Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 18: Tế bào. Đơn vị co bản của sự sống - Năm học 2021-2022 - Phương Thị Nga

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 18: Tế bào. Đơn vị co bản của sự sống - Năm học 2021-2022 - Phương Thị Nga

I. Mục tiêu

1. Về kiếnthức

- Nêu được khái niệm tế bào.

- Xác định được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào.

- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào, năng lực giao tiếp và hợp tác.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.

- Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.

- Chứng minh mỗi tế bào có hình dạng kích thước khác nhau phù hợp với chức năng của chúng.

3. Về phẩm chất

 3.1. Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.Chịu khó tìm tòi tài liệu.

3.2. Trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về tế bào – đơn vị cấu tạo của cơ thể sống.

3.3. Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập.

 

docx 6 trang Hà Thu 31/05/2022 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 18: Tế bào. Đơn vị co bản của sự sống - Năm học 2021-2022 - Phương Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: TẾ BÀO
BÀI 18: Tế bào – đơn vị co bản của sự sống
Thời lượng: (2 tiết)
Tiết theo PPCT: 11,14
Thời gian thực hiện:
Ngày, tháng, năm
Lớp
Số học sinh tham gia
Tổng số HS: Có mặt: vắng mặt có lý do:
 không lý do:
I. Mục tiêu
1. Về kiếnthức
Nêu được khái niệm tế bào.
Xác định được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào.
Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào, năng lực giao tiếp và hợp tác.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.
- Chứng minh mỗi tế bào có hình dạng kích thước khác nhau phù hợp với chức năng của chúng.
3. Về phẩm chất 
 3.1. Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.Chịu khó tìm tòi tài liệu.
3.2. Trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về tế bào – đơn vị cấu tạo của cơ thể sống.
3.3. Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên
Hình ảnh : H1.1: Hình dạng một số loại tế bào.
Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch.
Học sinh
Nghiên cứu trước bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS khi vào bài mới, HS tham gia trả lời các câu hỏi để tìm ra nội dung bài học.
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Chuyển giao nhiệm vụ 
+ GV lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chiếu hình ảnh bị che bởi các miếng ghép.
- Thực hiện nhiệm vụ 
+ 2 đội bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời .
- Báo cáo, thảo luận
+ HS tham gia trò chơi
- Kết luận, nhận định
+ GV sẽ chốt kết quả: đội chiến thắng là đội trả lời được: hình ảnh đó là hình ảnh tế bào
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.2.1: Tìm hiểu về : Tế bào là gì?
a) Mục tiêu: Học sinh biết được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống.
Học sinh trả lời được: tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Chuyển giao nhiệm vụ
 YC HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: 
 + Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống?
+ Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
- Thực hiện nhiệm vụ 
+ đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao. 
- Báo cáo, thảo luận
+ Cử đại diện trả lời câu hỏi.
- Kết luận, nhận định
+ GV gọi một nhóm trình bày đáp án, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ GV nhận xét và chốt kiến thức
Tế Bào là gì?
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. 
Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống
Hoạt động 2.2.2. Tìm hiểu về hình dạng và kích thước tế bào
 a) Mục tiêu: Học sinh biết được tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau từ đó biết được hình dạng có liên quan đến chức năng của tế bào.
b) Tổ chức thực hiện; 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
 Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm nhỏ (2 bạn trong 1 bàn) để trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
+ Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
+ Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào?
- Thực hiện nhiệm vụ 
+ học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận
+ HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời theo yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định
+ Gv có thể bổ sung thêm về kích thước của tế bào từ 05µm- 40µm.
Một số loại vi khuẩn có thể quan sát bằng mắt thường: tb sợi gai, tb tép bưởi, tb thịt quả cà chua .
+ GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
Hình dạng và kích thước của tế bào
Hình dạng tế bào
Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau
Kích thước tế bào
Kích thước tế bào khác nhau giữa các nhóm sinh vật và giữa các cơ quan trong cùng cơ thể. 
Có rất ít tế bào có kích thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường, còn lại thì rất nhỏ bé phải quan sát bằng kính hiểun vi-
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Chuyển giao nhiệm vụ 
+ GV cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nhiệm bằng cách giơ thẻ A/B/C/D có 4 màu khác nhau.
- Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS suy nghĩ thức hiện nhiệm vụ
- Báo cáo, thảo luận
+ HS đưa ra đáp án, GV mời HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định
+ GV đưa ra câu trả lời, khhen ngợi những em trả lời đúng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh giải thích được :
Tại sao nói “ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” 
Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
 - Khuyến khích HS tìm hiểu mở mang tri thức
b) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
- Chuyển giao nhiệm vụ 
+ GV chiếu một số hình ảnh về TB cho HS quan sát.
+ YC HS vẽ lại hình ảnh của các loại tế bào đó.
- Thực hiện nhiệm vụ
+ HS quan sát, thực hiệ nhiệm vụ.
- Báo cáo, thảo luận
+ HS trao đổi vở cho bạn bên cạnh để kiểm tra lẫn nhau.
- Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, để học sinh ghi nhớ kiến thức.
PHỤ LỤC
Các câu hỏi trong phần luyện tập
Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” 
a. Vì tế bào rất nhỏ bé.
b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. 
c. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
d. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
a. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
b. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
c. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
d. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật.
Câu 3: Trong các loại thế bào sau loại nào có thể nhìm thấy bằng mắt thường?
Tế bào tép bưởi
Tế bào gan
Tế bào thịt lá tía tô
Tế bào vảy hành.
Chiếu các hình ảnh về tế bào
 Ngày ..tháng .năm 2021
Tổ chuyên môn đã duyệt
Đào Thị Kim Thuý

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va.docx