Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 6: Từ tế bào tới cơ thể - Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 6: Từ tế bào tới cơ thể - Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự, lấy ví dụ minh họa cho các cấp tổ chức ấy.

- Phân tích được các mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.

+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Lấy được ví dụ về các cơ thể sống.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các bộ phận khác nhau của một cơ thể sống.

- Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.

- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

- Hình ảnh các tế bào thuộc các loại mô khác nhau của cơ thể.

- Phiếu học tập : Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.

 - Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học

b) Nội dung: Giáo viên giới thiệu hình ảnh các tế bào khác nhau, yêu cầu HS nhận biết và nêu tên các tế bào đó.

c) Sản phẩm:

- Tế bào hồng cầu - Tế bào thần kinh - Tế bào cơ

- Tế bào tinh trùng - Tế bào trứng

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn học sinh tham gia đoán tên tế bào

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và đăng kí tham gia chơi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh các loại tế bào

- HS quan sát và suy nghĩ phương án trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS đưa ra các phương án trả lời cho các hình ảnh tương ứng

- HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt các phương án đúng

- GV nối vào bài: Vì sao các tế bào lại có hình dạng khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

 

docx 7 trang Hà Thu 28/05/2022 6430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 6: Từ tế bào tới cơ thể - Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 23: TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Nêu được các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự, lấy ví dụ minh họa cho các cấp tổ chức ấy.
Phân tích được các mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học:
+ Học sinh tự tìm hiểu thiên nhiên xung quanh và áp dụng lấy các ví dụ vào trong bài học.
+ Học sinh tự tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến nội dung học tập
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ về các cơ thể sống.
Phân tích được mối quan hệ giữa các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các bộ phận khác nhau của một cơ thể sống.
Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ các loài sinh vật sống quanh mình.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh các cơ thể sống khác nhau: gồm cả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Hình ảnh các tế bào thuộc các loại mô khác nhau của cơ thể.
Phiếu học tập : Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của cơ thể
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: 	- Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.
	- Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học
Nội dung: Giáo viên giới thiệu hình ảnh các tế bào khác nhau, yêu cầu HS nhận biết và nêu tên các tế bào đó.
Sản phẩm: 
Tế bào hồng cầu	- Tế bào thần kinh	- Tế bào cơ
Tế bào tinh trùng	- Tế bào trứng 
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh tham gia đoán tên tế bào
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh các loại tế bào
- HS quan sát và suy nghĩ phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS đưa ra các phương án trả lời cho các hình ảnh tương ứng
- HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt các phương án đúng
- GV nối vào bài: Vì sao các tế bào lại có hình dạng khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào 
Mục tiêu: 
Nêu được các cấp độ tổ chức của một cơ thể sống.
Nội dung: 
GV chiếu hình ảnh các cấp độ tổ chức sống của cơ thể, yêu cầu HS nêu tên các cấp độ ấy từ nhỏ đến lớn.
GV chiếu một hình ảnh các cấp độ tổ chức của một cơ thể khác, yêu cầu HS nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng.
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các cấp độ tổ chức sống, từ đó nêu tên các cấp độ ấy theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- GV chiếu hình ảnh khác của các cấp độ tổ chức sống và yêu cầu HS quan sát.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ được giao
- GV có thể hướng dẫn, gợi ý cho học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trả lời lệnh
+ HS trả lời các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao theo gợi ý trên hình ảnh
+ HS khác nhận xét hoặc nhắc lại kiến thức.
- GV yêu cầu HS khác lên nhận diện các cấp độ tổ chức sống dựa vào một số hình ảnh khác mà GV cung cấp.
+ HS trả lời các cấp độ tổ chức sống theo gợi ý trên hình ảnh
+ HS khác nhận xét hoặc nhắc lại kiến thức.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức
- HS lắng nghe và tự tổng hợp kiến thức vào vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nội dung từ tế bào thành mô
Mục tiêu: 
Nêu được khái niệm mô
Nêu được tên một số mô trên cơ thể người hoặc cơ thể thực vật, động vật khác.
Nội dung: 
HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 2.2 và 2.3 trang 97 sgk và nêu tên các loại mô có trong cơ thể người và cơ thể thực vật.
- GV yêu cầu HS nêu khái niệm mô.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và tìm phương án trả lời cho các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày câu trả lời của mình
- HS trình bày câu trả lời: + Mô liên kết
	+ Mô cơ
	+ Mô biểu bì
	+ Mô mạch gỗ, mô mạch rây, 
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trả lời câu hỏi của các HS.
- GV chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nội dung từ mô tạo thành cơ quan
	a) Mục tiêu: 
Nêu được mối quan hệ giữa mô và cơ quan.
Nêu được tên một số cơ quan trên cơ thể người hoặc cơ thể thực vật, động vật khác và chức năng của một số cơ quan ấy.
	b) Nội dung: 
HS quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
	c) Sản phẩm: 
Nội dung phiếu học tập của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Nhóm 1, 3, 5 quan sát hình ảnh 2.5 sách giáo khoa, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.1.
+ Nhóm 2, 4, 6 quan sát hình ảnh 2.6 sách giáo khoa thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2.2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập được giao
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày câu trả lời của mình
- HS trình bày câu trả lời: + Đại diện nhóm 1 trình bày phiếu học tập số 2.1
	Các nhóm 3,5 lắng nghe, nhận xét
	+ Đại diện nhóm 2 trình bày phiếu học tập số 2.2
	Các nhóm 4, 6 lắng nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trả lời câu hỏi của các nhóm.
- GV chốt kiến thức
- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu nội dung từ cơ quan tạo thành hệ cơ quan
	a) Mục tiêu: 
Nêu được tên các hệ cơ quan trong cơ thể
Nêu được tên các cơ quan cấu tạo nên hệ cơ quan và một số chức năng quan trọng của một vài hệ cơ quan trong cơ thể.
	b) Nội dung: 
Trò chơi gọi tên, đoán bộ phận.
	c) Sản phẩm: 
Kết quả của trò chơi: các cơ quan được xếp vào hệ cơ quan sao cho phù hợp.
	d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu luật chơi
- HS lắng nghe luật chơi và đăng kí tham gia chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh
- HS thảo luận và sắp xếp các cơ quan vào các hệ cơ quan sao cho phù hợp (các hệ cơ quan khác hệ hô hấp, hệ tuần hoàn).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời nhóm học sinh trình bày các hệ cơ quan gồm những cơ quan nào và chức năng chính của mỗi hệ cơ quan đó.
- HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV nhận xét phần trò chơi của các nhóm và nhận xét kết quả
	- GV chốt kiến thức; giáo viên có thể giới thiệu thêm về hệ chồi và hệ rễ ở các loài thực vật.
	- HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học
Nội dung: 
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm kahoot (hoặc trực tuyến trên aha slides.)
Câu 1. Mô là gì?
A. Tập hợp nhiều cơ quan có chức năng giống nhau	
B. Tập hợp nhiều hệ cơ quan có chức năng giống nhau
C. Tập hợp nhiều tế bào có chức năng giống nhau	
D. Tập hợp toàn bộ các tế bào trong cơ thể
Câu 2. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cấu tạo của hệ tuần hoàn?
A. Tim	B. Mạch máu	C. Máu	D. Phổi
Câu 3. Ở thực vật, người ta chia cơ thể thành mấy hệ cơ quan chính?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4. Hệ cơ quan nào dưới đây thực hiện chức năng thải nước tiểu?
A. Hô hấp	B. Tuần hoàn	C. Bài tiết	D. Sinh dục
Câu 5. Hệ cơ quan có nhiều cơ quan nhất trong cơ thể là
A. Tiêu hóa	B. Hô hấp	C. Bài tiết	D. Sinh sản
Sản phẩm: 
Câu 1. C	Câu 2. D	Câu 3. B	Câu 4. C	Câu 5. A
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS sử dụng thiết bị thông minh: máy tính, ipad, điện thoại di động, đăng nhập phần mềm ứng dụng để tham gia trả lời các câu hỏi.
- HS đăng nhập ứng dụng để chuẩn bị tham gia phần luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mở ứng dụng: kahoot hoặc aha slides.
- HS đăng nhập và bắt đầu chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trong quá trình chơi của HS, GV trình chiếu lên màn chiếu kết quả hiển thị phần chơi của HS
- Trên giao diện thiết bị thông minh của HS có hiển thị các kết quả của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu.
- HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến kiến thức của bài học
Nội dung: 
- Nhiệm vụ mà giáo viên đề ra: Giáo viên có 1 sơ đồ câm thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể, yêu cầu HS vẽ các mũi tên sao cho phù hợp.
Sản phẩm: 
Hình ảnh hoàn thiện của sơ đồ
Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ học tập: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau để chứng minh “các hệ cơ quan trong cơ thể là một thể thống nhất”
Hệ tiêu hóa
Hệ thần kinh
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Hệ hô hấp
Hệ vận động
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, hoàn thiện sơ đồ
- GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận, vẽ hình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình
- HS trình bày bản vẽ; trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh (bản vẽ, câu trả lời) và khẳng định kiến thức.
	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
PHỤ LỤC:
Phiếu học tập số 2.1: Các hệ cơ quan trong cơ thể người
(Dành cho nhóm có thứ tự lẻ)
Tên nhóm: .	Lớp: 
STT
Tên hệ cơ quan
Tên các cơ quan của hệ
Chức năng
1
Hệ hô hấp
2
Hệ tuần hoàn
Phiếu học tập số 2.1: Các hệ cơ quan chính của thực vật
(Dành cho nhóm có thứ tự chẵn)
Tên nhóm: .	Lớp: 
STT
Tên hệ cơ quan
Tên các cơ quan của hệ
Chức năng
1
2

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va.docx