Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 15+16: Nửa mặt phẳng. Góc - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 15+16: Nửa mặt phẳng. Góc - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, 2 nửa mặt phẳng đối nhau; góc, góc bẹt; tia nằm giữa 2 tia, điểm nằm trong góc.

2. Kĩ năng:

Biết cách: Vẽ hình biểu diễn của mặt phẳng, nửa mặt phẳng. Biết đọc tên góc, đặt tên góc, sử dụng được kí hiệu góc.

Nhận biết và vẽ được tia nằm giữa hai tia.

3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.

* Năng lực và phẩm chất:

- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nửa mặt phẳng, góc, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: KHBH, SHD học, thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thực hành - luyện tập, nhóm, nêu và gq vấn đề,.

- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.

2. Học sinh: Vở, SHD học, thước thẳng, com pa, bảng nhóm.

 

doc 6 trang tuelam477 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 15+16: Nửa mặt phẳng. Góc - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/12/2019.
TUẦN 20-21
CHƯƠNG II: NỬA MẶT PHẲNG. GÓC. ĐƯỜNG TRÒN. TAM GIÁC
TIẾT 15, 16. NỬA MẶT PHẲNG. GÓC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, 2 nửa mặt phẳng đối nhau; góc, góc bẹt; tia nằm giữa 2 tia, điểm nằm trong góc.
2. Kĩ năng: 
Biết cách: Vẽ hình biểu diễn của mặt phẳng, nửa mặt phẳng. Biết đọc tên góc, đặt tên góc, sử dụng được kí hiệu góc.
Nhận biết và vẽ được tia nằm giữa hai tia.
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.
* Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nửa mặt phẳng, góc, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: KHBH, SHD học, thước thẳng, com pa, phấn màu, bảng phụ.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thực hành - luyện tập, nhóm, nêu và gq vấn đề,... 
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
2. Học sinh: Vở, SHD học, thước thẳng, com pa, bảng nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Tiết 15. (HĐ KĐ và HTKT)
Ngày dạy: 09/01/2020
1. Tổ chức lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: GV giới thiệu nội dung chương II
3. Bài mới:
Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt 
Dự kiến TH
A.B- HĐ khởi động và hình thành kiến thức
*Mục tiêu:
- Tạo hứng thú học tập.
- Biết các khái niệm: Nửa mặt phẳng, 2 nửa mặt phẳng đối nhau; góc, góc bẹt; tia nằm giữa 2 tia, điểm nằm trong góc.
- Biết cách: Vẽ hình biểu diễn của mặt phẳng, nửa mặt phẳng. Biết đọc tên góc, đặt tên góc, sử dụng được kí hiệu góc.
Nhận biết và vẽ được tia nằm giữa hai tia.
*Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, luyện tập- thực hành, dh phát hiện và gq vấn đề,...
- KTDH: KT khăn trải bàn, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ. 
* ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
Yêu cầu hs đọc phần 1a,b sau đó trả lời các câu hỏi sau vào bảng nhóm:
?Lấy ví dụ thực tế về hình ảnh của mặt phẳng?
? Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
? Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
Gv quan sát trợ giúp các nhóm nếu cần thiết
Sau thời gian 7 phút, giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung nếu có.
Gv chốt lại kt và yêu cầu hs vẽ nửa mặt phẳng bờ a vào vở
- GV y/c hs qs hình 17 và trả lời tại chỗ:
? Trên hình vẽ có mấy nửa mặt phẳng, gọi tên, gọi các tên khác của chúng?
? Kể tên các điểm nằm cùng phía, khác phía đối với đường thẳng a?
? Hai mặt phẳng trên có là hai mặt phẳng đối nhau không? Tại sao?
- HS thảo luận cặp đôi phần c và báo cáo.
Qua đó gv rút ra nhận xét về đoạn thẳng có hai đầu mút nằm khác phía, cùng phía với đường thẳng a.
1. Nửa mặt phẳng bờ a
a) Quan sát, nhận xét
Ví dụ:
- MP: Mặt bảng, trang giấy là h/a của mp
- Nửa mp: Dùng kéo cắt đôi trang giấy ta được hai nửa mặt phẳng.
b) Kết luận (SGK)
- Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
*) Cách gọi tên nmp: SHD trang 70
c) Luyện tập và ghi vào vở (H.18).
- Đoạn thẳng HK không cắt đường thẳng m.
- Đoạn thẳng HP cắt đt m.
HS thực hiện được n/v.
*ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
- Cho HS HĐ nhóm 2a: qs và nêu nx.
- HS qs và nêu được nx: Hai thân của compa hay hai kim của đồng hồ cho ta hình ảnh của hai tia chung gốc. 
- Cho HS hđ chung toàn lớp đọc kĩ nội dung 2b.
- HS quan sát H.20 và đọc các thông tin trong SHD
? Nêu cách gọi tên góc ở hình 20 và cách kí hiệu? Nêu cách vẽ góc?
HS TL.
 GV nhấn mạnh lại kiến thức về cách gọi tên, kí hiệu, cách vẽ góc.
? Góc bẹt là gì? 
- Em hãy nêu một số hình ảnh thực tế của góc, góc bẹt.
- Cho HS thảo luận cặp đôi 2c.
- HS qs hình 21 và đọc SHD. Sau đó hđ cá nhân vẽ các góc, viết tên góc, nêu tên đỉnh, tên cạnh từng góc và trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV: Trong trường hợp có nhiều góc, để phân biệt các góc người ta vẽ thêm một hay nhiều vòng cung nhỏ để nối hai cạnh của góc.
2. Góc
a) Quan sát hình vẽ.
H.19. Hình tạo bởi 2 thân của compa, 2 kim của đồng hồ, ... là hình ảnh của góc.
b) Kết luận (SGK)
- Góc là hình tạo bởi 2 tia chung gốc: Gốc chung của hai tia là đỉnh của góc. Hai tia là 2 cạnh của góc.
H.20a. điểm O là đỉnh, tia Ox, Oy là 2 cạnh của góc xOy.
Đọc: Góc xOy hoặc góc yOx hoặc góc O.
Kí hiệu tương ứng: .
H.20b.
Nếu M Ox ; NOy khi đó ta có thể đọc thay góc xOy là : Góc MON hoặc góc NOM.
- Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.
H.20c.
- Góc xOy là góc bẹt.
c) Đọc và làm theo (H.21).
Ví dụ : và 
HS thực hiện được n/v.
Tiết 16. (HĐ hình thành kiến thức + Luyện tập + Vận dụng + Tìm tòi, mở rộng)
Ngày dạy: 16/01/2020
KT sĩ số: 
* ND: Tìm hiểu mục A.B.1/SHD
* PT t/c hđ:
HĐ nhóm: HS làm phần 3a trên bảng phụ.Yêu cầu HS thảo luận nhóm cách xác định tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox; Oy không?
GV: theo dõi, hỗ trợ HS làm và chốt. 
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 3b
HS: Đọc, nêu được dấu hiệu nhận biết một tia nằm giữa hai tia; một điểm nằm bên trong góc cho trước.
-HĐ cặp đôi: Làm phần 3c.
GV: theo dõi, gọi cặp đôi làm nhanh, đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
GV: Cho hình vẽ sau: Có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không?
HS: trả lờiàGV chốt.
GV: Vẽ góc xOy, vẽ điểm M, N, P nằm trong góc xOy
? Có bao tia nằm giữa 2 tia Ox và Oy?
? Vẽ được bao nhiêu điểm nằm bên trong góc xOy, bao nhiêu tia nằm giữa 2 cạnh của góc cho trước.
GV: Chốt: Dấu hiệu nhận biết, cách vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy.
3. Tia nằm giữa 2 tia. Điểm nằm bên trong góc.
a) Đọc và làm theo hướng dẫn
Trường hợp a, b tia Oz cắt đoạn thẳng MN
Trường hợp c tia Oz không cắt đoạn thẳng MN
Kết luận: SGK/trang 71
Luyện tập
H24b: Tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox và Oy vì tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm O nằm giữa M và N.
H24c: Tia Oz không nằm giữa 2 tia Ox và Oy vì tia Oz không cắt đoạn thẳng MN.
HS thực hiện được n/v.
C. HĐ luyện tập
*MT: HS vận dụng được kiến thức đã họcvề tia để làm một số các bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dh phát hiện và gq vấn đề, luyện tập- thực hành, dh hợp tác nhóm nhỏ, ...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT động não, đặt câu hỏi, KT giao n/v.
*ND: Làm bài phần C/SHD
* PT t/c hđ: 
Cho HS hđ nhóm làm bài 1, 2 trên phiếu học tập.
Học sinh thảo luận nhóm rồi hoàn thành vào phiếu học tập.
GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ học sinh.
GV kiểm tra các nhóm thực hiện và nhận xét.
Bài 1
-.........góc xOy......đỉnh của góc,......2 cạnh của góc.
-.....S, ..... SR và ST
-...... 2 cạnh là 2 tia ......
Bài 2
Hình
Tên góc
(viết thông thường)
Tên đỉnh
Tên cạnh
Tên góc
(viết kí hiệu)
25a
Góc yCx hoặc
góc xCy or góc C
C
Cx, Cy
25b
Góc M,
góc N,
góc P
M, N, 
P
MN, MP
NM, NP
PM, PN
25c
Góc P,
góc S
P, S
Px, Py
Sy, Sz
HS thực hiện được n/v.
D.E- HĐ vận dụng và tìm tòi, mở rộng
* MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống và tìm tòi, mở rộng các kt có liên quan.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, KT động não.
*ND: Thực hiện các n/v mục D.E/SHD
* PT t/c hđ:
- HĐ chung cả lớp: Làm bài 1: Tìm xung quanh em hình ảnh hai nửa mặt phẳng có bờ chung; góc.
GV: theo dõi, gọi HS chia sẻ trước lớp.
-HĐ chung cả lớp: Làm bài 2
GV: theo dõi, vẽ hình lên bảng, gọi HS chia sẻ trước lớp.
GV chốt, mở rộng : Tìm số góc được tạo thành từ n tia chung gốc không đối nhau? 
Một số ví dụ.
2) Có 3 góc.
HS thực hiện được n/v.
4. Củng cố: 
- GV cho hs HĐ chung cả lớp nêu các kiến thức cần nhớ trong bài.
5. HDVN: 
- GV giao hs về nhà học lí thuyết, ôn lại các k/n về góc, góc bẹt, điểm nằm trong góc,...
- Chuẩn bị thước đo góc.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 06 tháng 01 năm 2020
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_1516_nua_mat_phang_goc_nam_hoc_2.doc