Giáo án Hoạt động thực hành trải nghiệm Lớp 6 - Tiết 16+17: Tấm thiệp và phòng học của em

Giáo án Hoạt động thực hành trải nghiệm Lớp 6 - Tiết 16+17: Tấm thiệp và phòng học của em

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhớ lại kiến thức về các hình phẳng, các công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.

- Hiểu hơn về ý nghĩa của tấm thiệp và biết cách làm tấm thiệp.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Ứng dụng kiến thức đã học về các hình phẳng trong thực tiễn vào thủ công, mĩ thuật,.

+ Ứng dụng kiến thức về diện tích, chu vi các hình học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tế.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

*HS KT: Cùng các bạn thực hành

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Kế hoạch bài dạy, kéo cắt giấy, bìa A4, thước thẳng, băng dính hai mặt, thước dây, máy tính cầm tay

2 . HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, kéo cắt giấy, bìa A4, thước thẳng, băng dính hai mặt, thước dây, máy tính cầm tay, SGK; các tổ trưởng kiểm tra đồ dùng mà GV đã giao nhiệm vụ từ buổi trước để báo cáo GV.

 

doc 6 trang huongdt93 04/06/2022 5440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động thực hành trải nghiệm Lớp 6 - Tiết 16+17: Tấm thiệp và phòng học của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../ .. /.......
Ngày dạy: 6A 
 6B 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
TIẾT 16+17: TẤM THIỆP VÀ PHÒNG HỌC CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ lại kiến thức về các hình phẳng, các công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Hiểu hơn về ý nghĩa của tấm thiệp và biết cách làm tấm thiệp.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Ứng dụng kiến thức đã học về các hình phẳng trong thực tiễn vào thủ công, mĩ thuật,...
+ Ứng dụng kiến thức về diện tích, chu vi các hình học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tế.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
*HS KT: Cùng các bạn thực hành
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: Kế hoạch bài dạy, kéo cắt giấy, bìa A4, thước thẳng, băng dính hai mặt, thước dây, máy tính cầm tay
2 . HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, kéo cắt giấy, bìa A4, thước thẳng, băng dính hai mặt, thước dây, máy tính cầm tay, SGK; các tổ trưởng kiểm tra đồ dùng mà GV đã giao nhiệm vụ từ buổi trước để báo cáo GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 16
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: 
- Nhắc lại kiến thức, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành.
- HS hình thành động cơ học tập và hình dung được nội dung bài học.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung kiến thức đã học.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV đặt vấn đề: Trong chương “Một số hình phẳng trong thực tiễn”, các em đã được làm quen, tìm hiểu các hình phẳng nào? Hãy ghi nhớ thật nhanh và nhắc lại cho các bạn nghe.
+ GV dẫn dắt, đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:
Nêu lại công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
Nêu lại công thức tính chu vi và diện tích hình vuông.
+ GV trình chiếu Slide một số mẫu tấm thiệp và cho HS thảo luận nhóm, trao đổi nêu ý nghĩa của tấm thiệp trong cuộc sống. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời, hoàn thành yêu cầu của GV.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đối với mỗi câu hỏi, 1HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Đối với câu hỏi thảo luận nhóm, HS trao đổi và giơ tay trình bày tại chỗ, các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung.
+ GV: quan sát, kiểm tra, bao quát HS.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành: “ Tấm thiệp là một sự gửi trao yêu thương, là tình cảm không thể hiện bằng lời nói. Bài thực hành hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách làm thiệp để tặng những người thân yêu nhân dịp đặc biệt” => Bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG – THỰC HÀNH
Hoạt động: Tấm thiệp của em
a) Mục tiêu: 
- Kết nối kiến thức, kĩ năng hình học đối với mĩ thuật, thủ công 
- HS sử dụng những kiến thức, kĩ năng về vẽ hình vuông, hình chữ nhật, gấp giấy, cắt dán làm tấm thiệp.
Từ hoạt động này, GV có thể tạo những chuỗi hoạt động có ý nghĩa giáo dục trong các sự kiện trong năm của lớp.
b) Nội dung: HS dựa vào các bước thực hành trong SGK tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV
c) Sản phẩm: Kết quả thực hành của HS : Hoàn thành được sản phẩm tấm thiệp.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV nêu lại dụng cụ cần có trong bài thực hành và kiểm tra các tổ, cá nhân đã chuẩn bị vật liệu mà GV đã giao đầy đủ chưa thông qua báo cáo của các tổ trưởng, nhóm trưởng.
+ GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu các bước thực hiện, sau đó trao đổi nhóm nói cho nhau nghe cách làm và đại diện HS có thể trình bày trước lớp.
Bước 1: Vẽ rồi cắt một hình vuông có cạnh 20cm từ tờ bìa A4.
Bước 2: Gấp đôi hình vuông (vừa cắt) thành hai hình chữ nhật chồng khít
lên nhau.
Bước 3: Vẽ và cắt các hính sau từ giấy màu:
2 hình chữ nhật kích thước 1cm×4cm.
2 hình chữ nhật kích thước 1cm×3cm.
2 hình chữ nhật kích thước 1cm×2cm.
Bước 4: Dán các hình vừa cắt vào mặt trước của tờ bìa gấp đôi (ở Bước2)
theo mẫu dưới đây:
Bước 5: Viết chữ “Chúc mừng” 
Bước 6: Ghi nội dung chúc mừng phù hợp vào mặt trong của thiệp.
+ GV hướng dẫn lần lượt từng bước và cho HS hoạt động cá nhân thực hiện các bước.
+ GV tổ chức trưng bày giới thiệu sản phẩm của HS, giáo dục HS về ý nghĩa chiếc thiệp chúc mừng, nội dung viết trong thiệp.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cá nhân thực hiện lần lượt các bước dưới sự hướng dẫn của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS trong quá trình làm..
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS sau khi hoàn thành sản phẩm, nộp lại sản phẩm cho GV trưng bày trước lớp.
+ GV trưng bày sản phẩm của một số HS và cho các HS khác nhận xét. ( Tam giác đã đều chưa, hình chữ nhật đã chuẩn kích thước chưa .)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động qua phiếu sau:
Yêu cầu
Xác nhận
Có
Không
Có chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành không
Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, tam giác đều theo đúng kích thước yêu cầu.
Gấp được giấy theo đúng yêu cầu.
Dán, trang trí được các hình vào mặt trước tờ bìa.
Nội dung chúc mừng có phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
	a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
	b) Nội dung: GV hướng dẫn và giao bài tập về nhà.
	c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
 	d) Tổ chức thực hiện: 
	- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* HDVN:
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
- Làm tấm thiệp chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Mỗi tổ chuẩn bị 2 thước dây.
	- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	HS về nhà hoàn thành tấm thiệp
	- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
	+ GV kiểm tra sản phẩm của HS ở tiết sau.
	- Bước 4: Kết luận, nhận định
	 - GV nhận xét, đánh giá các sản phầm của HS
TIẾT 17
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: 
- Kiểm tra tấm thiệp giao về nhà ở tiết trước của HS
b) Nội dung: Kiểm tra sản phẩm tấm thiệp của HS
c) Sản phẩm: HS nộp sản phẩm làm ở nhà
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV kiểm tra sản phẩm tấm thiệp giao về nhà của HS.
+ GV nhận xét 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS giới thiệu sản phầm đã làm ở nhà
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đối với mỗi sản phẩm các học sinh khác nhận xét.
+ GV: quan sát, kiểm tra, nhận xét.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG – THỰC HÀNH
Hoạt động: Kiểm tra phòng học đạt chuẩn mức về ánh sáng
a) Mục tiêu :
- Ứng dụng kiến thức về diện tích, chu vi các hình đã học để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tế.
- HS biết công thức đạt mức chuẩn về ánh sáng trong phòng học.
- HS có cơ hội trải nghiệm về đo đạc, tính toán về diện tích các tứ giác đơn giản đã học trong thực tế.
b) Nội dung: HS dựa vào SGK và tiến hành dưới sự hướng dẫn của GV
c) Sản phẩm: Hoàn thành được câu hỏi ?: Lớp học của em có đạt mức chuẩn về ánh sáng không ?
d) Tổ chức thực hiện :
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
+ GV yêu cầu HS để những dụng cụ cần thiết đã chuẩn bị cho hoạt động này ra mặt bàn.
+ GV lưu ý cho HS : “Một gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa không nhỏ hơn 20% diện tích nền nhà”.
+ GV phân công chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra nhiệm vụ yêu cầu các nhóm nghiên cứu phương án thực hiện :
Thực hiện đo và tính diện tích nền của phòng học (S1).
Đo và tính tổng diện tích các cửa gồm cửa ra vào, cửa sổ ( S2)
Áp dụng công thức tính chỉ số mức ánh sáng của phòng học : A = 
So sánh chỉ số A với 20 để kết luận việc đạt mức chuẩn về ánh sáng của
phòng học : 
Nếu A phòng học không đủ ánh sáng ( không đạt mức chuẩn về ánh sáng). 
Nếu A ≥ 20 => phòng học đủ ánh sáng.
+ Nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho cá nhân các thành viên trong tổ và thực hành đo đạc.
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm thực hiện lần lượt yêu cầu của GV, các cá nhân thực hiện hoạt động theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. (GV chú ý cho HS một số vấn đề liên quan đến cách đo, những yêu cầu an toàn khi thực hiện)
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Các nhóm điền kết quả vào tờ giấy và sau khi hoàn thành đại diện nhóm báo cáo kết quả cho GV.
+ Các nhóm khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, rút kinh nghiệm kết quả hoạt động qua phiếu sau:
Biểu hiện
Đánh giá (thang điểm 10)
Đo và tính đúng diện tích nền của phòng học
3 điểm
Đo và tính đúng tổng diện tích các cửa gồm cửa ra vào, cửa sổ.
3 điểm
Áp dụng đúng và tính đúng chỉ số mức ánh sáng của phòng học theo công thức.
3 điểm
So sánh chỉ số A với 20 và kết luận đúng việc đạt mức chuẩn về ánh sáng của phòng học.
1 điểm
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
	a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
	b) Nội dung: GV hướng dẫn và giao bài tập về nhà.
	c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
 	d) Tổ chức thực hiện: 
	- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* HDVN:
- Đo diện tích nền nhà em.
- Tìm hiểu và đọc trước bài sau ‘Sử dụng máy tính cầm tay’ 
	- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
	HS về nhà đo diện tích nền nhà.
	- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
	+ GV kiểm tra sản phẩm của HS ở tiết sau.
	- Bước 4: Kết luận, nhận định
	 - GV nhận xét, đánh giá các sản phầm của HS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_thuc_hanh_trai_nghiem_lop_6_tiet_1617_tam.doc