Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kì 2

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kì 2

NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan )

Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu

Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước )

Trình bày được vai trò của không khí đối với thế giới tự nhiên

Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm.

Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn sinh sống của bản thân.

 

docx 209 trang Hà Thu 31/05/2022 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ.
Thời lượng: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
Ghi dạng STT hoặc mã hóa YCCĐ
STT
Mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học 
tự nhiên
Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan ) 
(1)
1.[KHTN.1.1]
Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu
(2)
2.[KHTN.1.2]
Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước )
(3)
3.[KHTN.1.1]
Trình bày được vai trò của không khí đối với thế giới tự nhiên
(4)
4.[KHTN.1.2]
Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm.
(5)
5.[KHTN.1.3]
Tìm hiểu tự nhiên
Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí
(6)
6.[KHTN.2.4]
Vận dụng kiến thức, 
kĩ năng đã học
Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn sinh sống của bản thân.
(7)
7.[KHTN.3.1]
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ, tự học
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
(8)
8.[TC.1.1.]
Trung thực
Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích oxygen trong không khí
(9)
9.[TT.1.]
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
Báo cáo đúng tình hình ô nhiễm thực tiễn tại thành phố mà mình đang sinh sống
(10)
10.[TT.1]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Chuân bị của học sinh
(Học viên có thể kẻ bảng theo từng hoạt động)
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Tìm hiểu về khí oxygen
Hoạt động 2: Khám phá dưỡng khí
- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Hoạt động 3: Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm dưỡng khí.
-Dụng cụ: đèn cồn, ống hình trụ, muôi sắt, nút cao su.
-Hóa chất: P đỏ, nước.
- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Hoạt động 4: Khám phá sự ô nhiễm không khí
- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
Tranh ảnh, tư liệu
Hoạt động 5: Vận dụng
Phiểu học tập
Giấy nháp, bút dạ
Hoạt động 6: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo.
Câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(dạng kí hiệu hoặc dạng mã hóa của các mục tiêu về PC, NL chung, NL Khoa học tự nhiên)
Nội dung dạy học trọng tâm
PPDH
/KTDH
Kiểm tra đánh giá
(STT)
Mã hóa
Hình thức
Phương pháp
Công cụ
Kỹ thuật
Hoạt động 1: Khởi động
(10 phút)
- Trình bày được những kiến thức về không khí và oxygen đã học ở cấp Tiểu học.
-Biết được các vấn đề cần khám phá trong bài học.
Kiến thức liên quan đến không khí, dưỡng khí, sự sống, sự cháy....mà HS đã được học ở cấp tiểu học qua môn tự nhiên - xã hội và môn Khoa học.
Dạy học trực quan (sử dụng tranh)
-KTDH: động não-công não
Đánh giá thường xuyên
-Quan sát, viết.
Câu hỏi, thang đo
Kĩ thuật đánh giá thang đo.
Hoạt động 2: Khám phá dưỡng khí
(35 phút)
-Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước ).
- Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan )
- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.
3.KHTN1.1.
1.KHTN1.1.
2.KHTN1.2.
-Thành phần Oxygen và một số khí trong không khí.
-Một số tính chất của oxygen đối với sự sống và sự cháy
Dạy học trực quan (sử dụng video)
-KTDH: động não-công não
Đánh giá thường xuyên
-Quan sát, viết.
Câu hỏi, rubric, thang đo
Kĩ thuật đánh giá thang đo, rubric
Hoạt động 3: Thí nghiệm xác định phần trăm dưỡng khí (25 phút)
-Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
-Báo cáo đúng kết quả thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích oxygen trong không khí
6.KHTN.2.4
9.TT1.
Phần trăm thể tích thể tích oxygen được xác định thí nghiệm đơn giản 
-Sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn khoa học tự nhiên.
-Động não-Công não
Đánh giá thường xuyên
-Quan sát, viết.
Câu hỏi, thang đo, rucbric, 
Đặt và sử dụng câu hỏi,rubric..
Hoạt động 4: khám phá sự ô nhiễm không khí (20 phút)
-Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
-Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm, biểu hiện của không khí gây ô nhiễm.
4.KHTN1.2.
5.KHTN1.3.
-Vai trò của không khí đối với tự nhiên.
-Nguồn gốc ô nhiễm, dấu hiệu ô nhiễm và biện pháp giả ô nhiễm
- Dạy học khám phá
- Kĩ thuật; sơ đồ tư duy
Đánh giá thường xuyên
-Quan sát, viết.
Câu hỏi, phiếu
Đặt và sử dụng câu hỏi, xây dựng phiếu.
Hoạt động 5. Vận dụng
(45 phút)
-Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn sinh sống của bản thân.
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
7.KHTN3.1.
8.TC.1.1.
Biểu hiện nguyên nhân và biện pháp được đề xuất để bảo vệ môi trường không khí tại địa bàn
- Dạy học dự án
- Kĩ thuật: các mảnh ghép
Đánh giá thường xuyên
Quan sát viết
Câu hỏi trắc nghiệm.
Kĩ thuật đánh giá thang đo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ. 
Nội dung: THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ, TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KHÍ OXYGEN (45 PHÚT)
I. Hoạt động: Khởi động:
Hoạt động 1.KHỞI ĐỘNG (10 Phút)
Mục tiêu 
- Trình bày được những kiến thức về không khí và oxygen đã học ở cấp Tiểu học.
-Biết được các vấn đề cần khám phá trong bài học
2.Nội dung 
- Kiến thức liên quan đến không khí, dưỡng khí, sự sống, sự cháy....mà HS đã được học ở cấp tiểu học qua môn tự nhiên - xã hội và môn Khoa học
3. Sản phẩm. 
- Câu trả lời của HS.
- Tranh ảnh sưu tầm.
4. Tổ chức hoạt động 
–PP,KT: động não-công não.
4.1. Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các minh chứng về vai trò của không khí với sự sống (động vật,thực vật, con người)
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đưa hình ảnh sưu tầm của mình về sự đốt nhiên liệu, sự hô hấp. và trả lời câu hỏi: Cho biết hiểu biết của em về khí oxi?
- Đại diện của từng nhóm đưa hình ảnh minh họa sưu tầm được: 
Hình 1: Hình ảnh nhiệt điện Phả lại II đốt than sản xuất điện (nguồn Internet)
Hình 2: Hình ảnh thợ lặn dùng khí oxi
Hình 3: Oxy với sức khỏe con người
Hình ảnh 4: Oxi với hô hấp ở động vật.
- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi: Cho biết hiểu biết của em về khí oxi?
- HS: Oxygen là chất khí có trong không khí, oxygen có vai trò quan trọng với sự sống (sự hô hấp của sinh vật như động vật, thực vật và con người), sự cháy (đốt nhiên liệu)
- Các nhóm nhận xét và đánh giá của kết quả nhóm khác.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm.
- GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập .
- GV đánh giá sự chuẩn bị của nhóm Học sinh.
II. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Khám phá dưỡng khí (30’)
1. Mụctiêu
-Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitrongen, khí hiếm, hơi nước )thông qua xem thí nghiệm trong video.
3.KHTN1.1.
- Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan ).1.KHTN1.1.
- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu.2..KHTN1.2.
2. Nội dung.
- Xác định thành phần của không khí gồm: khí oxygen (chiếm khoảng 1/5); khí nitơ và các khí khác như cacbon đioxxit, khí hiếm, hơi nước (chiếm khoảng 4/5).
- Tính chất vật lí của khí oxygen: là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí; nhiệt độ hóa lỏng -1830, khi hóa lỏng oxi có màu xanh nhạt.
- Vai trò quan trọng của khí oxygen: 
+ Duy trì sự sống: cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
+Duy trì sự cháy: cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
3. Sản phẩm.
- Hình ảnh sưu tầm.
-Phiếu học tập.
4. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 2.1: Xác định thành phần của không khí.
-PP, KT: động não-công não; chia nhóm.
-Nhiệm vụ 1: 
+ GV yêu cầu HS xem video thí nghiệm “Xác định thành phần của không khí”
+ Yêu cầu HS xem thông tin, video trên mạng về các hiện tượng tự nhiên: ngưng tụ hơi nước, cốc nước vôi bị đục .
- Nhiệm vụ 2: HS quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.
Phiếu 1: Phiếu học tập
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 1: Mực nước trong ống hình trụ thay đổi như thế nào?
Câu 2: Trong thí nghiệm trên P cháy là do trong không khí có chất gì?
Câu 3: Nêu thành phần của oxi trong không khí?
Câu 4: Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí?
Đáp án:
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 1: Mực nước trong ống hình trụ thay đổi như thế nào?
Câu 1: Lượng nước trong ống hình trụ dâng lên.
Câu 2: Trong thí nghiệm trên P cháy là do trong không khí có chất gì?
Câu 2: Khí oxygen.
Câu 3: Nêu thành phần của oxi trong không khí?
Câu 4:Oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
Câu 4:Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí?
Câu 5: Khí ni tơ, hơi nước, bụi, khói, khí hiếm (chiếm khoảng 4/5).
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức:
Kết luận 1:Thành phần của không khí gồm:khí oxygen (chiếm khoảng 1/5); khí nitơ và các khí khác như cacbon đioxxit, khí hiếm, hơi nước (chiếm khoảng 4/5).
*Hoạt động 2.2: Tính chất vật lí của khí oxygen
- PP, KT: đàm thoại, khăn trải bàn, động não-công não, chia nhóm.
- Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát lọ đựng khí oxi và thông tin, thí nghiệm trên internet 
- Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập(KTDH: khăn trải bàn)
-Các câu hỏi cần thực hiện trong phiếu:
+ Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
+Tỷ khối của khí oxi với không khí?
+ Khả năng tan trong nước?
+ Nhiệt độ hóa lỏng?
- Các nhóm hoàn thành phiếu.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.
-GV chốt lại kiến thức: 
Kết luận 2: Khí oxygen là:
+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
+ Ít tan trong nước.
+ Hóa lỏng ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Hoạt động 2.3: VAI TRÒ CỦA KHÍ OXIGEN (45 PHÚT)
- PP, KT: công não-động não; chia nhóm.
- Nhiệm vụ 1: Yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học được ở Tiểu học về KHTN, kiến thức thực tế, video, thông tin trên internet .
Nhiệm vụ 2: HS hoạt động nhóm vẽ một bức tranh về vai trò của khí oxygen.
- Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận 3:
Vai trò quan trọng của khí oxygen: 
+ Duy trì sự sống: cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.
+Duy trì sự cháy: cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Hoạt động 3: Vận dụng 
1. Mụctiêu
- Củng cố lại toàn bộ kiến thức của bài bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
2. Nội dung.
- Xác định thành phần của không khí 
- Tính chất vật lí của khí oxygen
- Vai trò quan trọng của khí oxygen: 
3. Sản phẩm.
-Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng:
Câu 1(biết): Thành phần không khí gồm:
A.21% Nitơ, 78% là Oxi, 1% là các khí khác.
B.78% là Ni tơ, 21% Oxi, 1% các khí khác.
C. 21% Ni tơ, 78% Oxi, 1% các khí khác.
D. 100% Oxi.
Đáp án : B.
Câu 2 (hiểu): Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì:
A. Khí N2. B. Khí O2. C. Khí CO2. D. Khí H2.
Đáp án: B
Câu 3 (Vận dụng): Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ:
A. Cốc bị thủng. 
B. Trong không khí có khí oxi. 
C. Trong không khí có hơi nước.
D. Trong không khí có khí ni tơ.
Đáp án: C.
Câu 4: Những tính chất nào sau đây thuộc tính chất vật lí của oxygen: 
A. Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
B. Là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
C. Là chất khí không màu, màu hắc,nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
D. Là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, nặng hơn không khí ít tan trong nước, hóa lỏng -1830C.
Đáp án: B
Hoạt động 4 :Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo. (2’)
1. Mụctiêu
- Củng cố và ôn lại toàn bộ kiến thức của bài bằng cách học thuộc nội dung bài và làm các bài tập trong SGK.
2. Nội dung.
- Xác định thành phần của không khí 
- Tính chất vật lí của khí oxygen
- Vai trò quan trọng của khí oxygen: 
3. Sản phẩm.
-Câu trả lời của HS.
- Vở bài tập của HS.
4. Tổ chức hoạt động.
- Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh học thuộc nội dung bài.
- Nhiệm vụ 2: Làm bài tập SGK.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC.
Hoạt động 1.KHỞI ĐỘNG (10 Phút)
- Công cụ đánh giá: Câu hỏi, Thang đánh giá.
Phiếu thang đánh giá:
Hãy tích vào ô trống chỉ mức độ diễn đạt ngôn ngữ của HS trong quá trình thuyết trình (trong đó 1- không bao giờ; 2-hiếm khi; 3-thỉnh thoảng; 4-thường xuyên; 5- luôn luôn)
Nội dung
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng
Hoạt động 2.1: Xác định thành phần của không khí.
-Công cụ đánh giá:Phiếu học tập có câu hỏi; thang đo.
Phiếu 1: Phiếu học tập 1
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 1: Mực nước trong ống hình trụ thay đổi như thế nào?
Câu 2: Trong thí nghiệm trên P cháy là do trong không khí có chất gì?
Câu 3: Nêu thành phần của oxi trong không khí?
Câu 4: Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí?
Đáp án:
Câu hỏi
Câu trả lời
Câu 1: Mực nước trong ống hình trụ thay đổi như thế nào?
Câu 1: Lượng nước trong ống hình trụ dâng lên.
Câu 2: Trong thí nghiệm trên P cháy là do trong không khí có chất gì?
Câu 2: Khí oxygen.
Câu 3: Nêu thành phần của oxi trong không khí?
Câu 4:Oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí.
Câu 4: Ngoài khí oxi trong không khí còn có khí nào khác? Chiếm khoảng bao nhiêu phần thể tích không khí?
Câu 5: Khí ni tơ, hơi nước, bụi, khói, khí hiếm (chiếm khoảng 4/5).
Phiếu 2: Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt
*Hoạt động 2.2: Tính chất vật lí của khí oxygen
-Công cụ đánh giá:câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.
- Phiếu 1 : Hoàn thành phiếu học tập (KTDH: khăn trải bàn)
- Các câu hỏi cần thực hiện trong phiếu:
+ Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
+ Tỷ khối của khí oxi với không khí?
+ Khả năng tan trong nước?
+ Nhiệt độ hóa lỏng?
Phiếu 2: thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt
* Hoạt động 2.3: Vai trò của khí oxygen.
-Công cụ đánh giá: Phiếu (tranh vẽ), rubric
BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí đánh giá
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
Vai trò của khí oxi
Hình vẽ không liên quan đến vai trò của khí oxi
Hình vẽ chưa có đầy đủ tính chất của khí oxi
Hình vẽ đẹp, chưa thể hiện đầy đủ vai trò của khí oxi.
Hình vẽ xấu , thể hiện đầy đủ vai trò của khí oxi.
Hình vẽ đẹp, thể hiện đầy đủ vai trò của khí oxi.
Hoạt động 3: DỰ ÁN THÀNH PHỐ TÔI YÊU (45 PHÚT)
- Công cụ đánh giá: các câu hỏi; Rubric. 
1.	Mục tiêu hoạt động: (7), (8) hoặc 7.KHTN.3.1; 8.TC.1.1
2.	Tổ chức hoạt động
Chuẩn bị
-	GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
-	Giấy A0 cho mỗi nhóm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng dạy học dựa trên dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm
Bước 1: Giới thiệu dự án
– GV khai thác những hiểu biết sơ bộ của HS về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay tại
TP Hồ Chí Minh bằng kĩ thuật KWL. HS trình bày những điều đã biết K, những điều muốn biết W và cuối chủ đề sẽ ghi lại những điều đã học được vào cột L.
–	HS xem video về thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Việt Nam và thảo luận về câu hỏi: Ô nhiễm không khí là gì ? Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đễn sức khỏe và cuộc sống của con người ? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí đồng thời đề xuất giải pháp ?...
–	GV giới thiệu dự án: “Nằm phía đông Thành Phố Hồ Chí Minh xinh là Thành phố Thủ Đức năng động, sang tạo và đang trên đà phát triển. Nhiều hoạt động công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng hiện đại, đang thúc TP ngày càng đi lên theo kịp nhịp độ năng động trên cả nước. Tuy nhiên, TP đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí.
Với tư cách là học sinh, em hãy đề xuất một số cách giải quyết vấn đề trên nhằm giúp người dân được sống trong bầu không khí trong lành”.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chúng ta cần phải thực hiện các nhiệm vụ:
1.	Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Thành phố Thủ Đức.
2.	Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến cuộc sống của người dân.
3.	Báo cáo các số liệu, bảng điều tra về ô nhiễm môi trường và xử lí ô nhiễm môi trường ở Thành phố Thủ Đức.
4.	Đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án
GV hướng dẫn HS nội dung hoạt động trong nhóm, thiết kế tiến trình làm việc cho nhóm theo định hướng nhiệm vụ.
Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Thành phố Thủ Đức.
Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến cuộc sống của người dân Thành phố Thủ Đức.
Nhóm 3: Báo cáo số liệu, bảng điều tra về ô nhiễm môi trường và xử lí ô nhiễm môi trường ở Thành phố Thủ Đức.
Nhóm 4: Đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Nhiệm vụ
Nội dung cần thực hiện
Sản phẩm
dự kiến
Nhóm 1: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Thủ Đức
Bài thuyết trình Powerpoint về các vấn đề:
Ô nhiễm không khí là gì?
Có những dạng ô nhiễm không khí nào?
Nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm không khí?
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Thành phố Thủ Đức hiện nay?
Những nguyên nhân nào gây nên thực trạng
đó?
Thuyết trình bằng Powerpoint
Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến cuộc sống của người dân ở Thành phố Thủ Đức
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến môi trường tự nhiên ở Thành phố Thủ Đức ra sao (Phạm vi, mức độ ảnh hưởng, số liệu thống kê, báo cáo, )
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người ở Thành phố Thủ Đức như thế nào (Số liệu thống kê thực trạng các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí )
Thuyết trình bằng Powerpoint
Nhóm 3: Báo cáo số liệu, bảng điều tra về ô nhiễm môi trường và xử lí ô nhiễm môi trường ở Thành phố Thủ Đức
Báo cáo nghiên cứu việc xử lí môi trường tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, 
Lập bảng điều tra về tỉ lệ sử dụng xe máy, thói quen để xe nổ máy trong khi chờ đen giao thông của người dân ở Thành phố Thủ Đức.
Báo cáo nghiên cứu về tỉ lệ người hút thuốc lá và thái độ của người dân đối với việc hút thuốc lá tại 1 khu dân cư tại Thành phố Thủ Đức.
Poster mô tả 1 cuộc sống khi không có không
khí sạch.
Báo cáo nghiên cứu
Bài thuyết trình Powerpoint
Poster ảnh
Nhóm 4: Đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch.
Thiết kế các poster tuyên truyền về tác hại của thuốc lá.
Thiết kế các poster tuyên truyền về tác hại của việc nhà máy xả thải khói bụi ra môi trường.
Thiết kế các poster tuyên truyền về việc không thực hiện các hành vi gây ô nhiễm không khí như: đốt rác thải nơi công cộng, hút thuốc lá nơi công cộng và sử dụng xăng pha chì, 
Thiết kế các poster tuyên truyền về việc nên thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ bầu không khí trong lành như: xử lí rác thải, hút thuốc đúng nơi quy định, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, HS thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường 
Poster	tuyên truyền
Bước 3: Thực hiện dự án
Bảng 2. Tiến trình thực hiện dự án
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thu thập thông tin.
Điều tra, khảo sát hiện trạng.
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm (xây dựng câu hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, cách giao tiếp...).
Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.
Thảo luận nhóm để xử lí thông tin và lập dàn ý báo cáo.
Hoàn thành báo
cáo của nhóm.
Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm.
Xây dựng báo cáo sản
phẩm của nhóm.
Bước 4: Viết báo cáo và trình bày báo cáo
Dự án: “TP THỦ ĐỨC – KHÔNG KHÍ TÔI YÊU”
Các nhóm sẽ thực hiện báo cáo theo kế hoạch đã thực hiện, được công bố dưới dạng bài trình diễn powerpoint,... Trong dự án, các sản phẩm vật chất kèm theo là những tranh vẽ cổ động, mô hình bảo vệ môi trường, ngoài ra sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất bài thơ kêu gọi chung tay bảo vệ bầu không khí trong lành... Sản phẩm của dự án được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp, hoặc có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay lưu diễn ngoài trường.
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện dự án
DỰ KIẾN PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC CỦA MỤC TIÊU
GV và HS cùng đánh giá hoạt động nhóm (HS) thông qua rubric liên quan đến hoạt động 5.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập hoạt động
HS và GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập dựa trên sản phẩm của các nhóm và rubric.
Dự kiến phương án đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu
GV và HS đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu 7.KHTN.3.1 và 8.TC.1.1 thông qua rubric liên quan đến hoạt động (phần B, mục IV)
HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC
CÁC HỒ SƠ KHÁC
Các phiếu học tập, rubric đánh giá
Rubric đánh giá mục tiêu hoạt động
Tiêu chí đánh giá
Mức độ đánh giá và điểm
Điểm
Mức 1 (2 điểm)
Mức 2 (4 điểm)
Mức 3 (6 điểm)
Dựa vào kết quả báo cáo của HS
(7)	hoặc
[7.KHTN.3.1] 1.
Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Thành phố Thủ Đức
Nêu các vấn đề ô nhiễm không khí sơ sài, vắn tắt.
Bản báo cáo nghiên cứu và bảng điều tra sơ sài, thiếu dẫn chứng, hình ảnh minh hoạ.
Nêu được các vấn đề ô nhiễm không khí.
Lập được báo cáo nghiên cứu và bảng điều tra chi tiết, dẫn chứng còn ít, sơ sài 
Nêu đầy đủ các vấn đề ô nhiễm không khí.
Lập được báo cáo nghiên cứu và bảng điều tra chi tiết: có số liệu, hình ảnh minh hoạ kèm theo 
Dựa vào kết quả báo cáo của HS
(7) hoặc [7.KHTN.3.1] 2. Tìm	hiểu	ảnh hưởng	của	ô nhiễm không khí đến	cuộc	sống của người dân
Bài báo cáo còn sơ sài, thiếu ý và chưa rõ ràng, chi tiết 
Thiết kế đơn điệu, bài thuyết trình vắn tắt, khi phát biểu còn ngập ngừng chưa thu hút người nghe.
Poster minh hoạ sơ sài, thiếu ý và chưa thu hút người xem.
Bài báo cáo thể hiện đạt yêu cầu nội dung, hình ảnh nhưng chưa sinh động.
Thiết kế đủ ý, bài thuyết trình đủ nội dung.
Poster minh hoạ đạt yêu cầu nội dung, hình ảnh nhưng chưa thu hút người xem.
Bài báo cáo thể hiện đầy đủ nội dung, hình ảnh phong phú, rõ ràng, chi tiết 
Thiết kế rõ ràng, bài thuyết trình đầy đủ nội dung, sinh động, thu hút người nghe.
Poster minh hoạ đầy đủ giá trị nội dung, hình ảnh minh hoạ phù hợp.
Dựa vào kết quả báo cáo của HS
- Các báo cáo còn sơ sài, thiếu ý và chưa rõ ràng, chi tiết 
- Các báo cáo thể hiện đạt yêu cầu nội dung, hình ảnh nhưng chưa sinh động.
- Các báo cáo thể hiện đầy đủ nội dung, hình ảnh phong phú, rõ ràng, chi tiết 
(7) hoặc [7.KHTN.3.1] 3. Báo cáo các số liệu, bảng điều tra về ô nhiễm môi trường và xử lí ô nhiễm môi trường ở Thành phố Thủ Đức.
Thiết kế Poster đơn điệu, bài thuyết trình vắn tắt, khi phát biểu còn ngập ngừng chưa thu hút người nghe.
Poster minh hoạ sơ sài, thiếu ý và chưa thu hút người xem.
Thiết kế Poster đủ ý, bài thuyết trình đủ nội dung.
Poster minh hoạ đạt yêu cầu nội dung, hình ảnh nhưng chưa thu hút người xem.
Thiết kế Poster rõ ràng, bài thuyết trình đầy đủ nội dung, sinh động, thu hút người nghe.
Poster minh hoạ đầy đủ giá trị nội dung, hình ảnh minh hoạ phù hợp.
Dựa vào kết quả báo cáo của HS
(7)	hoặc
[7.KHTN.3.1] 4.
- Poster minh hoạ sơ sài về nội dung, thiếu hình ảnh minh hoạ.
- Poster minh hoạ đủ giá trị nội dung, nhưng hình ảnh minh hoạ còn ít.
- Poster minh hoạ đầy đủ giá trị nội dung, hình ảnh minh hoạ phù hợp.
Đề xuất các giải pháp ngăn chặn và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, bảo vệ bầu không khí trong sạch
Poster rườm rà, rối mắt người xem.
Bố cục trình bày lộn xộn, dài dòng và khó hiểu.
Poster cân đối, dễ nhìn.
Bố cục trình bày ngắn gọn có chỗ cần điều chỉnh cho hợp lí.
Poster bắt mắt, thu hút người xem.
Bố cục trình bày hợp lí, súc tích ngắn gọn.
5. Các sản phẩm kèm theo bài thuyết trình,
báo cáo.
Ý tưởng sơ sài, đơn giản.
Chưa nêu được nội dung tryền tải nhằm kêu gọi mọi người trong cộng đồng.
Hình ảnh hay sản phẩm đơn điệu, không bắt mắt người xem.
Ý tưởng tốt, tích cực.
Có sự kêu gọi mọi người trong cộng đồng.
Hình ảnh sinh động, rõ ràng và phù hợp với nội dung.
Ý tưởng tốt, tích cực và thu hút người xem.
Có sự lan toả tích cực đến cộng đồng trong việc kêu gọi mọi người.
Hình ảnh sinh động, rõ ràng và phù hợp với nội dung.
Dựa vào quan sát quá trình tham gia hoạt động của HS
(8)	hoặc
[8.TC.1.1]
Tham gia hoạt động nhóm.
Chỉ ngồi quan sát và lắng nghe ý kiến.
Tham gia hoạt động nhóm, trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm.
Tham gia hoạt động nhóm nhiệt tình, tích cực trao đổi ý kiến, chia sẻ và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
Nhận xét:
Tổng điểm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 1 : CÁC PHÉP ĐO
(KHTN LỚP 6)
Bài 4,5,6,7
Thời lượng: 8 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất,
năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
MÃ HÓA
YCCĐ
STT
Dạng 
mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
Nhận thức KHTN
– Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng.
(1)
KHTN.1.1
– Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều dài, thời gian.
(2)
KHTN.1.1
– Dùng thước, cân, đồng hồ để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó
(3)
KHTN.1.7
– Phát biểu được: Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
(4)
KHTN.1.2
– Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius.
(5)
KHTN.1.2
– Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. 
(6)
KHTN.1.6
– Hiểu được tầm quan trọng củaviệc ước lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
(7)
KHTN.1. 2
Tìm hiểu tự nhiên
– Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
(8)
KHTN.2.4
– Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
(9)
KHTN.2.4
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ
Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
(10)
TC.1.1
Giải quyết
vấn đề 
Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
(11)
GQ.1
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
(12)
GQ.4
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trung thực
Có ý thức báo cáo các kết quả đã thu thập chính xác, khách quan để chứng minh hoặc phủ nhận giả thuyết đã đặt ra.
(13)
TT.1
Trách nhiệm
Tự giác hoàn thành công việc thu thập các dữ liệu bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
(14)
TN.3.1
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động1: Đặt vấn đề
Tham khảo sách 
Bình chứa sẵn nước nóng, lạnh
Bàn học sinh
1 quả cân được che khối lượng
1 đồng hồ bấm giây
2 cốc đựng nước nóng, lạnh
Hoạt động 2: Đo chiều dài
Bộ thước đo chiều dài, thước Lazer
Bộ thước đo chiều dài
Phiếu học tập 1, giấy A0
Hoạt động 3: Đo khối lượng 
Cân đồng hồ, cân bỏ túi, cân điện tử, 
Cân đồng hồ
Một số vật cần cân
Phiếu học tập 2
Hoạt động 4: Đo thời gian 
Đồng hồ bấm giây
Điện thoại
Đồng hồ bấm giây
Điện thoại
Đồng hồ đeo tay
Phiếu học tập 3
Hoạt động 5: Tìm hiểu về nhiệt độ và thang nhiệt độ
Các loại nhiệt kế (Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế màu, )
Nhiệt kế y tế
Nhiệt kế phòng thí nghiệm
Nhiệt kế treo tường
Hoạt động 6: Thực hành đo nhiệt độ bằng nhiệt kế
Các loại nhiệt kế (Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế màu, )
Nhiệt kế y tế
Nhiệt kế phòng thí nghiệm
Nhiệt kế treo tường
Giá đỡ
Cốc chịu nhiệt
Phiếu học tập 4
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(dự kiến thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH chủ đạo
Phương án
đánh giá
STT
Mã hoá
Hoạt động 1: Đặt
vấn đề
(35 phút)
(1)
(7)
KHTN.1.1
KHTN.1.2
Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài, khối lượng, thời gian và nhiệt độ.
- PPDH trực quan
- KTDH: Khăn trải bàn
- Câu trả lời của HS
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
Hoạt động 2: Đo chiều dài
(65 phút)
(2)
(3)
(8)
(10)
(11)
(13)
KHTN.1.1
KHTN.1.7
KHTN.2.4
TC.1.1
GQ.1
TT.1
- Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
- Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài.
- Thực hành: Đo được chiều dài bằng thước (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
- PPDH trực quan
-KTDH: Khăn trải bàn, các mảnh ghép
- Câu trả lời của HS
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Phiếu học tập của HS
- Thao tác thực hành của HS
Hoạt động 3: Đo khối lượng
(65 phút)
(2)
(3)
(8)
(10)
(11)
(13)
KHTN.1.1
KHTN.1.7
KHTN.2.4
TC.1.1
GQ.1
TT.1
- Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.
- Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng.
- Thực hành: Đo được khối lượng bằng cân (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
- PPDH trực quan
- KTDH: KWL
- Câu trả lời của HS
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Phiếu học tập của HS
- Thao tác thực hành của HS
Hoạt động 4: Đo thời gian
(65 phút)
(2)
(3)
(8)
(10)
(11)
(13)
KHTN.1.1
KHTN.1.7
KHTN.2.4
TC.1.1
GQ.1
TT.1
- Cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo thời gian.
– Thực hành: Đo được thời gian bằng đồng hồ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số).
- PPDH trực quan
- KTDH: KWL
- Câu trả lời của HS
- Mức độ tham gia hoạt động của HS
- Phiếu học tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx