Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Nhận biết được cơ thể đơn bào cơ thể đa bào lấy được ví dụ minh họa

Quan sát mô phỏng được cấu tạo cơ thể đơn bào cơ thể đa bào

Liên hệ nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em.

NĂNG LỰC CHUNG

Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về cơ thể đơn bào cơ thể đa bào;

Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm cơ thể đơn bào cơ thể đa bào;

Vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

- Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên tăng niềm yêu thích khoa học;

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học

 

docx 8 trang Hà Thu 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể - Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ( 7 Tiết)
Tuần ..
Ngày soạn: ..
Tiết ..
Ngày dạy: 
Bài 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO (2 tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Phẩm chất,
năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá của YCCĐ
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức KHTN
Nhận biết được cơ thể đơn bào cơ thể đa bào lấy được ví dụ minh họa 
1. KHTN_1.1
Tìm hiểu tự nhiên
Quan sát mô phỏng được cấu tạo cơ thể đơn bào cơ thể đa bào
2.KHTN.2. 2
Vận dụng KHTN
Liên hệ nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em.
3.KHTN_3.2
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ, tự học:
Chủ động tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về cơ thể đơn bào cơ thể đa bào;
4.TC_1.1
Giao tiếp và hợp tác:
Xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm cơ thể đơn bào cơ thể đa bào;
5.NL_1.2
Giải quyết vấn đề, sáng tạo:
Vận dụng linh hoạt các kiến thức kỹ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong tự nhiên và thực tiễn.
6.GQ_1.3
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
- Trách nhiệm; 
- Trung thực;
- Chăm chỉ.
- Hình thành sự tò mò đối với thế giới tự nhiên tăng niềm yêu thích khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học
7.TN1.1
8.TT1.1
9.CC1.1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
A. Hoạt động 1: Khởi động xác định vấn đề nhiệm vụ học tập
Nêu vấn đề:
- Chiếu slide hình ảnh một số sinh vật. 
- Những sinh vật nào là động vật đơn bào? Động vật đa bào?
-Phiếu nhóm/bảng nhóm, viết, phấn
B. Hoạt động : Hình thành kiến thức.
1. Khái quát chung về tế bào
-Slide trình chiếu hình 19.1
- Câu hỏi thảo luận nội dung 1, 2, sgk.
- Phiếu nhóm/bảng nhóm, viết, phấn
- Sách giáo khoa, vở ghi bài học
2. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
-Slide trình chiếu hình 19.2 
- Phiếu nhóm/bảng nhóm, viết, phấn
- Sách giáo khoa, vở ghi bài học
C. Hoạt động :Luyện tập
- Câu hỏi 
- Phiếu học tập số 1
- Phiếu nhóm/bảng nhóm, viết, phấn
- Sách giáo khoa, vở ghi bài học
D. Hoạt động :Vận dụng
- Câu hỏi 
- Phiếu học tập số 2
- Phiếu nhóm/bảng nhóm, viết, phấn
- Sách giáo khoa, vở ghi bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mã hóa
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động : Khởi động (5’)
1.KHTN.1.1
Nêu vấn đề liên quan, hình ảnh 
Những sinh vật vừa quan sát thì những sinh vật nào là sinh vật đơn bào? Sinh vật đa bào?
- Dạy học giải quyết vấn đề
- Kỹ thuật động não – công não
- Mức độ HS tham gia hoạt động
- Đánh giá hoạt động cá nhân
Hoạt động 
Hình thành kiến thức
(60’)
1. KHTN_1.1
2.KHTN.2. 1
3. KHTN 3.2
- Nhận biết được cơ thể đơn bào cơ thể đa bào lấy được ví dụ minh họa.
- Quan sát mô phỏng được cấu tạo cơ thể đơn bào cơ thể đa bào.
- Liên hệ nhận biết được cơ thể đơn bào, đa bào xung quanh em.
- PP trực quan
- PP giải quyết vấn đề
- PP dạy học hợp tác
- Dạy học trực quan, thí nghiệm hóa học
- Kỹ thuật chia nhóm,
- GV đánh giá quá trình hoạt động của HS
- Phiếu học tập 
Hoạt động 
Luyện tập
(15’)
3.KHTN_3.1
4.TC_1.1
5.NL_1.2
6.GQ_1.3
- Chỉ ra được điểm giống nhau, khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật chia nhóm, động não – công não.
- Câu trả lời của HS
Hoạt động : Vận dụng (10’)
3.KHTN_3.1
4.TC_1.1
5.NL_1.2
6.GQ_1.3
- Nhận ra và sắp xếp các sinh vật cụ thể thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
- Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác
- Kỹ thuật: Động não- công não.
- Câu trả lời của HS
- Phiếu học tập
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: 
2. Tổ chức thực hiện:
GV: Chiếu slide hoặc video hình ảnh một số sinh vật
bèo tấm
Động vật nguyên sinh
Động vật ruột khoang
Đa dạng sâu bọ
Các lớp cá
Bộ linh trưởng
HS: Quan sát hình ảnh.
GV: Những sinh vật vừa quan sát thì những sinh vật nào là sinh vật đơn bào? Sinh vật đa bào?
Trước sự suy nghĩ và lúng túng của học sinh, giáo viên tiếp “ Để giải quyết được vấn đề đặt ra chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
B. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cơ thể đơn bào
1. Mục tiêu hoạt động: 1. KHTN_1.1; 4.TC_1.1; 5.NL_1.2; 9.CC1.1
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động giáo viên- Học sinh
Dự kiến sản phẩm
- GV lần lượt chiếu slide hình 19.1 gợi ý thông tin tìm kiếm trong từng hình. Đặc điểm chung của cơ thể đơn bào trong các hình 19.1a và 19.1b
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS lần lượt, quan sát hình 19.1, thảo luận nhóm 2 học sinh giải quyết từng nội dung từ nội dung 1 đến nội dung 2 sgk và đọc thông tin đi kèm trong sgk, 
* Các nội dung thảo luận
1. Hãy chỉ ra đặc điểm chung nhất của các cơ thể trong hình 19.1a, 19.1b
2. Trong thực tế, em có quan sát được trùng roi và vi khuẩn bằng mắt thường không? Tại sao?
*Phiếu luyện tập số 1: 
Hãy kể tên một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên.
* 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận hoàn thành nội dung 1 và 2 sgk.
+ GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV yêu cầu học sinh các nhóm đại diện trả lời. 
- GV: Qua nội dung tìm hiểu em có nhận xét gì về cơ thể đơn bào?
- HS: cá nhân phát biểu, thảo luận chung cả lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV: Nhận xét, chốt nội dung 1.
* phương án đánh giá :
- Quan sát
- Kết quả phiếu học tập
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Công cụ: Câu hỏi
1. Cơ thể đơn bào
1. Trong hình 19.1a, 19.1b, đặc điểm chung nhất của các cơ thể đơn bào đó là được tạo nên từ một tế bào.
2.Trong thực tế, không thể quan sát được trùng roi hay vi khuẩn bằng mắt thường bởi vì nó chỉ có kích thước bé như một tế bào
*Phiếu luyện tập số 1: 
Một số cơ thể đơn bào trong tự nhiên: trùng giày, tảo lục, trùng biến hình, vi khuẩn lao,...
Kết luận:
Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.
Ví dụ: Trùng roi, trùng kiết lỵ, tảo lục, tảo silic, vi khuẩn E.Coli 
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cơ thể đa bào
1. Mục tiêu của hoạt động: 1. KHTN 1.1; 4.TC_1.1; 5.NL_1.2; 7.TN1.1
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động giáo viên- Học sinh
Dự kiến sản phẩm
- GV chiếu lần lượt slide hình ảnh hình 19.2 và một số hình ảnh về tế bào ( rễ, thân, lá), đa dạng của lớp cá, lưỡng cư, bò sát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh sgk hoặc trên slide phóng to, thảo luận nhóm 4-6 học sinh trả lời nội dung 3 sgk
3. Em hãy nêu điểm khác về số lượng tế bào giữa cơ thể sinh vật trong hình 19.1 và hình 19.2. Từ đó hãy cho biết cơ thể đa bào là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận hoàn thành nội dung 3.
+ GV quan sát và hỗ trợ các nhóm HS khi cần ( số lượng tế bào trong hình 19.1 và 19.2)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV yêu cầu học sinh các nhóm đại diện trả lời, học sinh nhóm khác nhận xét.
+ GV chiếu slide dự kiến sản phẩm nội dung phiếu học nhóm số 3 và nhận xét kết qủa hoạt động của các nhóm 
* Luyện tập
Phiếu luyện tập số 2: 
Vẽ lại bảng và xác định các cơ thể đơn bào, đa bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở
- GV: Qua nội dung tìm hiểu trên có nhận xét gì về cơ thể đa bào?
- HS: cá nhân phát biểu, thảo luận chung cả lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV: Nhận xét, chốt nội dung 2.
* phương án đánh giá :
- Quan sát
- Kết quả phiếu học tập
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Công cụ: Câu hỏi
2. Cơ thể đa bào
3. Hình 19.1: chỉ có duy nhất 1 tế bào cấu tạo nên cơ thể sinh vật
Hình 19.2: cơ thể sinh vật được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau
Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào đó thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể
Phiếu luyện tập số 2: 
Kết luận:
Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các loại tế bào: tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút . 
Cơ thể động vật được cấu tạo từ các loại tế bào như: tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì, 
Ví dụ: một số cơ thể đa bào như: cây phượng, cây hoa hồng, con giun đất, con ếch đồng, ..
C. Hoạt động: Luyện tập
1. Mục tiêu hoạt động: 3.KHTN_3.2; 6.GQ_1.3
2. Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu hỏi sau:
Nội dung: 
Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu: 
- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình
- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm ở nhà hoàn thành bài tập giáo viên giao.
* HS báo cáo kết quả học tập: 
- Các nhóm bái cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án, hướng dẫn các nhóm chấm chéo lẫn nhau.
3. Sản phẩm học tập
4. Phương án đánh giá:
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập dựa trên sản phẩm của các nhóm HS.
- HS đánh giá nhóm bạn theo hướng dẫn của GV.
* phương án đánh giá :
- Quan sát
- Kết quả phiếu học tập
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Công cụ: Câu hỏi
D. Hoạt động: Vận dụng- Dặn dò
1. Mục tiêu hoạt động: 3.KHTN_3.2; 2.KHTN.2. 2; 6.GQ_1.3
2. Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
- Phiếu câu hỏi cho mỗi nhóm: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
Câu hỏi: 
Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đườn ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.
Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm ở nhà tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hoàn thành câu hỏi giáo viên giao, báo cáo đầu tiết học sau:
* HS báo cáo kết quả học tập: 
- Các nhóm báo cáo kết quả ( trưng bày phiếu học tập tại nhóm hoặc dán lên bảng), nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án, hướng dẫn các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau.
3. Sản phẩm học tập:
Phiếu học nhóm hoặc hình chụp, file trình chiếu.
Nhóm cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đườn ruột
Nhóm cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ. 
4. Phương án đánh giá:
* phương án đánh giá :
- Quan sát
- Kết quả phiếu học tập
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Công cụ: Câu hỏi
* Dặn dò:
- Học thuộc kết luận cuối bài
- Soạn trước bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào.
- Trên đây là bản demo cho kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên 6, soạn theo bộ sách chân trời sáng tạo.
- Quý đồng nghiệp ở Cần Thơ, Hậu Giang hoặc những tỉnh chọn bộ sách KHTN 6 Chân trời sáng tạo có yêu cầu chia sẻ đầy đủ kế hoạch thì add zalo mình nhé: 0333917953.
Bộ tài liệu gồm
1) Folder chứa 45 file word kế hoạch bài dạy KHTN 6 cắt ngang từng bài ( 45 bài theo sách giáo khoa)
2) Folder chứa 16 file word, 14 đề kiểm tra 1 tiết, 2 tiết thi cuối học kì theo PPCT sách giáo khoa KHTN
3) Folder chứa kế hoạch soạn theo chủ đề ( bổ dọc)
4) Folder chứa 220 câu trắc nghiệm
5) 1 file word dữ liệu câu hỏi trắc nghiệm, tự luận .
Và còn nhiều hơn nữa.
Kế hoạch được biên soạn theo hướng mở, quý thầy cô rất dễ chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.
Dự kiến hoàn thành trước ngày 5/8/2021, đủ trọn bộ KHTN 6- Chân trời sáng tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx