Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Xây dựng được khóa lưỡng phân với đại diện 5 giới sinh vật.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh sơ đồ khóa lưỡng phân định bảy loại côn trùng chỉ ra được đặc điểm để phân loại bảy bộ côn trùng đó.

- Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời.

- Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.

- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.

- Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu.

- Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình.

 * Năng lực chuyên biệt

 - Năng lực kiến thức sinh học

 - Năng lực thực nghiệm

 - Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

- Yêu thích bộ môn.

- Say sưa tìm hiểu kiến thức sinh học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình vẽ: 23.1; Sơ đồ khóa lưỡng bảy bộ côn trùng.

- 23.2. Đại diện bảy bộ côn trùng.

- Bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng.

- Bộ ảnh đại diện 5 giới sinh vật.

- Mẫu báo cáo kết quả thực hành.

 

docx 5 trang Hà Thu 31/05/2022 4250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23
THỰC HÀNH XÂY DỰNG KHÓA LƯỠNG PHÂN
Môn học: KHTN lớp 6
Thời gian thực hiện: ....tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức 
- Xây dựng được khóa lưỡng phân với đại diện 5 giới sinh vật.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực phát hiện vấn đề: Quan sát tranh sơ đồ khóa lưỡng phân định bảy loại côn trùng chỉ ra được đặc điểm để phân loại bảy bộ côn trùng đó.
- Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời..
- Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.
- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. 
- Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình.
 * Năng lực chuyên biệt
 - Năng lực kiến thức sinh học
 - Năng lực thực nghiệm
 - Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
- Yêu thích bộ môn.
- Say sưa tìm hiểu kiến thức sinh học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình vẽ: 23.1; Sơ đồ khóa lưỡng bảy bộ côn trùng.
- 23.2. Đại diện bảy bộ côn trùng.
- Bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng.
- Bộ ảnh đại diện 5 giới sinh vật.
- Mẫu báo cáo kết quả thực hành.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu 
Giới thiệu sơ đồ khóa lưỡng bảy bộ côn trùng.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày được khóa lưỡng phân là gì, cách xây dựng khóa lưỡng phân.
b) Nội dung: 
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: khóa lưỡng phân là gì, cách xây dựng khóa lưỡng phân?
c) Sản phẩm: 
- Là kết quả làm việc của cá nhân học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
Khóa lưỡng phân là gì, cách xây dựng khóa lưỡng phân?
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trả loài câu hỏi.
B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện trả lời câu hỏi.
Dự kiến kết quả trả lời:
Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.
Cách xậy dựng khóa lưỡng phân: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện trả lời.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV Nhận xét và chốt kết quả.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Giới thiệu sơ đồ khóa lưỡng bảy bộ côn trùng.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh nghiên cứu sơ đồ chỉ ra được đặc điểm phân loại bảy bộ côn trùng.
- Kết hợp hinh 23.1; 23.2 gọi tên các bộ côn trùng từ a đến h
b) Nội dung:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 23.1; 23.2 thảo luận nhóm chỉ ra đặc điểm phân loại bảy bộ côn trùng. Sử dụng trò chơi ghép dán để gọi tên các bộ côn trùng.
c) Sản phẩm
- Là kết quả làm việc nhóm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm học sinh.
+ B1. Giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 23.1; 23.2 thảo luận nhóm
Nhóm 1+ 2: chỉ ra đặc điểm phân loại bảy bộ côn trùng.
Nhóm 3+4: Sử dụng trò chơi ghép dán để gọi tên các bộ côn trùng.
+ B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát tranh 23.1, 23.2 thảo luận nhóm.
+ B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện trả lời câu hỏi.
Dự kiến kết quả: 
Nhóm 1+ 2: chỉ ra đặc điểm phân loại bảy bộ côn trùng.
Đặc điểm phân biệt dựa vào: 
1- Có cánh- Không cánh
2- Miệng có kiểu nhai nghiền
3- Có hai đôi cánh
4- Cánh trước có dạng màng mỏng
5- Mặt trước cánh không có vảy
6- Kim chích ở cuối bụng con cái.
Nhóm 3+4: Sử dụng trò chơi ghép dán để gọi tên các bộ côn trùng.
a) Bộ không cánh, b) Bộ cánh nửa, c) Bộ hai cánh, d) Bộ cánh cứng, e) bộ cánh vảy, g) bộ cánh mạng, h) bộ cánh màng.
+ B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức trọng tâm.
2.2. Tìm hiểu đặc điểm bảy bộ côn trùng.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh chỉ ra được đặc điểm bảy bộ côn trùng.
b) Nội dung: 
- Sử dụng bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng trang 108
c) Sản phẩm: 
- Chỉ ra được đặc điểm của cánh, miệng, bụng của bảy bộ côn trùng.
d) Tổ chức thực hiện: 
+ B1. Giao nhiệm vụ học tập:
- Quan sát bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng.
+ B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nghiên cứu bảng đặc điểm bảy bộ côn trùng.
+ B3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung hoạt động nhóm mình.
+ B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét.
- GV: Nhận xét và đưa ra đáp án chính xác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học trong bài thực hành xây dựng khóa lưỡng phân.
b) Nội dung: 
- Sử dụng bảng lược sử phân chia hệ thống 5 giới.
c) Sản phẩm: 
- Đưa ra được sơ đồ khóa lưỡng phân 5 giới sinh vật
d) Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên đưa bảng lịch sử phân chia hệ thống sinh giới (5 giới).
- Trước đây có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân chia thế giới sống như quan điểm hai giới, ba giới, năm giới, sáu giới.
- Ngày nay khoa học phát triển, các nhà phân loại có xu hướng ủng hộ quan điểm 5 giới của Whittaker ( 1969) bao gồm:
 + Giới khởi sinh.
 + Giới Nguyên sinh.
 + Giới Nấm.
 + Giới thực vật.
 + Giới động vật.
- Yêu cầu học sinh xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật.
- Dựa vào đó dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.
B2. Thực hiện nhiệm vụ 
 - Cá nhân học sinh vận dụng kiến thức xác định được đặc điểm đặc trưng 
B3. Báo cáo, trình bày kết quả thảo luận 
- Đại diện học sinh trả lời 
- Dự kiến câu trả lời HS
- Điểm đặc trưng:
1. Nhân ( Sơ, thực)
2. Cấu tạo cơ thể ( đơn, đa bào)
3. Tổng hợp chất hữu cơ (tự dưỡng, dị dưỡng)
4. Di chuyển (có, không).
- Vẽ được sơ đồ khóa lưỡng phân.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhận xét kết quả làm việc của học sinh.
- Chuẩn hóa kết quả.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Năng lực sinh học: 
+ Học sinh vẽ được sơ đồ khóa lưỡng phân cho các trường hợp cụ thể.
b) Nội dung: 
+ Học sinh sử dụng tranh một số đại diện động, thực vật bất kì do mình lựa chọn.
+ Vẽ được sơ đồ khóa lưỡng phân.
c) Sản phẩm: 
+ Bài làm học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Sưu tầm các bức tranh một số đại diện động, thực vật.
- Yêu cầu học sinh đưa ra được các điểm đặc trưng tương phản.
B2. Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh sưu tầm tranh, vận dụng kiến thức hoàn thành nội dung trên.
B3. Báo cáo, thảo luận 
- Đại cá nhân báo cáo sơ đồ khóa lưỡng phân.
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Nhận xét kết quả làm việc của học sinh.
- Chuẩn hóa kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_b.docx