Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng (Bản hay)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.
Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
2. Năng lực.
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về năng lượng;
Giao tiếp và hợp tác: tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các dạng năng lượng, đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của năng lượng và khái niệm nhiên liệu.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các loại năng lượng; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đặt ra khi phân biệt các loại năng lượng dựa trên các tiêu chí khác nhau
Năng lực khoa học tự nhiên:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu;
Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Lấy được ví dụ để chúng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực; Phân loại được năng lượng theo tiêu chí; Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng;
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng.
3. Phẩm chất.
Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng mở rộng;
Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm;
Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
Ngày soạn: Ngày dạy: CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG Bài 41: NĂNG LƯỢNG ( 4 tiết) Mục tiêu. Kiến thức. Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng. Năng lực. Năng lực chung: Tự chủ và tự học: tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về năng lượng; Giao tiếp và hợp tác: tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các dạng năng lượng, đặc trưng cho khả năng tác dụng lực của năng lượng và khái niệm nhiên liệu. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các loại năng lượng; Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đặt ra khi phân biệt các loại năng lượng dựa trên các tiêu chí khác nhau Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu; Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Lấy được ví dụ để chúng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực; Phân loại được năng lượng theo tiêu chí; Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực để giải thích một số hiện tượng. Phẩm chất. Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát và phân tích, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng mở rộng; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên. Thiết bị dạy học và học liệu. Giáo án, sách giáo khoa, sách bài tập. Tranh hình 50.1.a,b,c,d,e,f,g. Phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 NHÓM: . Câu hỏi Trả lời Kể tên các hoạt động hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng: Động năng Quang năng Nhiệt năng Điện năng Hóa năng Phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHÓM: . Câu hỏi Trả lời Nêu một số nguồn tạo ra các loại năng lượng: Cơ năng Nhiệt năng Điện năng Quang năng Hóa năng Tiến trình dạy học. Khởi động. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước khi vào bài mới. Nội dung: Giáo viên chiếu tranh giới thiệu bài mới. Sản phẩm: Lời giới thiệu của giáo viên, câu hỏi của giáo viên và câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: Quan sát tranh – trả lời nhanh. GV chiếu tranh Video số 1: kéo đẩy đồ vật. Video số 2: một người đi bộ. Video số 3: một bạn đi xe đạp. Câu hỏi : Em có nhận xét gì về hoạt động của những video này? HS : Các vật đều di chuyển khi có lực tác dụng. GV nhận xét và giới thiệu bài : Trong tất cả các video trên để vật có thể di chuyển được thì cần phải có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Hình thành kiến thức mới. Tiết 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dạng năng lượng Mục tiêu: HS kể tên được một số dạng năng lượng. Nội dung: Quan sát hình và trả lời phiếu học tập số 1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS quan sát hình 50.1a đến 50.1g HS quan sát hình Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV giới thiệu các tranh, thông qua quan sát tranh hình và đưa ra các câu hỏi thảo luận phiếu học tập số 1 Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chọn 1 nhóm lên kể tên các dạng năng lượng trong phiếu học tập số 1 - Mời nhóm khác nhận xét - GV giới hiệu: trong hệ SI năng lượng có đơn vị là Jun, kí hiệu là J - GV bổ sung : yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. - GV bổ sung : yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi luyện tập : ? Kể tên dạng năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau : - HS trao đổi nhóm, lên trình bày - Nhóm khác nhận xét - Cá nhân đọc phần đọc thêm. - HS : trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức: Các dạng năng lượng gồm: động năng, thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng. Học sinh ghi nội dung vào vở Hoạt động 2: Phân loại năng lượng theo tiêu chí Mục tiêu: HS phân loại được năng lượng theo các tiêu chí khác nhau. Nội dung: Trả lời phiếu học tập số 2 và các câu hỏi của GV . Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 và phiếu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sách giáo khoa HS đọc nội dung Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đưa ra các câu hỏi thảo luận trả lời phiếu học tập số 2. - Sau khi thảo luận nhóm xong GV giao nhiệm vụ chung cho cả lớp để cá nhân HS trả lời. ?2. Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn. ?3. Theo em những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tời môi trường? Lấy ví dụ. - Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời. - HS trả lời: + Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là vô hạn: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, + Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn: than đá, dầu mỏ - Những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tời môi trường là dạng năng lượng được sinh ra từ hóa thạch như than đá, dầu mỏ - Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, làm phá hủy hệ sinh thái và đa dạng sinh vật, Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chọn một nhóm lên trình bày phiếu học tập số 2. - Mời nhóm khác nhận xét - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. - GV gọi học sinh lần lượt lên trả lời các câu hỏi đã giao ?2 và ?3 - Nhóm học sinh được chọn lên trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức: Năng lượng được phân loại theo tiêu chí: + Theo nguồn tạo ra năng lượng: cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân + Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng: năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo. + Theo mức độ ô nhiễm môi trường: năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm môi trường. Học sinh ghi nội dung vào vở Tiết 2: Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng Mục tiêu: HS liên hệ được giữa năng lượng mà các vật có và khả năng tác dụng lực của nó lên các vật khác thể hiện ở sự thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng, từ đó hiểu được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Nội dung: Hs quan sát tranh và trả lời ?4,?5 . Sản phẩm: Phiếu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Nhắc lại khái niệm năng lượng mà HS đã làm quen ở tiểu học: Mọi vật ( con người, động vật, máy móc, ) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động được biểu hiện bởi 4sự thay đổi vị trí, thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng của các vật. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK ?4 và ?5 - Lắng nghe và ghi nhận. - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV giới thiệu các tranh, thông qua quan sát tranh hình và đưa ra các câu hỏi thảo luận ?4 Quan sát thí nghiệm trong hình 50.2, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Hãy cho biết năng lượng ban đẩu của vật 1 trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp nào lớn hơn? ?5 Năng lượng gió có thể làm cây bị cong hoặc gãy. Năng lượng gió càng lớn thì tác dụng lực lên cây càng lớn.Từ thảo luận 4 và minh hoạ hình 50.3, em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của nó? Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời. - Năng lượng ban đẩu của vật 1 trong trường hợp hình 50.2a lớn hơn vì nó ở độ cao lớn hơn. Năng lượng của nó ở dạng thế năng. Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp hình 50.2a lớn hơn, thể hiện ở quãng đường vật 2 đi được sau va chạm tới lúc dừng lớn hơn. - Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gâỵ ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chọn 1 nhóm lên trình bày câu trả lời ?4 - Mời nhóm khác nhận xét - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. - GV bổ sung yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập: Trong hình 50.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi nhưthế nào? - HS trao đổi nhóm, lên trình bày - Nhóm khác nhận xét - HS suy nghĩ trả lời: Trong hình 50.1 c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng lên. Lực do lò xo tác dụng lên tay sẽ tăng lên. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức: Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Học sinh ghi nội dung vào vở Tiết 3: Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiên liệu a. Mục tiêu: + HS nhắc lại các kiến thức đã học về nhiên liệu. + Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi ?6 trong sách giáo khoa. c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK ?6 - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập ?6 ở bài 12, các em đã biết một số nhiên liệu và tính chất của chúng. Vậy khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó? - Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời. Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Biểu hiện làm cho môi trường xung quanh nóng lên và làm sáng thêm không gian xung quanh. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chọn 1 nhóm lên trình bày câu trả lời ?4 - Mời nhóm khác nhận xét - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. - GV bổ sung yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập: Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.? - HS trao đổi nhóm, lên trình bày - Nhóm khác nhận xét - HS suy nghĩ trả lời: - Củi, ga dùng trong nấu ăn; than đá dùng để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện hoạt động; xăng dầu dùng cho các động cơ nhiệt,... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Học sinh ghi nội dung vào vở Tiết 4: Hoạt động 5: Tìm hiểu về năng lượng tái tạo a. Mục tiêu: Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng. b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi ?7 trong sách giáo khoa. c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK ?7 - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV giới thiệu lần lượt các tranh hình từ 50.4a đến 50.4 c. Thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK, với mỗi trường hợp, HS nêu được các loại năng lượng sử dụng trong đó và cho biết loại năng lượng đó là hữu hạn haỵ vô hạn ?7 Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào? - Học sinh thảo luận nhóm 3phut, đại diện trả lời. Trạm phát điện Khánh Hoà sử dụng năng lượng mặt trời. Trạm phát điện Bạc Liêu sử dụng năng lượng gió. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình sử dụng năng lượng dòng nước. Nguồn cung cấp các năng lượng đó có đặc điểm chung là được xem nhưvô hạn. Theo nguổn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng tái tạo. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Chọn 1 nhóm lên trình bày câu trả lời ?7 - Mời nhóm khác nhận xét - GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến bổ sung. - GV bổ sung yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập: Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết. - GV bổ sung yêu cầu HS trả lời câu hỏi vận dụng: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? - HS trao đổi nhóm, lên trình bày - Nhóm khác nhận xét - HS suy nghĩ trả lời: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt. - HS suy nghĩ trả lời: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và baỵ đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng, Học sinh ghi nội dung vào vở Hoạt động 6: Vận dụng a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK - Lắng nghe và nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho lần lượt các nhân lên bảng trả lời: 1. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. 2. Hãy nêu một sỗ nhiên liệu thường dùng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đỗi với môi trường. Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu V vào cột phù hợp theo mẫu bảng sau: Loại năng lượng Tái tạo Chuyển hoá toàn phần Sạch Ô nhiễm môi trường Năng lượng dẩu mỏ ? ? ? ? Năng lượng mặt trời ? ? ? ? Năng lượng hạt nhân ? ? ? ? Năng lượng than đá ? ? ? ? - HS suy nghĩ và trả lời: Khi bật quạt điện, điện năng cung cấp cho quạt đã tạo ra lực làm cho quạt quaỵ. Điện năng cung cấp càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh làm quạt quay càng nhanh. Khi bắn cung, cung thủ đã tác dụng lực và truyền năng lượng làm cho dây cung và cánh cung biến dạng. Cung biến dạng càng nhiều, nó có năng lượng càng lớn, sẽ tác dụng lực càng mạnh làm cho mũi tên bay càng nhanh và càng xa. Một số nhiên liệu thường dùng:Than đá, xăng, củi,... Sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đối với môi trường: Gâỵ ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, chặt phá rừng dẫn đến hạn hán và lũ quét,... Loại năng lượng Tái tạo Chuyển hoá toàn phần Sạch õ nhiễm môi trường Năng lượng dấu mỏ X X Năng lượng mặt trời X X Năng lượng hạt nhân X X Năng lượng than đá X X Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Cá nhân trả lời câu hỏi - Mời HS khác nhận xét - GV nhận xét sau khi học sinh khác có ý kiến bổ sung. - HS suy nghĩ và lên trình bày - HS khác nhận xét Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV tổng kết kiến thức Học sinh ghi nội dung vào vở Dặn dò. - Học sinh làm bài tập SGK, SBT. - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, GV cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh: Các tiêu chí Tốt Khá Tb Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx