Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius đo nhiệt độ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
-Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật.
-Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
-Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ
-Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
-Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề.
+Giao tếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm theo yêu cầu.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết qủa tốt nhất.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật; nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế.
3. Phẩm chất
-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.
- Chủ động trong học tập
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021 Ngày soạn: Kí duyệt của BGH: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết) BÀI 7. THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS ĐO NHIỆT ĐỘ (3 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật. -Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật. -Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius. -Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ -Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo; ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. -Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề. +Giao tếp và hợp tác: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm theo yêu cầu. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết qủa tốt nhất. - Năng lực khoa học tự nhiên: + Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật; nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius; nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản. + Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ các vật. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được nhiệt độ các vật bằng nhiệt kế. 3. Phẩm chất -Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. - Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập. - Chủ động trong học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK. - Phiếu học tập, dung cụ đo nhiệt độ; thí nghiệm. 2. Học sinh - Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết Hoạt động 1;2 Hoạt động khởi động Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế 3 Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius Hoạt động 3: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế Hoạt động luyện tập, vận dụng Ổn định tổ chức lớp Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này? Câu 2: Nêu các bước đo thời gian của một hoạt động? A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS theo dõi tình huống sau, trả lời các câu hỏi: Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lễ em Vinh bị sốt rồi. Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà. Vậy theo em, em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào? HS: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ GV: Vậy bài học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng nhiệt kế, thang đo nhiệt độ và những vấn đề liên quan. B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Nhiệt độ và nhiệt kế Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế a) Mục tiêu: HS phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng lạnh của vật. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành các thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên. Thí nghiệm 1: Cảm nhận về độ nóng, lạnh của nước. Dụng cụ: Ba cốc nước 1,2,3 (cho thêm nước đá vào cốc 1 để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào cốc 3 để có nước ấm). Tiến hành thí nghiệm: Nhúng đồng thời ngón tay trỏ của tay phải vào cốc 1, ngón tay trỏ của tay trái vào cốc 3. Sau một lúc ta rút các ngón tay ra rồi cùng nhúng vào cốc 2. (Hướng dẫn thí nghiệm hình 7.1 SGK) Nhiệm vụ 1: 1.Cho biết cảm nhận của em về độ nóng, lạnh ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì? 2.Để so sánh độ nóng lạnh của các vật, người ta dùng đại lượng nào? 3.Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật. Nhiệm vụ 2: Quan sát các hình ảnh sau: GV có thể quan sát bằng mẫu hoặc tranh. (1) (2) (3) (4) (5) Phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà bằng cách tham khảo thông tin trên internet. GV yêu cầu HS gọi đúng tên các loại nhệt kế, và đại diện các nhóm trình bày phiếu học tập Nhiệt kế Vai trò Ưu thế Hạn chế Thủy ngân Rượu Điện tử Y tế Hồng ngoại Nhiệm vụ 3: GV treo tranh vẽ hình 7.2 SGK, Yêu cầu HS kết hợp với thông tin SGK: 1. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3; 7.4; 7.5. 2.Nêu cấu tạo của nhiệt kế? 3.Cho biết đơn vị đo nhiệt độ? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Cảm nhận của các ngón tay về độ nóng, lạnh khi nhúng vào cốc 2 là khác nhau. Nhiệt độ 3.Dùng tay cảm nhận nhiệt độ của bàn gỗ và ghế inox trong phòng. Nhiệm vụ 2: HS gọi tên đúng các loại nhiệt kế: (1)Nhiệt kế thủy ngân (2)Nhiệt kế điện tử - kỹ thuật số (3) Nhiệt kế hồng ngoại (4)Nhiệt kế rượu (5) Nhiệt kế y tế Nhiệt kế Ưu thế Hạn chế Thủy ngân Rẻ tiền, chính xác, không phụ thuộc pin, phổ biến, đo ở nhiệt độ cao Thời gian đo lâu, khó đọc kết quả, nguy hiểm khi bị vỡ Rượu Ít nguy hiểm, ít độc hại, ít phụ thuộc pin Đo ở nhiệt độ thấp, kém bền Điện tử An toàn, thời gian đo nhanh, dễ đọc kết quả Đắt tiền, phụ thuộc pin, nguồn điện Y tế Giá rẻ, sử dụng phổ biến. Thời gian đo lâu, không đo được nhiều vị trí,khó đo nhiệt đối với các bé quấy khóc. Hồng ngoại Là thiết bị hiện đại, thiết bị này an toàn hơn trong sử dụng và cho kết quả chính xác cao. Giá cao, sử dụng điện khi dùng Nhiệm vụ 3: 1. Hình GHĐ ĐCNN 7.3 42°C 0,1°C 7.4 45°C 0,1°C 7.5 50°C 1°C 2.Nhiệt kế có cấu tạo gồm bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. 3.Đơn vị đo nhiệt độ: -Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (K) -Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (°C) -Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. -GV yêu cầu 1 HS đọc to phần cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cơ thể, các HS khác theo dõi, ghi nhớ kiến thức. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. -GV bổ sung thêm: Người ta dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng để chế tạo nhiệt kế. Khi nhiệt độ tăng, các chất lỏng sẽ dãn nở, khi nhiệt độ giảm các chất lỏng sẽ co lại. Đo nhiệt độ động đặc và nhiệt độ sôi của các chất lỏng khác nhau nên GHĐ của các nhiệt kế cũng khác nhau. - GV tổng kết – rút ra kiến thức. 1. Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế - Nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. -Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ. -Có nhiều loại nhiệt kế , nhưng đều có cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ. *Đơn vị đo nhiệt độ: -Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ SI là Kelvin (K) -Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là độ C (°C) -Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế. Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau. 2. Thang nhiệt độ Hoạt động 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius a) Mục tiêu: HS biết được về nhà vật lí Celsius và thang nhiệt độ Celsius. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ sau: 1.Tiểu sử nhà vật lí Celsius? 2.Thang nhiệt độ Celsius? 3.Thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ kelvin. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS trả lời được các nội dung: 1. Năm 1742, nhà vật lí Celsius, người Thụy Điển(1701-1744) đã nghiên cứu thành công thang nhiệt độ. 2.Ông chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (00C) và nhiệt độ sôi của nước (1000C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C (Celsius). Những nhiệt độ thấp hơn (00C) gọi là nhiệt độ âm. 3.Thang nhiệt độ Fahrenheit và thang nhiệt độ kelvin.(HS về nhà trình bày vào giấy nộp) * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng 2. Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius Nhà vật lí Celsius chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ đông đặc của nước (00C) và nhiệt độ sôi của nước (1000C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 10C (Celsius). Những nhiệt độ thấp hơn (00C) gọi là nhiệt độ âm. Thực hành đo nhiệt độ Hoạt động 3: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế a) Mục tiêu: HS biết cách ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế. Biết đo nhiệt độ bằng nhiệt kế b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 7.6 SGK, kết hợp với đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào?Vì sao? Nhiệm vụ 2: Hãy đo nhiệt độ của hai cốc nước rồi điền kết qảu theo mẫu bảng 7.1 SGK. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: -Đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng nhiệt kế ở hình c) vì GHĐ của nhiệt kế này là 1400C. -Đo nhiệt độ cơ thể ta dùng nhiệt kế ở hình a) hoặc b) vì có GHĐ phù hợp. Nhiệm vụ 2: Đối tượng cần đo Nhiệt độ ước lượng (0C) Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (0C) Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1(t1) Lần 2(t2) Lần 3(t3) L = (t1 +t2+t3): 3 Cốc 1 Cốc 2 * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng 3. Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế. Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế -Khi đo nhiệt độ của một vật, ta cần thực hiện các bước sau: +B1:Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo +B2:Chọn nhiệt kế phù hợp +B3: Hiệu chỉnh nhiệt ké đúng cách trước khi đo +B4: Thực hiện phép đo +B5: Đọc và ghi kết qủa mỗi lần đo C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 1.Tại sao thang chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 350C đến 420C? HD: Vì nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể, và nhiệt độ cơ thể nằm trong khoảng đó. 2.Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng? a.Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng b.Dãn nở vì nhiệt của chất khí c.Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ c.Hiện tượng nóng chảy của các chất 3. Bảng SGK trang 34, lựa chọn loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của a); b); c)? HD: a)Dùng nhiệt kế y tế b)Dùng nhiệt kế thủy ngân c)Dùng nhiệt kế rượu hoặc nhiệt kế thủy ngân. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. GV giao nhiệm vụ cho các HS về nhà trình bày và báo cáo: 1.Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, mà không có nhiệt kế nước? HD: Vì nước dãn nở vì nhiệt không đều(00C đông lại; 1000C sôi; 40C nở ra) 2.Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em. HD: +B1:Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo +B2:Chọn nhiệt kế phù hợp +B3: Hiệu chỉnh nhiệt ké đúng cách trước khi đo +B4: Thực hiện phép đo +B5: Đọc và ghi kết qủa mỗi lần đo Thực hiện đo và điền số liệu vào bảng. Đối tượng cần đo Nhiệt độ ước lượng (0C) Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (0C) Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1(t1) Lần 2(t2) Lần 3(t3) L = (t1 +t2+t3): 3 Cơ thể * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. -Về nhà tìm hiểu trên mạng về các vấn đề sau: Nhiệt kế dán trán Nhiệt kế cổ xưa Nhà Vật lí học người Scoland Willam Thomson Đơn vị: K Nhà Vật lí học người Thuỷ Điển Celsius Nhà Vật lí học người Đức Gabriel Fahrenheit Đơn vị: 0C Đơn vị: 0F *Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx