Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Kim Oanh

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Kim Oanh

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.

- Dựa vào những đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.

 

docx 234 trang Mạnh Quân 26/06/2023 3371
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Đỗ Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
01/09/2021
Dạy
Lớp
6A
6B
Tiết
Ngày 
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP ĐO
CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN, DỤNG CỤ ĐO 
VÀ AN TOÀN THỰC HÀNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 03 tiết (T1,2,3)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Dựa vào những đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống.
2. Về năng lực
- Năng lực tự học và tự chủ:
+ Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
+ Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên đúng với các lĩnh vực của khoa học tự nhiên
+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
3. Về phẩm chất 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm (24 x 3)
Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS (16)
Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a) Mục tiêu: 
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em được học từ cấp tiểu học và từ cuộc sống với chủ đề bài học mới.
+ Kích thích cho HS suy nghĩ thông qua việc thể hiện bằng cách nêu một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật của thế giới tự nhiên.
b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự nhiên sẽ giúp cho con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời đời sống về cả vật chất và tinh thần.
Thế giới tự nhiên xung quanh ta thật phong phú và da dạng, bao gồm các hiện tượng thiên nhiên, động vật, thực vật... và cả con người.
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật trong thế giới tự nhiên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi sau 3 phút suy nghĩ.
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới
2. Hoạt động 2.1. Thế nào là khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm KHTN.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và thảo luận, trả lời câu hỏi: Thế nào là khoa học tự nhiên?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát hình 1.1 sgk và nhận xét những hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên khoa học tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS thảo luận và làm việc nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Sản phẩm
I. Thế nào là khoa học tự nhiên
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
- Hoạt động nghiên cứu hình 1.1:
a. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
b. Tìm hiểu vũ trụ
g. Lai tạo giống cây trồng mới.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.2 sgk và trả lời câu hỏi: “KHTN có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra câu trả lời. GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Sản phẩm
II. Vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
+ Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
+ Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
+ Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận.
c) Sản phẩm: HS đưa ra kết luận. Mức độ tham gia hoạt động của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát hình 1.3 sgk và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của từng lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên?
- GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Hãy lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên, theo gợi ý trong bảng 1.2:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.
- GV gọi HS đánh giá kết quả của nhóm bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết luận.
Sản phẩm
III. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- Đối tượng nghiên cứu: Sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến con người.
- Các lĩnh vực KHTN:
+ Sinh hoạc nghiên cứu về sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
+ Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.
+ Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự biến đổi của chúng trong tự nhiên.
+ Hóa học nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về vật sống và vật không sống
a) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống trong khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát các hình 1.4, 1.5 sgk thảo luận, thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm: HS đưa ra những đặc trưng để nhận biết vật sống trong tự nhiên.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: GV cho HS quan sát hình 1.4 và yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: Nêu tên những vật sống, vật không sống trong hình trên?
Nhiệm vụ 2: 
- GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV cho HS quan sát hình 1.5, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những đặc điểm giúp em nhận biết vật sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát và hỗ trợ HS (khi cần).
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi HS đánh giá kết quả thảo luận của các bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.
Sản phẩm
IV. Vật sống và vật không sống
+ Vật sống: con cá, con chim, mầm cây, con sứa
+ Vật không sống: xe đạp, cái cốc, đôi giày.
=> Vật sống mang những đặc điểm của sự sống, vật không sống không mang những đặc điểm của vật sống.
- Đặc điểm của vật sống:
+ Thu nhận chất dinh dưỡng cần thiết từ môi trường.
+ Thải bỏ chất thải (khí oxi, phân )
+ Biết vận động
+ Lớn lên và tăng trưởng
+ Có khả năng sinh sản
+ Cảm ứng
+ Chết đi
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức mới vừa học.
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đưa ra phiếu học tập, yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận, đưa ra câu trả lời
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Lập bảng sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống thao bảng mẫu:
Vật sống
Vật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.
Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
.....
......
Câu 2: Hãy ghi vào bảng ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực Khoa học tự nhiên?
Đối tượng nghiên cứu
Vật lí
Hóa học
Sinh học
Thiên văn học
Khoa học trái đất
Năng lượng điện
Tế bào
Mặt trăng
Trái Đất
Con người
Âm thanh
Kim loại
Sao chổi
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, gọi 1 số nhóm báo cáo kết quả thực hiện, đại diện nhóm đứng dậy trình bày:
Câu 1: 
Vật sống
Vật không sống
Sinh vật mang những đặc điểm của sự sống.
Vật không mang những đặc điểm của sự sống.
Các sinh vật có khả năng sinh sản
Vật không có khả năng sinh sản
Để sinh tồn, các sinh vật phụ thuộc vào nước, không khí và thức ăn
Không cần yêu cầu như vậy
Nhạy cảm và phản ứng nhanh với các kích thích
Không nhạy cảm và không phản ứng
Cơ thể trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển
Không sin trưởng và phát triển
Sống đến tuổi thọ nhất định sẽ bị chết
Không có khái niệm tuổi thọ
Có thể di chuyển
Không thể tự di chuyển
Câu 2: Các đối tượng nghiên cứu thuộc các lĩnh vực:
+ Năng lượng điện, âm thanh: Vật lí
+ Kim loại: Hóa học
+ Tế bào, con người: Sinh học
+ Mặt trăng, sao chổi: Thiên văn học
+ Trái đất: Khoa học trái đất.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học, biết áp dụng vào cuộc sống.
b) Nội dung: 
- GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời nhanh.
- Tìm hiểu thông tin về một thành tựu của nghiên cứu khoa học tự nhiên mà em biết, hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, y tế, Chia sẻ với các bạn khác qua “Góc học tập” của lớp.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS
- Tranh ảnh, tài liệu, thông tin tóm tắt của một thành tựu nghiên cứu khoa học tự nhiên hoặc sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của một lĩnh vực trong cuộc sống.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài học, vậy theo các em, chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không?
- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi: Chiếc xe máy không phải là vật sống vì xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết.
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.
- GV thông báo nhiệm vụ về nhà, thực hiện theo cá nhân HS: Tìm hiểu thông tin về một thành tựu của nghiên cứu khoa học tự nhiên mà em biết, hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự phát triển nhờ khoa học công nghệ của các lĩnh vực mà em quan tâm như: giao thông vận tải, du hành vũ trụ, thông tin liên lạc, y tế, Chia sẻ với các bạn khác qua “Góc học tập” của lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ giờ học sau, báo cáo nhiệm vụ bằng tranh ảnh, tài liệu, văn bản tóm tắt nộp vào Góc học tập của lớp.
==========***==========
Ngày soạn
01/09/2021
Dạy
Lớp
6A
6B
Tiết
Ngày 
BÀI 2: MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ 
QUY ĐỊNH TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Thời gian thực hiện: 4 tiết(T4,5,6,7)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phân biệt được một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN, biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích.
- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
- Phát biểu được quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Nêu được ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Nhận biết được một số biển báo an toàn.
- Nêu được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
2. Về năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực:
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.
+ Nhận ra, giải thích các vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN
+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.
3. Về phẩm chất 
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các biển báo an toàn, hình ảnh các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Video liên quan đến nội dung về các quy định an toàn trong phòng thực hành: Link:................. 
- Kính lúp, kính hiển vi quang học. Bộ mẫu vật tế bào cố định hoặc mẫu vật tươi, lamen, lam kính, nước cất, que cấy....
- Một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN: Cân đồng hồ, nhiệt kế, ống đong, pipet, cốc đong....
- Video liên quan đến nội dung về cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật: Link:................. 
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- SGK khoa học tự nhiên 6.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
a) Mục tiêu: Khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của HS về “Biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng”
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu: Kể tên những dụng cụ dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian.
nhiệt độ, thể tích mà em biết.
- HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. (GV yêu cầu HS sau không nói trùng ý kiến HS trước).
- GV ghi các ý kiến lên bảng, cho HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời chung.
- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Dụng cụ đo trong môn KHTN gồm có những dụng cụ nào? Tại sao cần phải thực hiện an toàn trong phòng thực hành KHTN? Để trả lời được câu hỏi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học sau đây.
2. Hoạt động 2.1.1 Tìm hiểu một số dụng cụ đo 
a) Mục tiêu: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn KHTN (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,...).
b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo trong môn KHTN.
c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ, thể tích.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS thảo luận: Những dụng cụ đo nào tất cả HS đều nên biết cách sử dụng?
- GV tổ chức để HS làm việc nhóm với yêu cầu quan sát hình 2.1 SGK và kể tên các dụng cụ đo chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt độ trong môn KHTN.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu các dụng cụ đo.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS ghi nội dung chính vào vở.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi nhớ.
- GV mở rộng kiến thức: Các nhà khoa học sử dụng các công cụ đặc biệt để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Họ cần thu thập dữ liệu hoặc thông tin khi họ muốn tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Để giải quyết nhu cầu nảy, các nhà khoa học phải ghi dữ liệu một cách chính xác và có tổ chức. Đây là một phần quan trọng của phương pháp khoa học. Các nhà khoa học có thể sử dụng những công cụ ở trong phòng thí nghiệm hoặc Sử dụng công cụ ở bất cứ nơi nào mà họ thực hiện công việc của mình.
Phòng thí nghiệm KHTN phải có các công cụ để đo về chiều dài (khoảng cách), khối lượng, thể tích, thời gian, nhiệt độ. Các phép đo khác nhau, có các tiêu chuẩn đo và dụng cụ đo khác nhau.
Sản phẩm
I. Dụng cụ đo trong môn KHTN
+ Đo chiều dài: thước cuộn, thước kẻ, thước dây
+ Đo khối lượng: cân đồng hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân y tế.
+ Đo thể tích chất lỏng: cốc đong, ống đong, ống pipet 
+ Đo thời gian: đồng hồ bấm giấy, đồng hồ treo tường.
+ Đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử 
2. Hoạt động 2.1.2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích (ống hút nhỏ giọt, bình chia độ). Góp phần hình thành phẩm chất trung thực.
b) Nội dung: GV cho HS đọc thông tin, tìm hiểu về bình chia độ và cách đo thể tích bằng bình chia độ.
c) Sản phẩm: HS nêu được cách sử dụng ống hút nhỏ giọt và bình chia độ
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng?
+ Em hãy nêu giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS quy trình đo thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo.
+ Lựa chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
+ Để chất lỏng vào bình chia độ, đặt bình chia độ thắng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần với mực chất lỏng. 
- GV hướng dẫn HS cách dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng và cho HS thảo luận câu hỏi: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng thì ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đo?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS quan sát quá trình thực hiện của GV, trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- GV gọi 2 bạn HS có năng lực lên và hướng dẫn các bạn thực hiện, HS khác quan sát.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức HS cần ghi nhớ.
Sản phẩm
1.2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ống pipet (cốc đong, chai, lo, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích).
- Giới hạn đo (GHĐ) của một bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp
trên bình.
Hoạt động 2.1.3. Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp cầm tay
a) Mục tiêu: Quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay. Góp phần hình thành phẩm chất trung thực, phát triển năng lực giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức.
b) Nội dung: HS quan sát GV thực hiện và tiến hành thực hành.
c) Sản phẩm: HS quan sát được mẫu vật bằng kính lúp cầm tay
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát các bộ phận của kính lúp
- GV hướng dẫn cách sử dụng:
- Sau khi hướng dẫn, GV tổ chức giao nhiệm vụ cho từng HS:
+ Hãy quan sát một con kiến hoặc đường vân tay trên một ngón tay hoặc hình huy hiệu Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
+ Hãy ước lượng đường kính một sợi tóc của em là bao nhiêu?
- Từ kết quả quan sát, ước lượng, GV cho HS thảo luận:
+ Thiết bị nào giúp em quan sát những hình ảnh trên dễ dàng hơn?
+ Làm thế nào để đo được đường kính một sợi tóc của em?
- GV cho HS: Quan sát gân lá cây bằng kính lúp cầm tay như hướng dẫn, yêu cầu HS vẽ hình gân lá cây đã quan sát được.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm 3 – 4 người, cùng quan sát, thực hành theo các yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trưng bày sản phẩm thu được sau khi quan sát và vẽ gân lá cây.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.
Sản phẩm
3. Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp cầm tay
*Cấu tạo:
+ Tay cầm bằng kim loại hoặc nhựa.
+ Một tấm kính trong, hai mặt lồi.
+ Khung kính bằng kim loại hoặc nhựa.
*Cách sử dụng kính lúp:
+ Dùng tay thuận cầm kính lúp
+ Để mặt kính sát mẫu vật, mắt nhìn vào mặt kính.
+ Di chuyển kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.
Hoạt động 2.1.4. Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng kính hiển vi quang học. Hình thành phẩm chất trung thực, phát triển năng lực giải thích vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức.
b) Nội dung: HS đọc thông tin sgk, quan sát GV thực hiện và tiến hành thực hành.
c) Sản phẩm: Kết quả HS quan sát được
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu:
+ cấu trúc của kính hiển vi, ghi chú thích từng bộ phận
+ cách sử dụng kính hiển vi
+ cách bảo quản kính hiển vi.
- GV làm mẫu rồi cho HS thực hành quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi quang học.
- GV cho HS quan sát ở vật kính: x10, x40 (không cần dầu soi kính).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động theo nhóm 3 – 4 người, cùng quan sát, thực hành theo các yêu cầu của GV.
- GV dành thời gian quan sát, hướng dẫn tỉ mỉ giúp HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trưng bày sản phẩm thu được sau khi quan sát và vẽ gân lá cây.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện của HS.
Sản phẩm
4. Cách sử dụng kính hiển vi quang học
Cấu tạo: Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:
- Hệ thống giá đỡ gồm: bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.
- Hệ thống phóng đại: thị kính và vật kính.
- Hệ thống chiếu sáng: gương, màn chắn, tụ quang.
- Hệ thống điều chỉnh: núm chỉnh thô, núm chỉnh tinh, núm điều chỉnh tụ quang lên xuống 
*Cách sử dụng: (sgk)
* Cách bảo quản:
- Sử dụng đúng quy trình
- Đặt kính nơi khô thoáng, cất vào hộp có gói hút ẩm.
- Lau giá đỡ, lau vật kính bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm cồn.
- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng định kì.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quy định an toàn trong phòng thực hành
a) Mục tiêu: Nêu được các quy định an toàn trong phòng thực hành, vẽ, mô tả kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
b) Nội dung: HS quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. 
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện yêu cầu
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.9, 2.10 sgk, yêu cầu HS mô tả nội dung từng hình, sau đó trả lời các hành động trong hình là cần làm hay không được làm khi thực hành.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.11, yêu cầu các em cho biết các kí hiệu thông báo về chất độc hại có thể có trong phòng thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát hình ảnh, chỉ ra những điều nên và không nên làm trong phòng thí nghiệm, đưa ra các kí hiệu thông báo chất độc.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS đứng dậy nêu kết quả thực hiện
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới.
Sản phẩm
5. Quy định an toàn trong phòng thực hành
- Việc cần làm: đeo khẩu trang, đeo kính, rửa tay bằng xà bông .
- Việc không được làm: làm đổ hóa chất, hít mùi hóa chất, nói chuyện khi thực hành, đổ hóa chất vào bồn rửa tay, chạy nhảy trong phòng thực hành .
- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành:
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo luận đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn, hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Điền thông tin đã học vào “Bảng các dụng cụ đo” sau đây:
STT
Tên dụng cụ đo
Đại lượng đo
1
2
3
4
5
Câu 2: Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích chất lỏng. Đo ba lần và ghi kết quả đo vào bảng:
Chất lỏng cần đo
Thể tích ước lượng (lít)
Dụng cụ đo
Lần đo
Thể tích đo được
Kết quả trung bình
GHĐ
ĐCNN
1
2
3
1
2
3
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện của các nhóm.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS.
c) Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi: 
Câu 1: Hãy ghi chú thích các bộ phận của kính hiển vi quang học trong hình
Câu 2: Làm bảng “Nội quy an toàn phòng thực hành” (HS có thể bổ sung thêm các quy định khác nếu có).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành yêu cầu GV đưa ra.
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học.
Ngày 04/09/2021
 Lê Viết Khuy
Ngày soạn
01/09/2021
Dạy
Lớp
6A
6B
Tiết
Ngày 
CHỦ ĐỀ II: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 3: ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 6 tiết(8,9,10,11,12,13)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian thường dùng trong thực tế và trong phòng thực hành.
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian.
- Nêu được cách đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian bằng những dụng cụ thường dùng.
2. Về năng lực: 
 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài, cân để đo khối lượng của vật và đồng hồ để đo thời gian.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành:
+ Đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
+ Đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
+ Đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
+ GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai.
+ GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
+ GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài, khối lượng, thời gian trong một số trường hợp đơn giản trước khi đo.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước, cân, đồng hồ đo thời gian thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Thực hiện đo được chiều dài, khối lượng của vật, thời gian của một hoạt động nào đó.
3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh hoặc 1 số loại thước đo chiều dài: thước dây, thước cuộn, thước mét, thước kẻ...
- Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Phiếu học tập. 
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 
+ Thước các loại, nắp chai các cỡ, ...
+ Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
+ Một đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
- Đoạn video chế tạo đồng hồ Mặt Trời: Hướng dẫn làm đồng hồ Mặt Trời - Xchannel - YouTube.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Chủ đề II: ĐO CHIỀU DÀI, ĐO KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN (đính kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN I: ĐO THỜI GIAN
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng các dụng cụ đo thích hợp.
Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo phù hợp.
Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo chiều dài, đo khối lượng và đo thời gian của một hoạt động.
Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể:
	+ Đo chiều dài bằng thước; đơn vị đo chiều dài là m, km ; có nhiều loại thước như: thước kẻ, thước thẳng, thước mét, thước dây, thước cuộn ; 
	+ Đo khối lượng bằng cân; đơn vị đo khối lượng là kg, tấn, tạ, yến ; có nhiều loại cân như: cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn, cân điện tử ; khối lượng là số không âm; 
	+ Đo thời gian bằng đồng hồ; đơn vị của thời gian là giờ, phút, giây ; có nhiều loại đồng hồ như đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử ; thời gian là số không âm; 
Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê 
đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Sự cảm nhận hiện tượng
 a) Mục tiêu: Biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về một số hiện tượng.
 b) Nội dung: 
 - Quan sát hình 3.1 và cho biết hình tròn màu đỏ ở 2 hình có bằng nhau không?
- Dựa vào quan sát hãy sắp xếp các đoạn thẳng (nằm ngang) trên mỗi hình 3.2a và 3.2b theo thứ tự từ ngắn đến dài. 
a
b
1
2
3
1
2
3
Hình 3.2
a
b
 H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.docx