Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 15: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (Bản hay)

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 15: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.

- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu thông dụng.

- Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.

- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

2. Năng lực:

+) Năng lực khoa học tự nhiên

- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, .; sơ lược về an ninh năng lượng;

- Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.

- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

+) Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.

- NL giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu.

 

docx 8 trang huongdt93 2640
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 15: Nhiên liệu và an ninh năng lượng (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 15: NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu thông dụng. 
- Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Năng lực:
+) Năng lực khoa học tự nhiên
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: than, gas, xăng dầu, ...; sơ lược về an ninh năng lượng; 
- Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.. 
- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
+) Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
- NL giao tiếp và hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập số 1, 2.
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy đánh dấu X tương ứng tên nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống.
Tên
Nhiên liệu
Kim loại
Xăng 
Gas
Rượu
Nến
Cồn 
Cát 
Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?
Trả lời: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy nối tên nhiên liệu tương ứng với tên ứng dụng chính của nó sao cho phù hợp:
Nhiên liệu
Ứng dụng chính
Xăng, dầu
Đun nấu, sưởi ấm
Củi
Thắp sang, đun nấu
Ga, biogas
Chạy động cơ
Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiên liệu nào để đun nấu? Em hãy đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
A. Khởi động
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Đoán ý đồng đội” (10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
b) Nội dung: 
- HS chơi trò chơi “đoán ý đồng đội”.
- HS làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Nắm được vấn đề cần nghiên cứu của bài học.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: 
- GV tổ chức trò chơi “Đoán ý đồng đội”, sử dụng các từ khóa:
“Gas, xăng, cồn, than đá ”
Luật chơi: 1 đội chọn 2 thành viên, thành viên thứ nhất nhận từ khóa diễn giải cho thành viên còn lại đưa ra đáp án. Thời gian: 10s/từ khóa. Mỗi câu trả lời đúng được 50 điểm; sai: 0 điểm.
Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: Các nhóm chọn thành viên và bắt đầu trò chơi
- Nhận nhiệm vụ, thực hiện trò chơi
- Nhận xét đánh giá
- Lắng nghe
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Con người đã biết sử dụng nhiên liệu (củi, than, gas ) để đun nấu từ rất sớm. Tuy nhiên nguồn nhiên liệu này có xu hướng cạn kiệt dần, vậy cần nguồn nhiên liệu nào để thay thế trong tương lai.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nhiên liệu thông dụng (15 phút)
a) Mục tiêu: Nhận biết và lấy được ví dụ một số nhiên liệu thông dụng.
b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp đôi để làm rõ được mục tiêu trên.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp quan sát thực tế và hình 12.1 trong SGK, qua đó hướng dẫn HS nhận biết được một số nhiên liệu xung quanh ta thông qua phiếu học tập số 1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: Nhiên liệu(chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng. Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí đốt(gas, khí than, ), nhiên liệu lỏng( xăng, dầu ), nhiên liệu rắn (củi, sáp).
- Ghi kết luận vào vở 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng (20 phút)
a) Mục tiêu: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu.
b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức HS thành các nhóm chuyên gia và nhóm mảnh ghép rồi cho HS thảo luận trình bày kết quả theo bảng 12.1.
c) Sản phẩm: Mảnh ghép tổng thể
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: hướng dẫn HS quan sát trạng thái và tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu, tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung trong SGK.
+ Một tờ giấy A3 được chia thành 4 phần, mỗi bạn sử dụng 1 góc, mỗi góc ghi đặc điểm của một loại nhiên liệu ( Bảng 15.1)
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3 phút. Sau khi thực hiện xong mỗi bạn là chuyên gia, chia sẻ, thảo luận để cả nhóm hoàn thành bảng 15.1.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án
- Mời nhóm khác nhận xét
- GV phân tích , chọn phương án
Nhiên liệu/ Đặc điểm.
Củi
Than
Xăng
Gas
Trạng thái
Rán
Rắn
Lỏng
Khí
Khả năng cháy
Củi khô dẻ cháy, nhiều khói, tương đối an toàn.
Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon monoxide, carbon dioxide.
Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm.
Rất dẻ cháy, ngọn lùa không có khói.
ứng dụng
Nhiên liệu đun nấu rẻ tién, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm.
Nhiên liệu cho quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung.
Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay.
Nhiên liệu đun nấu, lògas, bếp gas,đèn khí, bật lửa gas,...
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Mỗi đặc điểm đúng của nhiên liệu sẽ được 2,5 điểm
+ Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
- Tổng kết
+ Yêu cầu học sinh nêu tính chất đặc trưng của nhiên liệu
à Tính chất đặc trung của nhiên liệu là khả năng cháy và tỏa nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
- Trả lời câu hỏi
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 2: Hoạt động4: Tìm hiểu cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững (15 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả.
b) Nội dung: GV sử dụng phương pháp tổ chức thuyết trình trên lớp sản phẩm sơ đồ tư duy HS đã làm ở nhà.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm trình bày sơ đồ tư duy. Sau đó GV đặt câu hỏi cho cá nhân HS trả lời. ( câu 4,5,6 SGK).
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo sản phẩm và trình bày sản phẩm. 
+ Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nhận xét
+ GV đánh giá và nhận xét và cho điểm
- Theo dõi, lắng nghe đánh giá của các nhóm khác và giáo viên
- Tổng kết: 
 à Sử dụng nhiên liệu an toàn hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ, tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất.
- Học sinh lắng nghe và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 5: Sử dụng một số nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững-an ninh năng lượng (12 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.
b) Nội dung: Sử dụng phưong pháp dạy học theo nhóm, hướng dẫn HS tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững. 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức hoạt động nhóm thảo luận các nội dung 7,8 và 9 trong SGK, sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
GV hướng dẫn HS thảo luận và hoàn thành nội dung:
Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?
Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào?
Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.
- Tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
- Mời các nhóm trình bày kết quả. 
- Mời nhóm khác nhận xét.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ GV phân tích , đưa ra đáp án đúng
- Các nhóm lắng nghe và bổ sung, sửa chữa bài của nhóm mình.
- Tổng kết: 
+ Từ hoạt động này, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về an ninh nàng lượng theo SGK.
- HS rút ra được cách sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
Hoạt động 6: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Tổng hợp được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung: Hoạt động nhóm: “thiết kế một poster tuyên truyền về việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng”
c) Sản phẩm: Bảng poster
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ + Thiết kế một poster tuyên truyền về việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+Thiết kế một poster tuyên truyền: khẩu hiệu ngắn gọn xúc tích, hình ảnh đặc sắc.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Làm poster
- Báo cáo kết quả: 
+ Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá 
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ Đánh giá được nhóm nào thiết kế poster với nội dung và hình ảnh tốt. Khen ngợi học sinh
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 7: Vận dụng. (8 phút)
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập, trong phiếu trên lớp, SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx