng.
*Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, luyện tập- thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề, sơ đồ tơ duy,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ. 
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH 
*ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
- Y/c hs hđ nhóm làm1a/SHD.
- HS hđ nhóm thực hiện 1a, báo cáo chia sẻ kq.
- GV nx và chốt câu trả lời chính xác và giới thiệu vào phần b.
- Cho hs hđ chung toàn lớp đọc kĩ nội dung mục 1b) SHD và trả lời câu hỏi:
? Khi nào ta có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng?
? Khi nào ta có thể nói 3 điểm X, Y, Z không thẳng hàng?
? Để vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng ta làm ntn?
- HS đọc 1b/SHD và TL.
- GV gọi một vài hs lên bảng vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- GV chốt lại đ/n ba điểm thẳng hàng và cách vẽ.
GV nêu câu hỏi:
 ? Trong ba điểm thẳng hàng ở hình 11 có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại, có bao nhiêu điểm nằm cùng phía, khác phía với đối với 1 điểm còn lại?
- HS trả lời.
- GV chốt lại về quan hệ ba điểm thẳng hàng và nhấn mạnh chỉ khi nào có ba điểm thẳng hàng mới có các quan hệ nằm giữa, cùng phía hay khác phía.
- GV cho hs hđ cặp đôi làm 1c/SHD.
- HS độc lập làm bài sau đó thảo luận cặp đôi với bạn bên cạnh trả lời 1c
- GV nx.
1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
a) Thực hành: 
- Đường thẳng YZ đi qua điểm V.
- Đường thẳng WX không đi qua điểm V.
 b) Khái niệm: SHD/Tr121
 Ba điểm A,B, C thẳng hàng.
Ba điểm X, Y, Z không thẳng hàng.
* Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng (SHD/122)
c) LT:
- Các bộ ba điểm không thẳng hàng: (U,X,T), (U,V,T), (X,V,T)
- Hai điểm nằm cùng phía đối với điểm V: U, X.
- Hai điểm nằm khác phía đối với điểm X: U, V.
HS thực hiện được nhiệm vụ
*ND: Tìm hiểu mục A.B.2/SHD
* PT t/c hđ:
- GV cho hs hđ cặp đôi phần 2a, 2b/SHD. Yêu cầu hs thực hiện được:
+ Vẽ hai điểm X,Y
+ Vẽ đoạn thẳng XY (như hình 14)
+ Phát biểu đ/n đoạn thẳng XY là gì? Cách vẽ?
- HS hđ cặp đôi làm phần 2a và tự hỏi- đáp với nhau phần 2b
 - GV kiểm tra hđ của các nhóm và hỗ trợ các cặp đôi gặp khó khăn.
- Gọi hs phát biểu đ/n đoạn thẳng XY.
- Gv chốt khái niệm đoạn thẳng và giới thiệu hai đầu mút của đoạn thẳng, cách đặt tên, cách đọc tên.
- GV gọi một vài hs lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên.
- HS thực hiện.
- GV nx, đánh giá.
- GV cho hs hđ cặp đôi làm phần 2c và trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song, cắt nhau, trùng nhau?
+ Thế nào là hai đường thẳng phân biệt?
+ Nêu số điểm chung của đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đường thẳng? Vẽ hình cho mỗi trường hợp trên?
- HS hđ cặp đôi theo y/c của GV
- GV qs, theo dõi và hỗ trợ các cặp đôi nếu cần.
- Gọi HS trả lời câu hỏi và vẽ hình. 
- GV nx, chốt lại KT cơ bản và gọi hs đọc lại ghi nhớ, chú ý SHD
- Cho hs hđ cặp đôi làm phần 2d và chia sẻ trước lớp.
- GV: theo dõi, đánh giá.
- GV chốt lại các kt lí thuyết, một số kĩ năng của bài học và giao n/v cho hs về nhà học bài, lập sơ đồ tư duy tóm tắt các kt cơ bản và chuẩn bị trước các mục C, D,E.
- HS nhận n/v.
2. Đoạn thẳng
a) Thực hành:
b) Khái niệm: SHD/Tr122
- Hai điểm X, Y là hai đầu mút của đoạn thẳng XY.
 Cách đọc: Đoạn thẳng XY hay đoạn thẳng YX. 
c) Hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
- Hai đường thẳng a và b song song với nhau.
- Hai đường thẳng cắt nhau.
- Đường thẳng AB và AC trùng nhau.
* Chú ý: Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau hoặc song song
* Đường thẳng cắt đoạn thẳng 
và đoạn thẳng cắt đoạn thẳng.
d) Luyện tập
H.19: - Hai đường thẳng cắt nhau: UT và UV; UT và XW, VT và XW; VT và VU; UT và TV.
- Hai đường thẳng trùng nhau:
UT và UX, UT và XT, UX và XT, VT và VW, VT và WT, VW và WT
- Hai đường thẳng phân biệt:
UV, XW, TU, TV. 
....
HS k vẽ được hết các trường hợp đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thăng cắt đường thẳng.
2d: HS có thể nêu thiếu trường hợp.
TUẦN 4. TIẾT 4: (HĐ luyện tập-HĐ vận dụng và HĐ TT, MR)
Ngày dạy: 15/9/2019. Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
C- Hoạt động luyện tập
*MT: Hs vận dụng được kiến thức đã học làm một số các bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dh phát hiện và gq vấn đề, luyện tập- thực hành,...
- KTDH: KT động não, đặt câu hỏi, KT giao n/v.
ND, phương thức tổ chức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH
*ND: Làm bài tập 1,2,3 /SHD
* PT t/c hđ: 
- GV cho hs hđ cá nhân làm bài 1, 2,3/SHD.
- HS làm bài và lên bảng báo cáo, chia sẻ sp.
- HS lớp cùng nx, trao đổi và thống nhất kq.
- GV nx và chốt.
Bài 1
a)
b) Các bộ ba điểm thẳng hàng: X, T, Y và X, T, Z và T, Y, Z và X, Y, Z
Các bộ ba điểm không thẳng hàng: 
X, T, U và X, Y, U và X, Z, U và T, Y, U và T, Z, U và Y, Z , U
Điểm nằm giữa hai điểm khác:
T nằm giữa hai điểm X và Y; T nằm giữa hai điểm X và Z; Y nằm giữa hai điểm T và Z; Y nằm giữa hai điểm X và Z.
Hai điểm nằm cùng phía đối với điểm Z: X và T; X và Y; T và Y.
Hai điểm nằm khác phía đối với điểm Y: T và Z; X và Z
c) 
Các đoạn thẳng: MN, MP, NP, MQ, NQ, PQ
Các đường thẳng phân biệt: MP, MQ, NQ, PQ.
Bài 2 
Bạn Ân, Bình, Cảnh nói chưa đúng vì T là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng MN nên T có thể trùng với M, có thể trùng với N và có thể nằm giữa hai điểm M và N.
Bài 3
a. Câu 1, 2 đúng và câu 3 sai
b. Các đoạn thẳng: AB, AC, AD, AE, BC, BE, BD, CE, CD, DE
HS thực hiện được n/v
D - Hoạt động vận dụng
* MT: Liên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành- luyện tập, trò chơi.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT động não.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến TH 
*ND: Làm bài 1,2,3/SHD
* PT t/c hđ:
-GV chia lớp thành các nhóm ( 2 bàn /1 nhóm), tổ chức cho HS chơi trò chơi "ai nhanh hơn" cho tất cả các nhóm. ND chơi: bài 1. Nhóm nào hoàn thành nhanh và đúng thì thắng cuộc. GV chọn 3 nhóm nhất, nhì, ba để tuyên dương.
- Bài 2, 3: GV giao HS về nhà hoặc giờ ra chơi thực hiện và chia sẻ với các bạn trong lớp.
- HS nhận n/v.
Bài 1
Bài 2.
Bài 3.
HS thực hiện được n/v.
E – Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* MT: HS tìm tòi, mở rộng được các kiến thức đã học.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: dạy học nêu và gq vấn đề, dạy học khám phá.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, động não.
*ND: Thực hiện mục E/SHD
* PT t/c hđ: 
- GV giao n/v cho hs về nhà qs, tìm hiểu qua người lớn, sách báo, internet để trả lời nd mục E/SHD và báo cáo kq vào đầu giờ sau.
- HS nhận n/v.
4. Củng cố: GV nhấn mạnh những kiến thức và kĩ năng mà hs cần nắm vững qua bài học, nhắc nhở những sai lầm hay mắc phải của hs để khắc phục.
5. HDVN: GV giao hs về nhà học lí thuyết và thực hiện các n/v gv đã giao; tìm hiểu trước bài 3: Độ dài đoạn thẳng. Trung điểm của đoạn thẳng.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 03 tháng 9 năm 2019
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_chuong_i_diem_duong_thang_doan_thang.doc