Giáo án Hóa học Lớp 7 - Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được đặc điểm vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; khái niệm vể liên kết cộng hoá trị, liên kết ion, electron góp chung, sự cho - nhận electron; chất ion và chất cộng hoá trị.
-Tim hiểu tự nhiên: Quan sát một số phân tử trong tự nhiên (hydrochloric acid, calcium chloride, ethanol, .) thông qua các hình ảnh mô phỏng cấu trúc phân tử.
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được một số nguyên tố khí hiếm; loại liên kết có trong các phân tử; chất ion, chất cộng hoá trị và ứng dụng của nó trong đời sổng.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 7 - Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC ( Thời gian thực hiện: 4 tiết) I.Mục tiêu 1.Năng lực: a) Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về vỏ nguyên tử của một số nguyên tổ khí hiếm; sự hình thành liên kết cộng hoá trị; sự hình thành liên kết ion .Tự tìm hiểu sự khác nhau về một số tính chất của chất ion và chất cộng hoá trị. - Giao tiếp và hợp tác: +Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt vế liên kết hoá học; chất ion và chất cộng hoá trị. +Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo tốt. - Giải quyết vấn đế và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tốt nhất. b) Năng lực khoa học tự nhiên Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được đặc điểm vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm; khái niệm vể liên kết cộng hoá trị, liên kết ion, electron góp chung, sự cho - nhận electron; chất ion và chất cộng hoá trị. -Tim hiểu tự nhiên: Quan sát một số phân tử trong tự nhiên (hydrochloric acid, calcium chloride, ethanol, ...) thông qua các hình ảnh mô phỏng cấu trúc phân tử. -Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận biết được một số nguyên tố khí hiếm; loại liên kết có trong các phân tử; chất ion, chất cộng hoá trị và ứng dụng của nó trong đời sổng. 2. Phẩm chất : - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân; - Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành; - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi; Dạy học nêu và giải quyết vấn để thông qua câu hỏi trong SGK. Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, khai thác mô hình, hình ảnh mô phỏng; Kĩ thuật phòng tranh, mảnh ghép; Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP 1 Tên TN Các bước tiến hành Hiện tượng Kết luận TN 1: Kn hòa tan trong nước và khả năng dẫn điện của muối ăn , đường tinh luyện . Lấy 2 cốc 1 và 2. -Bước 1 :Cho nước cất vào 2 cốc 1 và 2. +Cho 1 thìa muối vào cốc 1. +Cho 1 thìa đường vào cốc 2 -Bước 2: Khuấy nhẹ từng cốc rồi quan sát. -Bước 3: Đưa dụng cụ thử khả năng dẫn điễn vào từng cốc rồi quan sát khả năng dẫn điện của từng dung dịch PHIẾU HỌC TẬP 2 Tên TN Các bước tiến hành Hiện tượng Kết luận TN2: So sánh khả năng bền nhiệt của muối và đường tinh luyên. Lấy 2 ống nghiệm 1và 2, đèn cồn -Bước 1 : +Cho 1 thìa muối vào ống nghiệm 1. +Cho 1 thìa đường vào ống nghiệm 2 -Bước 2: Dùng bật lửa châm đèn cồn, tiến hành đun các ống nghiệm rồi quan sát. -Bước 3: Sau 2 phút, tắt đèn cồn và ghi lại hiện tượng. III. Tiến trình dạy học Khởi động a.Mục tiêu: Dẵn dắt vào bài mới . b.Nội dung: GV đưa hình ảnh một số các nguyên tố khí hiếm như Ne , Ar , . Khí O2 , chất NaCl. à Đặt câu hỏi: Ở điều kiện thường , các nguyên tố khí hiếm thường trơ , bền và chỉ tồn tại độc lập , trong khi các nguyên tử của nguyên tố khác lại có xu hướng kết hợp nhau.Vậy chúng kết hợp theo quy tắc nào? c. Sản phẩm: Hình ảnh liên kết cộng hóa trị trong phân tử O2, liên kết ion trong phân tử NaCl. d. Tổ chức thực hiện: HS trả lời cá nhân đúng /sai à Vào bài mới B. Hình thành kiến thức mới : Tiết 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu vỏ nguyên tử khí hiếm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho 4 nhóm: Tìm hiều về nhóm nguyên tố khí hiếm -Nhận nhiệm nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm quan sát h 6.1 trong SGK tìm hiểu các nguyên tố khí hiếm về các nội dung: + Ví trí trên BTH. + Số electron lớp ngoài cùng. + Vỏ của các nguyên tử có điểm giống và khác nhau gì , trừ helium? Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: Các nguyên tố khí hiếm: + Giống nhau: Đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng. + Khác nhau: số lớp electron khác nhau (tăng dẩn: 1 lớp, 2 lớp,...). Nhóm 1,2 trình bày kết quả Nhóm3,4 nhận xét Tổng kết ( ND ghi bảng) Vỏ nguyên tử của các nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, riêng helium ở lớp ngoài cùng chỉ có 2 electron. GV mở rộng cho HS:(phần mở rộng SGK) Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống với nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron. + Các nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e lớp ngoài cùng. + Nguyên tử của các nguyên tố phi kim thường có khuynh hướng nhận thêm hoặc góp chung e để có lớp e ngoài cùng bề vững à Chính là cơ sở để hình thành các liên kết hóa học. HS ghi bài HS đọc phần mở rộng Hoạt động 2: Mô tả sự tạo thành ion dương, ion âm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: quan sát hình 6.2, 6.3 (2 HS): + mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium + mô tả sự tạo thành ion chloride, oxide . -Nhận nhiệm nhiệm vụ + Từ bàn 1à bàn 4 : mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium + Từ bàn 5 à bàn 8: mô tả sự tạo thành ion chloride, oxide ion magnesium Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm quan sát H 6.2 , 6.3 trong SGK tìm hiểu nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của ion này giống sự phân bổ electron của nguyên tử khí hiếm nào?. Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: Nguyên tử sodium nhường 1 electron ở lớp electron ngoài cùng tạo thành ion sodium; nguyên tử magnesium nhường 2 electron ở lớp electron ngoài cùng tạo thành ion magnesium. Số e lớp ngoài cùng của các ion này đều bằng 8; sự phân bố e của 2 ion này giống sự phân bố e của nguyên tử khí hiếm Ne Nguyên tử chlorine nhận thêm 1 electron vào lớp electron ngoài cùng tạo thành ion chloride; nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron vào lớp electron ngoài cùng tạo thành ion oxide Số electron lớp ngoài cùng của các ion này đều bằng 8; sự phân bố electron của ion oxide và ion chloride giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm Ne và Ar. Nhóm bàn 1,2 trình bày kết quả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium. Nhóm bàn 5,6 trình bày kết quả sự tạo thành ion chloride, oxide . Nhóm khác nhận xét. Tổng kết (ND ghi bảng) Nguyên tử kim loại khi nhường e sẽ tạo thành ion dương tương ứng. Nguyên tử phi kim nhận e sẽ tạo thành ion âm tương ứng. HS ghi bài Hoạt động 3: Luyện tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho nhóm nhỏ ( 2 HS): + Xác định vị trí của Al, Ca , S, N trên BTH và vẽ sơ đồ tạo thành ion Al3+, Ca2+,S 2+, F1- của các nguyên tử trên. -Nhận nhiệm nhiệm vụ + Dãy 1,2 : nguyên tử Al, S + Dãy 3,4 : nguyên tử Ca, F Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Ví trí các nguyên tố này trong BTH à XĐ số lớp 3 và số e lớp ngoài cùng . Trên cơ sở đó XĐ số e nhường hoặc nhận thêm của các nguyên tử . + Vẽ sơ đồ nguyên tử và sơ đồ ion. Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: Các nhóm báo cáo à GV NX sau đưa sơ đồ chuẩn. Nguyên tử aluminium (Al) lon aluminium (Al3+) Nguyên tử calcium (Ca) lon calcium (Ca2+) Nguyên từ sulfur (S) lon sulfide (S2_) Sơ đồ tạo thành ion F1- 1e F F1- Cá nhân HS vẽ vào vở Nhóm khác nhận xét. Tổng kết (ND ghi bảng) GV chốt lại sơ đồ đúng HS sửa lại nếu sai. Tiết 2: Hoạt động 4:Tìm hiểu sự hình thành liên kết ion. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho nhóm: quan sát Hình 6.4 trong SGK mô tả quá trình tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride Nêu 1 số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống. -Nhận nhiệm nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: + Nguyên tử Na thường tạo được ion nào? à XĐ số lớp 3 và số e lớp ngoài cùng . + Nguyên tử Clo thường tạo được ion nào? + Hiện tượng gì khi 2 ion của 2 nguyên tử này ở gần nhau? Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: + Nguyên tử Na nhường 1e tạo ion dương Na1+ . Nguyên tử Cl nhận 1e tạo ion âm Cl1- . Hai ion này trái dấu hút nhau tạo thành liên kết ion. + Sodium chloride có nhiều ứng dụng : * Trong công nghiệp: sản xuất giấy , thuốc nhuộm, xà phòng, chất tẩy rửa , sản xuất xút . * Trong nông nghiệp và đời sống: bảo vệ thực phẩm, làm gia vị * Trong y tế : Sát trùng vết thương, pha huyết thanh, chữa viêm họng, Cá nhân HS vẽ vào vở Nhóm khác nhận xét. Tổng kết (ND ghi bảng) Liên kết ion là liên kết giũa ion dương và ion âm . Các ion dương và ion âm đơn nguyên tử có lớp e ngoài cùng giống với nguyển tử của nguyên tố khí hiếm. HS sửa lại nếu sai. Hoạt động 5: Tìm hiểu sự tạo thành liên kết công hóa trị Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho nhóm: trả lời các câu hỏi 5,6,7 SGK Dựa vào Bảng tuần hoàn, h 6.5 hãy chỉ ra nguyên tổ khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen? Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gẩn nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì? - Dựa hình 6.6, 6.7 cho biết số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? - Nhận xét về sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen và oxygen? - -Nhận nhiệm nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hỗ trợ HS Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: Nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen là He; Nguyên tổ khí hiếm gẩn nhất của oxỵgen là Ne (tương ứng Hình 6.5). Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, thì: Nguyên tử hydrogen có xu hướng thêm 1 electron để vỏ ngoài cùng có 2 electron. Nguyên tử oxygen có xu hướng thêm 2 electron để vỏ ngoài cùng có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử H trong phân tử hydrogen là 2, giống khí hiếm He. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử O trong phân tử oxygen là 8, giống khí hiếm Ne. Mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron tạo thành phân tử hydrogen (gồm 2 nguyên tử H). Mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành phân tử oxygen (gổm 2 nguyên tử O). Tương tự GV hướng dẫn HS qs H6.8 trả lời câu hỏi 8,9 SGK GV chốt : Trong phân tử nước, mỗi nguyên tử H dùng chung với nguyên tử O là 1e à 2 nguyên tử H dung chung với nguyên tử O là 2e Cá nhân HS vẽ vào vở Nhóm khác nhận xét. HS n/c cá nhân trả lời Tổng kết (ND ghi bảng) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi sự dung chung electron giữa 2 nguyên tử . Liên kết cộng hóa trị thường là liên kết giữa 2 nguyên tử của nguyên tố phi kim với phi kim. GV mở rộng cho HS HS ghi bài HS đọc phần mở rộng Tiết 3: Hoạt động 6: Luyện tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho nhóm: thực hiện phần luyện tập và mở rộng SGK trang 39, 41 - BT1:Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử hợp chất magnesium oxide, calcium chloride. NX về liên kết vẽ được . - BT2: Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử ammonia, methane, chloride NX về liên kết vẽ được . Nhận nhiệm nhiệm vụ + nhóm 1,2 thực hiện BT 1. + Nhóm 3,4 thực hiện BT 2 Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh mô phỏng hỗ trợ HS vẽ Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: + Chiếu kết quả chuẩn sau khi chữa bài của HS + GV có thể cho điểm phần bài làm của các nhóm Các nhóm báo cáo Nhóm khác nhận xét.( NX chéo) Tổng kết (ND ghi bảng) Hợp chất magnesium oxide, calcium chloride thuộc liên kết ion -Phân tử chlorine, ammonia, methane, chloride thuộc liên kết cộng hóa trị. GV mở rộng cho HS về khí methane HS ghi bài HS đọc phần mở rộng Hoạt động 7: Tìm hiểu về ứng dụng của Calcium , khí Methane trong đời sống và công nghiệp. Giao nhiệm vụ: cho nhóm: tìm hiểu : - Ứng dụng của Calcium chloride , khí Methane trong đời sống và công nghiệp. Nhận nhiệm nhiệm vụ + nhóm 1,2 tìm hiểu về calcium chloride + Nhóm 3,4 tìm hiểu về methane . Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn hỗ trợ HS khai thác thông tin qua sách vở , báo chí, mạng internete Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả: + Chiếu kết quả chuẩn sau khi chữa bài của HS + GV có thể cho điểm phần bài làm của các nhóm Các nhóm báo cáo nhóm 1,2: trình bày bằng powpove. Nhóm 3,4 trình bày bằng bảng nhóm Nhóm khác nhận xét.( NX chéo) Tổng kết (ND ghi bảng) Ứng dụng của calcium chloride Dùng làm khô trong quy trình chế biến thực phẩm đóng hộp và và các tinh bột. Làm chất chống đông trên mặt đường ở các quốc gia ôn đới hoặc làm chất chống bụi, diệt nấm mốc. trong xây dựng là chất làm tang thời gian đông của bê tông. Trong nông nghiệp: ứng dụng trong tiêu nước và xsuwr lí nước thải công nghiệp, úng dụng trong thết bị cứu hỏa. Ứng dụng của methane: -Làm nhiên liệu : Đun nấu thay cho các loại nhiên liệu khác, thắp sáng -Trong công công nghiệp dung nhiều trong phản ứng hóa công nghiệp, làm nguyên liệu xản xuất hydrogen, methanol, acetic acid và acetic anhydride HS ghi bài Tiết 4: Hoạt động 8: Tìm hiểu về chất ion và chất cộng hóa trị Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho nhóm đôi/ bàn : + Quan sát hình 6.9 trả lời câu hỏi 10,11 trong SGK Chất Sodium chloride , calcium chlorid, magnesium oxide được tạo thành từ các ion nào ? liên kết nào? Ở đk thường các chất này ở thể gì? Chất khí hydrogen, oxygen, nước, ammonia được tạo thành từ các iom nào? Liên kết nào? Ở đk thường các chất này ở thể gì? -Nhận nhiệm nhiệm vụ + nhóm bàn chẵn trả lời câu hỏi 10. + Nhóm bàn lẻ trả lời câu hỏi 11. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GVchiếu hình ảnh mô phỏng liên kết trong phân tử các chất để HS QS , hỗ trợ HS trả lời Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm quan sát hình rồi trả lời theo gợi ý Báo cáo kết quả: Chất Sodium chloride , calcium chlorid, magnesium oxide: được tạo thành từ các ion dương và âm , liên kết trong phân tử là lk ion à Chất ion Chất khí hydrogen, oxygen, nước, ammonia liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị.--> Chất cộng hóa trị 2 nhóm báo cáo kết quả . Các nhóm khác nhận xét Tổng kết (ND ghi bảng) Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion. Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị ở điều kiện thường , chất ion thường ở thể rắn, chất cộng hóa trị thường ở thể rắn, lỏng hoặc khí GV mở rộng cho HS HS ghi bài Hoạt động 8: Tìm hiểu một số tính chất của chất ion , chất cộng hóa trị Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: cho 4 nhóm làm thí nghiệm 1,2 SGK TN 1: Kn hòa tan trong nước và khả năng dẫn điện của muối ăn , đường tinh luyện . TN2: So sánh khả năng bền nhiệt của muối và đường tinh luyên. -Nhận nhiệm nhiệm vụ + nhóm 1,3 làm thí nghiệm 1 + Nhóm 2,4 làm thí nghiệm 2 . Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GVchiếu các bước tiến hành TN và PHT1 và 2 các nhóm hoàn thành Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm làm TN , hoàn thành PHT Báo cáo kết quả: GV chữa và chốt PHT của các nhóm Y/c HS NX về tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị. GV tổng kết. 2 nhóm báo cáo kết quả . Các nhóm khác nhận xét Tổng kết (ND ghi bảng) Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn điện được. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt, một số chất tan trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện. GV cho HS làm phần luyện tập SGK trang 44. Chất A : là chất ion. Chất B là chất cộng hóa trị. GV y/c HS n/c phần mở rộng HS ghi bài HS làm cá nhân phàn LT HS n/c cá nhân C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm Nêu được vai trò
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_7_bai_6_gioi_thieu_ve_lien_ket_hoa_hoc.docx