Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 29+30

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 29+30

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (hạt kín)

Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống, trong tự nhiên.

- Thu thập các mẫu vật: Thực vật có sẵn ở địa phương, đầy đủ các đại diện thuộc các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật để phân biệt các nhóm thực vật.

Báo cáo kết quả thực hành phân loại các nhóm thực vật theo nhóm đã phân công.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sống.

 Làm các mẫu ép thực vật

 

doc 19 trang Hà Thu 31/05/2022 2810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Phân loại thế giới sống - Bài 29+30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KHTN LỚP 6
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
 ĐA DẠNG THỰC VẬT
 NỘI DUNG 1 : THỰC VẬT
 NỘI DUNG 2: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT
MỤC TIÊU DẠY HỌC:
PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Ghi dạng 
SỐ THỨ TỰ 
hoặc 
MÃ HÓA YCCĐ
(STT)
MÃ HÓA
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên
Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (hạt kín)
(1)
1.[KHTN.1.3]
Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống, trong tự nhiên. 
(2)
2.[KHTN.1.2]
Tìm hiểu tự nhiên
- Thu thập các mẫu vật: Thực vật có sẵn ở địa phương, đầy đủ các đại diện thuộc các nhóm: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật để phân biệt các nhóm thực vật.
(3)
3.[KHTN.2.3]
Vận dung kiến thức, kĩ năng đã học
Báo cáo kết quả thực hành phân loại các nhóm thực vật theo nhóm đã phân công.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sống.
 Làm các mẫu ép thực vật
(4)
4.[KHTN.3.2]
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực tự chủ và tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao.
(5)
5.[TC.1.1]
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Chủ động, đề xuất những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm
- Hợp tác, giao tiếp tốt với các thành viên trong nhóm
(6)
6.[HT.2.3]
Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân
(7)
7.[TC.2.4]
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo- Thiết kế được các mẫu ép thực vật đẹp, sáng tạo.
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được các giải pháp giải quyết vấn đề.
(8)
8.[GQ.3.4]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
Thích đọc báo, sách, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
(9)
9.[CC.1.2]
Trách nhiệm
Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
(10)
10.[TN.4.3]
Trung thực
Báo cáo đúng kết quả phân loại thực 
vật của nhóm.
 (11)
11.TT.1.4
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên
Chuẩn bị của học sinh
Hoạt động 1: 
Khởi động
- Máy chiếu, các hình ảnh, video về thực vật
Không có
Hoạt động 2: Phân biệt các nhóm thực vật
- Tranh ảnh, mẫu vật thật: cây rêu, dương xỉ, cây thông, cây có múi (cam, chanh, ).
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Thang đánh giá học sinh.
- Tư liệu (SGK).
- Hình ảnh sưu tầm về thực vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật
- Video hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Thang đánh giá học sinh.
- Tư liệu (SGK).
- Số liệu điều tra: diện tích rừng hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam, số lượng loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng, 
Hoạt động 4: Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, sự đa dạng của thực vật
- Một số hình ảnh về sự suy giảm của thực vật, về biến đổi khí hậu.
- Máy chiếu
- Thang đánh giá và phiếu đáng giá chéo.
- Tư liệu (SGK).
- Poster tuyên truyền về bảo vệ sự đa dạng của thực vật, bảo vệ môi trường.
Hoạt động 5: Thực hành phân loại các nhóm thực vật.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, tranh ảnh, mẫu vật, video, bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Bảng nhóm, mẫu vật, keo dán, đọc và soạn trước bài.
Hoạt động 6: Báo cáo sản phẩm mẫu ép thực vật
GV: Bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Các mẫu ép thực vật
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 NỘI DUNG 1 : THỰC VẬT
Hoạt
động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng số thứ tự hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương pháp đánh giá
Công cụ
đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động (5 phút)
Câu hỏi – đáp án.
Hoạt động 2. Phân biệt các nhóm thực vật 
(40 phút)
1.[KHTN.1.3]
3.[KHTN.2.3]
5.[TC.1.1] 6.[HT.2.3]
7.[TC.2.4]
9.[CC.1.2]
Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (hạt kín)
PP dạy học trực quan, giải quyết vấn đề.
KTDH: động não – công não, mảnh ghép.
Viết và hỏi đáp.
Bảng kiểm
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của thực vật
 (45 phút)
2.[KHTN.1.2]
5.[TC.1.1] 6.[HT.2.3]
7.[TC.2.4]
9.[CC.1.2]
Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống, trong tự nhiên. 
PP trực quan, hợp tác.
KTDH: khăn trải bàn, động não – công não.
Hỏi đáp.
Rubic
Hoạt động 4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, sự đa dạng của thực vật 
(45 phút)
4.[KHTN.3.2]
5.[TC.1.1] 6.[HT.2.3]
8.[GQ.3.4]
10.[TN.4.3]
Đề xuất các giải pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sống.
PP dạy học giải quyết vấn đề, hợp tác.
KTDH: động não – công não, phòng tranh.
Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS.
Sản phẩm học tập.
Rubic.
NỘI DUNG 2: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ)
Nội dung
dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Mã hóa
PPĐG
CCĐG
Hoạt động 1: Thực hành phân loại các nhóm thực vật.
1-KHTN1.3
2-KHTN1.3
3-KHTN2.3
4-KHTN3.2
5.[TC.1.1]
7-[TC.2.4]
8.[GQ.3.4]
10.[TN.4.3]
9.[CC.1.2]
Thực hành phân loại các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học..
- PP trực quan
- PP thực hành thí nghiệm
- PP Quan sát
- PP Đánh giá sản phẩm học tập 
( phiếu học tập )
- Thang đo dạng mô tả 
( bảng hỏi )
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)
Hoạt động 2: Báo cáo sản phẩm mẫu ép thực vật
(10 phút)
4.[KHTN.3.2]
8.[GQ.3.4]
10.[TN.4.3]
9.[CC.1.2]
11.TT.1.4
 Trưng bày các mẫu ép thực vật và nêu các tiến hành tạo ra sản phẩm.
- PP trực quan
- PP Quan sát
- PP Đánh giá sản phẩm học tập
- Thang đo dạng mô tả 
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập (Rubric)
CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
 NỘI DUNG 1 : THỰC VẬT
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào nội dung kiến thức tìm hiểu của chủ đề Thực vật.
Tổ chức hoạt động:
GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn.
Mỗi nhóm cử 2 đại diện lên bảng và lần lượt thay nhau kể tên các loại cây mà em biết (2 HS có thể gợi ý, hỗ trợ lẫn nhau) trong thời gian là 2 phút.
GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, nhóm nào kể tên nhiều các loại cây nhất có thể thưởng điểm + hoặc 1 món quà.
Gv giới thiệu cho HS biết thông tin: trên thế giới, có khoảng 350.000 loài Thực vật ước tính đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Một số loại cây trong tự nhiên: cây bang, cây mít, cây nhãn, 
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV đánh giá HS thông qua quán sát thái độ tích cực của HS thông qua việc tham gia hoạt động với nhóm, khả năng hiểu biết của HS về thực vật (kể tên nhiều loài), khả năng quan sát của HS trong thực tế, 
Hoạt động 2: Phân biệt các nhóm thực vật (40 phút) 
Mục tiêu: 1.[KHTN.1.3], 3.[KHTN.2.3], 5.[TC.1.1], 6.[HT.2.3], 7.[TC.2.4], 9.[CC.1.2]
Tổ chức hoạt động:
GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4HS/nhóm), đánh STT từ 1 -> 4, mỗi STT nhận 1 phiếu học tập tương ứng với 1 màu khác nhau (1 – trắng, 2 – hồng, 3 – đỏ, 4 – xanh dương).
GV yêu cầu HS thảo luận (5 phút) theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 với sự phân chia nội dung tìm hiểu như sau:
Nhóm 1 và 5: Tìm hiểu về Thực vật không có mạch (Rêu)
Nhóm 2 và 6: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
Nhóm 3 và 7: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần)
Nhóm 4 và 8: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có mạch, có hoa (Hạt kín)
Sau thời gian 5 phút, GV yêu cầu HS tách nhau ra và hợp lại thành 4 nhóm mới với sự sắp xếp như sau:
Nhóm 1: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 1 – phiếu học tập màu trắng.
Nhóm 2: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 2 – phiếu học tập màu hồng.
Nhóm 3: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 3 – phiếu học tập màu đỏ.
Nhóm 4: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 4 – phiếu học tập màu xanh dương.
Tất cả 8 nhóm mới này đề thảo luận trong vòng 7 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2.
Sau 7 phút, đại điện từ 2 – 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.
GV đưa hình ảnh 1 số đại diện của 4 nhóm thực vật, yêu cầu HS nhận diện, xếp vào từng nhóm.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
HS hoàn thành cả 2 phiếu học tập, nội dung tổng hợp của cả 2 phiếu như sau:
Các nhóm thực vật
Môi trường sống
Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Đặc điểm về cơ quan sinh sản 
(hoa, quả, hạt)
Thực vật không có mạch (Rêu)
Những nơi ẩm ướt (chân tường, gốc cây, )
Chưa có rễ chính thức.
Thân nhỏ, chưa có mạch dẫn.
Lá nhỏ.
Không có hoa, quả, hạt.
Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm trên ngọn) chứa các hạt bào tử.
Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
Sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán rừng.
Rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn vận chuyển các chất
Lá còn non thường cuộn lại ở đầu.
Không có hoa, quả, hạt.
Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm mặt dưới là giá) chứa các hạt bào tử.
Thực vật có mạch, có hạt (Hạt kín)
Sống trên cạn.
Rễ cọc.
Thân gỗ.
Lá hình kim.
Có mạch dẫn.
Chưa có hoa, quả.
Hạt nằm lộ trên noãn.
Cơ quan sinh sản là nón.
Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)
Sống ở môi trường nước, môi trường cạn.
Rễ, thân, lá biến đổi đa dạng.
Hệ mạch dẫn hoàn thiện.
Có hoa, quả, hạt.
Hạt được bảo vệ trong quả.
Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu với nhóm Dương xỉ?
Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ là mạch dẫn trong thân.
Câu 2: Rêu chưa có rễ chính thức và chưa có mạch dẫn, vậy nước và các chất khoáng vận chuyển trong thân bằng cách nào?
Bằng các thẩm thấu, khuếch tán qua các tế bào.
Câu 3: Tại sao gọi là thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
Hạt trần: vì hạt nằm lộ trên noãn.
Hạt kín: hạt được bảo vệ trong quả.
Câu 4: Trong 4 nhóm thực vật trên, nhóm nào tiến hóa và đa dạng nhất? Vì sao?
Thực vật hạt kín đa dạng nhất vì môi trường sống đa dạng nên rễ, thân và lá rất đa dạng.
Thực vật hạt kín tiến hóa nhất vì hạt nằm trong quả, được bảo vệ và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khi hạt mới nảy mầm.
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:
STT
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CÓ
KHÔNG
1
Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2
Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận
3
Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao (phiếu học tập 1 và 2)
4
Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ
5
Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật (45 phút)
Mục tiêu: 2.[KHTN.1.2], 5.[TC.1.1], 6.[HT.2.3], 7.[TC.2.4], 9.[CC.1.2]
Tổ chức hoạt động:
GV chia lớp thành 6 nhóm (6 HS/nhóm), các thành viên phân công trưởng nhóm và thư ký.
GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập (số 3) in sẵn trên giấy A0 nội dung HS cần thảo luận và hoàn thành.
HS thảo luận nhóm, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật đối với vấn đề bảo vệ môi trường, 2 thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong đời sống. Sau đó nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, thư ký viết vào phiếu học tập A0.
HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá học sinh theo thang đánh giá.
GV hướng dẫn HS thiết kế 1 poster về vai trò của thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật để chuẩn bị cho nội dung của tiết học tiếp theo.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Vai trò của thực vật
Ví dụ minh họa
Đối với tự nhiên
Làm thức ăn cho động vật.
Làm nơi ở cho động vật.
Cỏ -> châu chấu -> chim sẻ -> rắn
Đối với vấn đề bảo vệ môi trường
Cân bằng hàm lượng O2 và CO2 trong không khí.
Chống xói mòn, sạt lở đất.
Hạn chế lũ lụt, hạn hán 
Đối với đời sống
Làm thức ăn.
Làm thuốc.
Lấy gỗ.
Làm cảnh, 
Rau cải làm thức ăn.
Cây sâm làm thuốc.
Cây mai làm cảnh.
Trả lời các câu hỏi tự luận sau:
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra đối với các động vật khi số lượng thực vật bị sụt giảm? 
Động vật sẽ mất nơi ở, mất nguồn thức ăn.
Câu 2: Tại sao phải tích cực trồng cây gây rừng và lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh đối với vấn đề bảo vệ môi trường?
Để chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, 
Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, 
Câu 3: Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất.
Rừng cung cấp oxi cho sinh vật, hấp thụ lại khí cacbonic, 
Câu 4: Em sẽ xử lý như thế nào nếu biết có người nào đó trồng các cây gây hại cho con người?
Báo với các cơ quan chức năng, không sử dụng, 
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV đánh giá HS thông qua thang đánh giá như sau:
Lớp: .
Nhóm: 
 Mức độ	Mức độ
Tiêu chí
Mức độ 1
(0.5 đ)
Điểm
Mức độ 2
(1.0 đ)
Điểm
Mức độ 3
(2.0 đ)
Điểm
Tiêu chí 1. Các học sinh trong nhóm đều tham gia hoạt động
Dưới 50% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Từ 50% - 90% HS trong nhóm tham gia hoạt động
100% HS trong nhóm tham gia hoạt động
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi
Ít thảo luận, trao đổi với nhau.
Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận.
Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.
Tiêu chí 3. Báo cáo kết quả thảo luận
Báo cáo chưa rõ ràng, còn lộn xộn.
Báo cáo rõ ràng nhưng còn lúng túng
Báo cáo rõ ràng và mạch lạc, tự tin
Tiêu chí 4. Nội dung kết quả thảo luận
Báo cáo được 75% trở xuống nội dung yêu cầu thảo luận
Báo cáo từ 75% - 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Báo cáo trên 90% nội dung yêu cầu thảo luận.
Tiêu chí 5. Phản biện ý kiến của bạn.
Chỉ có 1 – 2 ý kiến phản biện.
Có từ 3 – 4 ý kiến phản biện
Có từ 5 ý kiến phản biện trở lên.
TỔNG ĐIỂM THEO TỪNG MỨC ĐỘ
TỔNG ĐIỂM CỦA TẤT CẢ CÁC TIÊU CHÍ
Hoạt động 4: Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường, sự đa dạng của thực vật (45 phút)
Mục tiêu: 4.[KHTN.3.2], 5.[TC.1.1], 6.[HT.2.3], 8.[GQ.3.4], 10.[TN.4.3]
Tổ chức hoạt động:
GV cho HS 5 phút chuẩn bị sản phẩm ở vị trí GV đã bố trí và bài thuyết minh nhóm mình đã thực hiện ở nhà về nội dung: hậu quả của việc phá hoại thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật.
GV phát cho HS phiếu học tập (số 4) và phiếu đánh giá chéo các nhóm, hướng dẫn sơ đồ đi quan sát ở mỗi vị trí, cũng như các tiêu chí đánh giá của GV:
1 –> 2 -> 3 -> 4
2 -> 3 -> 4 -> 1
3 -> 4 -> 1 -> 2
4 -> 1 -> 2 -> 3
Chuyên gia của các nhóm sẽ thuyết minh sản phẩm của nhóm mình cho các nhóm khi đến tham quan, phản hồi ý kiến của các bạn nhóm khác khi đến tham quan.
GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và đánh giá HS theo thanh đánh giá đã xây dựng.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Sản phẩm: poster của các nhóm.
Phiếu học tập và phiếu đánh giá chéo của học sinh.
Dự kiến phương án đánh giá học sinh:
GV quan sát và đánh giá HS qua thang đánh giá như sau:
 Mức độ
Tiêu chí
Mức độ 1
(Tối đa 0.5 đ)
Điểm
Mức độ 2
(Tối đa 1.0 đ)
Điểm
Mức độ 3
(Tối đa 2.0 đ)
Điểm
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập
Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu
Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật.
Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật.
Tiêu chí 2. Thuyết minh
Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin.
Thuyết minh rõ ràng, tự tin
Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải
Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn
Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú.
Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung.
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn
Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy 
Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn.
Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn.
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm
Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
Từ 75% - 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm
Tổng điểm của từng tiêu chí
Tổng điểm của tất cả các tiêu chí
NỘI DUNG 2: THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT
Hoạt động 5: Thực hành phân loại các nhóm thực vật.
Tổ chức hoạt động:
Chuẩn bị
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, tranh ảnh, mẫu vật, video, bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Bảng nhóm, mẫu vật, keo dán, đọc và soạn trước bài.
CChuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị các mẫu vật thuộc họ rêu, dương xỉ, hạt kín, hạt trần 
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật và xác định được đặc điểm của từng mẫu vật
- GV nhận xét và đánh giá phần trình bày của các nhóm. 
- GV yêu cầu học sinh phân chia mẫu vật vào các nhóm thực vật (hoàn thành phiếu học tập). 
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành tìm kiếm, chuẩn bị mẫu vật mang theo.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên và trình bày trước lớp.
- Bước 1: HS quan sát và xác định được đặc điểm từng nhóm mẫu vật trên: (tùy vào mẫu vật các nhóm mang theo) 
Đặc điểm
Rễ
Thân
Lá
Hoa
Qủa
Hạt
Có mạch dẫn
- Cây vạn tuế
- Cây lúa nước
- Cây rêu tường
- Cây rau bợ
 ...
- Bước 2: Sắp xếp các mẫu vật trên theo nhóm: (hoàn thành phiếu học tập)
Phiếu học tập số 5:
Nhóm rêu
Nhóm dương xỉ
Nhóm hạt trần
Nhóm hạt kín
2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập của hoạt động 5:
RUBRIC
Mức độ
Tiêu chí 
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Chuẩn bị mẫu vật
Có 1 nhóm thực vật 
Có 2 nhóm thực vật
Có 4 nhóm thực vật.
Kết quả phân loại
Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 4 mẫu vật trở lên
Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 3 mẫu vật trở xuống.
Phân loại chính xác các mẫu vật vào các nhóm thực vật.
Năng lực tự chủ, tự học
Chưa chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao
Chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao
Phẩm chất giao tiếp, hợp tác
Chưa hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
Hỗ trợ bạn học nhưng chưa nhiệt tình trong hoạt động nhóm
Hỗ trợ bạn học tốt trong hoạt động nhóm
Hoạt động 6: Báo cáo sản phẩm mẫu ép thực vật
Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
GV: Bản tiêu chí đánh giá sản phẩm
HS: Các mẫu ép thực vật
CChuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV: Mục đích trưng bày các sản phẩm (mẫu ép) và hiểu, nêu được cách tiến hành ép mẫu vật
- Tiết trước GV giao nhiệm vụ cho các nhóm lên ý tưởng, thiết kế sản phẩm
- GV: Nhận xét, tổng kết.
- HS: Chuẩn bị trước ở nhà. Sau đó lần lượt các nhóm lên trình bày về sản phẩm của nhóm mình. Nội dung trình bày gồm: Tên mẫu vật, cách tiến hành tạo ra sản phẩm, sản phẩm thuộc nhóm thực vật nào. 
- HS: Nhận xét, góp ý giữa các nhóm cho nhau.
1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm học tập hoạt động 6:
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP: MẪU ÉP THỰC VẬT
Tiêu chí 
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Điểm
Chuẩn bị mẫu ép
Có 1 mẫu ép thực vật
Có 2 mẫu ép thực vật
Có 3 (nhiều hơn 3) mẫu ép thực vật
Trình bày cách tiến hành ép mẫu
Chưa đầy đủ, trình bày còn lủng củng chưa rõ ràng
Nội dung tương đối đầy đủ, nêu được cách thức tiến hành ép mẫu
Nội dung đầy đủ rõ ràng đảm bảo theo yêu cầu được giao.
Hình thức mẫu ép
Hình thức không đẹp, người thuyết trình chưa nghiêm túc, không nắm bắt được cách tiến hành
Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, đã nắm bắt được cách tiến hành
Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, nắm bắt được cách tiến hành, giải đáp được thắc mắc của các thành viên khác trong lớp
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Tạo ra được sản phẩm 
Sản phẩm đẹp.
Sản phẩm đẹp, có ép plastic hoặc gắn vào hộp kính bảo vệ
Thái độ học tập
Các thành viên trong nhóm không nghiêm túc, còn mất trật tự khi các nhóm đang trình bày
Các thành viên nghiêm túc, giữ trật tự khi các nhóm trình bày
Các thành viên nghiêm túc, giữ trật tự khi các nhóm trình bày, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học.
Tổng điểm
Tiêu chí tự đánh giá phẩm chất trách nhiệm trong học tập của hoạt động 6 (dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau)
Tiêu chí đánh giá hoạt động 1
MỨC 1
MỨC 2
MỨC 3
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng.
Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm.
Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm.
Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác.
Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình.
Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm.
Không giúp đỡ, chia sẻ
Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác
Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao
Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến
Không tham gia
Có tham gia nhưng chưa tích cực
Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến.
HỒ SƠ DẠY HỌC:
NỘI DUNG BÀI HỌC:
Nội dung trong Phiếu học tập số 2.
Nội dung trong Phiếu học tập số 3.
Nội dung trong Phiếu học tập số 4.
MỤC LỤC PHIẾU HỌC TẬP:
Họ và tên: .
Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP
(SỐ 1)
Dựa vào Sách giáo khoa, em hãy tìm hiểu một số thông tin về thực vật có mạch, có hạt, có hoa (hạt kín):
Môi trường sống
Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Đặc điểm về cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt)
Họ và tên: .
Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP
(SỐ 2)
Dựa vào thông tin của bản thân và các bạn trong nhóm, em hãy tìm hiểu một số thông tin về các nhóm Thực vật:
Các nhóm thực vật
Môi trường sống
Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
Đặc điểm về cơ quan sinh sản 
(hoa, quả, hạt)
Thực vật không có mạch (Rêu)
Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
Thực vật có mạch, có hạt (Hạt kín)
Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín)
Trả lời các câu hỏi tự luận sau:
Câu 1: Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu với nhóm Dương xỉ? 
 ...
Câu 2: Rêu chưa có rễ chính thức và chưa có mạch dẫn, vậy nước và các chất khoáng vận chuyển trong thân bằng cách nào?
 ..
Câu 3: Tại sao gọi là thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
 ..
Câu 4: Trong 4 nhóm thực vật trên, nhóm nào tiến hóa và đa dạng nhất? Vì sao?
Họ và tên: .
Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP
(SỐ 3)
Dựa vào thông tin trong Sách giáo khoa, em hãy cho biết vai trò của Thực vật:
Vai trò của thực vật
Ví dụ minh họa
Đối với tự nhiên
Đố
i với vấn đề bảo vệ môi trường
Đối với đời sống
Trả lời các câu hỏi tự luận sau:
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra đối với các động vật khi số lượng thực vật bị sụt giảm? 
 ...
Câu 2: Tại sao phải tích cực trồng cây gây rừng và lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh đối với vấn đề bảo vệ môi trường?
 ..
 .. ..
Câu 3: Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất.
 ..
Câu 4: Em sẽ xử lý như thế nào nếu biết có người nào đó trồng các cây gây hại cho con người?
 ..
Họ và tên: .
Nhóm: 
PHIẾU HỌC TẬP
(SỐ 4)
Hậu quả của việc tàn phá rừng, thảm thực vật trên trái đất:
 .. 
Em hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ thảm thực vật. .. 
Họ và tên: .
Nhóm: 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHÉO CÁC NHÓM
 Mức độ
Tiêu chí
Mức độ 1
(Tối đa 0.5 đ)
Điểm
Mức độ 2
(Tối đa 1.0 đ)
Điểm
Mức độ 3
(Tối đa 2.0 đ)
Điểm
N 
N ..
N ...
N..
N..
N..
N 
N..
N 
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập
Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu
Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật.
Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật.
Tiêu chí 2. Thuyết minh
Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin.
Thuyết minh rõ ràng, tự tin
Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải
Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn
Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú.
Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung.
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn
Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy 
Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn.
Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn.
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm
Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
Từ 75% - 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm
100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm
Tổng điểm của từng tiêu chí
Tổng điểm của tất cả các tiêu chí
Phiếu học tập số 5:
Nhóm rêu
Nhóm dương xỉ
Nhóm hạt trần
Nhóm hạt kín
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.doc