Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6 - Tiết 1: Trường học mới của em - Năm học 2021-2022 - Lê Công Kiên

Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6 - Tiết 1: Trường học mới của em - Năm học 2021-2022 - Lê Công Kiên

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.

2. Về năng lực

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; Kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.

- Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kỹ năng kết bạn với những người bạn mới; Hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; Cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp

- Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.

- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là học sinh của trường; Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.

- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.

 

doc 5 trang Dương Tử Quỳnh 03/06/2022 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Lớp 6 - Tiết 1: Trường học mới của em - Năm học 2021-2022 - Lê Công Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25 tháng 08 năm 2021 
Họ và tên giáo viên: Lê Công Kiên
Tổ chuyên môn: Tiếng Anh, Nghệ Thuật, Giáo Dục Thể Chất, Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp
TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ 1 TRƯỜNG HỌC CỦA EM
Tiết 1: Trường Học mới của em
Môn học: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngôi trường mới mà em theo học.
2. Về năng lực
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; Kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.
- Giao tiếp với hợp tác: Hình thành kỹ năng kết bạn với những người bạn mới; Hợp tác với các bạn trong lớp và các hoạt động; Cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: Tự xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp
- Thích ứng với cuộc sống: Tự tin và thích ứng với môi trường học tập mới.
- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Lập kế hoạch hoạt động.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Yêu quý và tự hào về trường, tự hào là học sinh của trường; Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn công trình, cảnh quan sư phạm của nhà trường.
- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những thông tin về trường trung học cơ sở mà các em theo học.
- Chuẩn bị giấy A4, A0, giấy nhớ, giấy màu, giấy bìa, bìa cứng, bút dạ, bút bi, bút chì, bút màu, ghim, nam châm, hồ dán, 
- Những lá thăm ghi tên các hoạt động trong nhà trường.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc trước bài học theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 (5 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh nói lên được những cảm xúc của mình trước khi trở thành học sinh lớp 6.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ cặp đôi về nội dung sau:
- Vào lớp 6 em cảm thấy vừa vui mừng nhưng cũng rất lo lắng, hồi hộp, 
+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới? (ví dụ: hồi hộp, hào hứng, lo lắng )
- Cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến môi trường mới: Hồi hộp, hào hứng, lo lắng, 
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận, thảo luận.
- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Giáo viên mời học sinh chia sẻ trước lớp những cảm xúc ấy của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Những cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức thì cũng xen lẫn những hồi hộp, băn khoăn, Tất cả những cảm xúc ấy cùng là những kỷ niệm đẹp của ngày đầu đến trường sẽ là những kí ức không thể nào quên.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về trường học mới của em (17 phút)
a) Mục tiêu: Học sinh giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà em đang theo học.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Học sinh chia sẻ trường học mới.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
2. Giới thiệu về trường học mới của em
- Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 người
- Lịch sử hình thành của trường.
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận và sử dụng sơ đồ tư duy để giới thiệu về ngôi trường trung học cơ sở mà các em đang học.
- Mô tả về trường: địa chỉ trường, các tòa nhà, lớp học, khung cảnh xung quanh trường, 
- Giáo viên hướng dẫn, gợi ý các nhóm học sinh thảo luận theo các nội dung sau:
+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường
+ Một tả cảnh quan, khuôn viên của nhà trường
+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?
+ Những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới?...
- Những ấn tượng, cảm xúc về ngôi trường mới.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận, thảo luận 
- Giáo viên quan sát học sinh thảo luận, hỗ trợ học sinh khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Kết thúc thời gian thảo luận, giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.
- Giáo viên và các bạn học sinh trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Mỗi môi trường đều có truyền thống xây dựng và phát triển cùng với những đặc điểm của riêng mình. Tham gia với hoạt động tìm hiểu nhà trường sẽ giúp các em thêm yêu quý ngôi trường mà mình theo học. Mỗi học sinh có quyền tự hào về ngôi trường mà các em theo học. Chúng ta cần có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn và xây dựng nhà trường.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút)
a) Mục tiêu
Biết được những nét nổi bậc của trường, có ý thức tự giác tham gia xây dựng truyền thống nhà trường. Học sinh tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi truongf mới. Thiết lập các mối quan hệ với bạn bè.
b) Nội dung
- Tìm hiểu về trường cụ thể như: Cơ sở vật chất, Đội ngũ giáo viên, Số lớp học, tổng số lớp, Tìm hiểu và truyền thống dạy – học của nhà trường, các hoạt động phong trào,...
- Một số câu hỏi
+ Câu 1: Trường có bao nhiêu dãy phòng học?
+ Câu 2: Nhà xe, nhà vệ sinh của học sinh ở vị trí nào?
+ Câu 3: Thầy/ cô giáo trong Ban giám hiệu gồm những ai?
c) Sản phẩm
- Dự kiến đáp án trả lời
+ Câu 1: Trường THCS Lê Lợi có 3 dãy phòng.
+ Nhà xe và nhà vệ sinh ở phía sau dãy phòng học số 2.
+ Câu 3: Ban giám giám gồm có 2 thầy cô giáo.
d) Tổ chức thực hiện
- Học sinh thực hiện làm việc theo nhóm; sau đó cử đại diện lên trình bày.
- Đặt thêm câu hỏi; học sinh khác trong lớp nếu biết có thể xin trả lời; học sinh khác cho nhận xét, nếu sai có thể trả lời lại cho đúng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 6 phút)
a) Mục tiêu
Học sinh có thêm kiến thức về ngôi trường mới, từ đó có thay đổi điều chỉnh bản thân để phù học trong ngôi trường mới. Từ đó sẽ học tập và rèn luyện tốt hơn.
b) Nội dung
Từ những hiểu biết qua bài học yêu cầu học sinh phải thực hiện tốt các nội quy của nhà trường; góp phần xây dựng trường ngày càng phát triển “Cảnh quan - xanh - sạch đẹp; dạy tốt - học tốt”.
c) Sản phẩm
- Phải biết kính trọng thầy cô giáo, yêu trường mến lớp, đoàn kết giúp đỡ nhau để học sinh trong trường cùng phát triển. 
	- Biết gìn giữ tài sản nhà trường, để xe đúng quy định; không đi ngoài, phóng uế bừa bãi, 
d) Tổ chức thực hiện
Học sinh về nhà tìm hiểu thêm các thông tin khác về trường mới. Từ đó có thể cùng chia sẻ thông tin với nhau với học sinh khác, để có thêm hiểu biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_huong_nghiep_lop_6_tiet_1_truo.doc